[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia có lời giải (20 đề) - Đề 17

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?

A. Al.                        
B. K.                         
C. Fe.                       
D. Cu.
Câu 2:

Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân?

A. Li.                         
B. Ca.                        
C. Na.                       
D. Al.
Câu 3:

Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH giải phóng khí?

A. NH4NO3.              
B. HCl.                      
C. CuSO4.                
D. Fe(NO3)2.
Câu 4:

Chất nào sau đây còn được gọi là vôi tôi?

A. CaO.                     
B. Ca(OH)2.              
C. CaCO3.                
D. Ca(HCO3)2.
Câu 5:

Oxit kim loại không tác dụng với nước là

A. CaO.                     
B. BaO.                     
C. MgO.                    
D. K2O.
Câu 6:

Đun nóng nước cứng tạm thời thu được kết tủa, vì nước cứng tạm thời chứa muối

A. Ca(HCO3)2.          
B. MgSO4.                 
C. CaSO4.                 
D. MgCl2.
Câu 7:

Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?

A. KHSO4.                
B. NaCl.                    
C. K2SO4.                 
D. H2O.
Câu 8:

Tên gọi nào sau đây của hợp kim, có thành phần chính là sắt?

A. Thạch anh.            
B. Đuyra.                  
C. Vàng tây.              
D. Inoc.
Câu 9:

Kim loại sắt tác dụng với chất nào tạo thành hợp chất sắt(III)?

A. HCl (dd).                                               

B. CuSO4 (dd).

C. Cl2 (to).                                                   
D. S (to).
Câu 10:

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. FeCl3.                   
B. Fe2O3.                   
C. Fe3O4.                   
D. Fe(OH)3.
Câu 11:

Khí thải của một nhà máy chế biến thức ăn gia súc có mùi trứng thối. Sục khí thải quá dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Điều này chứng tỏ là khí thải trong nhà máy có chứa khí

A. H2S.                      
B. HCl.                      
C. SO2.                     
D. NH3.
Câu 12:

Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

A. màu đỏ.                
B. màu vàng.             
C. màu xanh.            
D. màu hồng.
Câu 13:

Este nào sau đây có mùi hoa nhài?

A. Etyl butirat.                                           

B. Benzyl axetat.

C. Geranyl axetat.                                       
D. Etyl propionat.
Câu 14:

Chất béo là thành phần chính trong dầu thực vật và mỡ động vật. Trong số các chất sau đây, chất nào là chất béo?

A. C17H35COOC3H5.                                  

B. (C17H33COO)2C2H4.

C. (C15H31COO)3C3H5.                                
D. CH3COOC6H5.
Câu 15:

Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2

A. HCOOH.              
B. CH3CHO.             
C. CH3COOH.          
D. C2H5OH.
Câu 16:

Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với

A. Mg(OH)2.             
B. Cu(OH)2.              
C. KCl.                     
D. NaCl.
Câu 17:

Amino axit H2NCH(CH3)COOH có tên gọi là

A. glyxin.                  
B. alanin.                  
C. valin.                    
D. lysin.
Câu 18:

Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A. CH2=CHCl.                                          

B. CH2 =CH2.

C. CH2=CH−CH=CH2.                               
D. CF2=CF2.
Câu 19:

Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết xich ma ()   

A. Etilen.                   
B. Metan.                  
C. Benzen.                
D. Isopren.
Câu 20:

Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thủy phân hoàn toàn X, thu được chất Y. Trong mật ong Y chiếm khoảng 30%. Trong máu người có một lượng nhỏ Y không đổi là 0,1%. Hai chất X, Y lần lượt là

A. Tinh bột và glucozơ.                              

B. Xenlulozơ và glucozơ.

C. Saccarozơ và fructozơ.                           
D. Xenlulozơ và fructozơ.
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thủy phân Ala-Gly-Ala-Val trong dung dịch NaOH dư, thu được Ala, Gly, Val.

B. Phân tử khối của axit glutamic là 147.

C. Metylamin là chất khí, mùi khai khó chịu.

D. Có thể rửa sạch lọ đựng anilin bằng dung dịch HCl và nước.
Câu 22:

Cho các polime: poli(butađien-stien), poliacrilonitrin, polibutađien, poliisopren, poli(butađien-acrilonitrin), poli(etylen-terephtalat). Số polime dùng làm cao su là

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 23:

Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh nhạt. Chất X là

A. glixerol.                                                

B. saccarozơ.

C. etylen glicol.                                           
D. CH3COOH.
Câu 24:

Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, Cu, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là

A. 3.                          
B. 1.                         
C. 2.                          
D. 4.
Câu 25:

Phát biểu nào sau đây sai ?   

A. Nhiệt phân Al(OH)3 thu được Al2O3 và H2O.

B. CaCO3 tan trong nước có hòa khí cacbonic.

C. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, bạc bị ăn mòn điện hóa.

D. Không thể dùng Ba để khử ion Fe2+ trong dung dịch FeSO4.
Câu 26:

Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là   

A. 4,32 gam.             
B. 21,60 gam.            
C. 43,20 gam.           
D. 2,16 gam.
Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn 5,65 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 16,3.                     
B. 21,95.                   
C. 11,8.                    
D. 18,1.
Câu 28:

Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,96 lít H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 10,8.                    
B. 5,4.                       
C. 7,8.                       
D. 43,2.
Câu 29:

Cho 5,9 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là

A. 7.                          
B. 11.                        
C. 5.                          
D. 9.
Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

(b) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

(c) Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày như muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mình chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh,...

(d) Các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành phức chất có màu tím đặc trưng.

(e) Chất béo được dùng trong sản xuất một số thực phẩm như mì sợi, đồ hộp,...

(g) Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng và cung cấp một lượng đáng kể năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                         
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 31:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

- Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml vinyl axetat.

- Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình 1; 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình 2.

- Bước 3: Lắc đều hai bình, lặp ống sinh hàn rồi đun sôi nhẹ trong 5 - 6 phút sau đó để nguội.

Cho các phát biểu sau:

(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình được phân thành hai lớp.

(b) Kết thúc bước 3, chất lỏng trong bình 2 được phân thành hai lớp.

(c) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

(d) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát chất lỏng trong bình cầu.

(e) Hai thí nghiệm trên đều gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                          
B. 2.                          
C. 1.                         
D. 4.
Câu 32:

Este X no, hai chức, mạch hở và không chứa nhóm chức khác, có đặc điểm sau:

    (a) Đốt cháy X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được CO2 có số mol bằng số mol O2 phản ứng.

    (b) Đun nóng X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và hỗn hợp Z gồm hai muối cacboxylat.

Có các nhận định sau:

    (1) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Z thu được Na2CO3, H2O và 3 mol CO2.

    (2) X có mạch cacbon không phân nhánh.

    (3) Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

    (4) X cho được phản ứng tráng bạc.

    (5) Cả hai muối đều có M < 74.

Số nhận định đúng là   

A. 3.                          
B. 2.                          
C. 1.                          
D. 4.
Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.

(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch KAlO2 dư.

(d) Cho hỗn hợp Cu, Fe3O4 (tỉ lệ mol 3:2) vào dung dịch HCl dư.

(e) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch AlCl3 dư.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là

A. 2.                          
B. 3.                         
C. 4.                          
D. 5.
Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn 4,08 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức cần 6,048 lít khí O2 (đktc), sản phẩm cháy thu được chỉ có CO2 H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Biết 4,08 gam X phản ứng vừa hết với 60 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối.  Giá trị của m là 

A. 6,9.                       
B. 5,94.                     
C. 6,36.                     
D. 4,74.
Câu 35:

Hiđro hóa hoàn toàn 17,28 gam hỗn hợp chất béo X (đều chứa 7 liên kết pi (π) trong phân tử), cần vừa đủ 1,792 lít H2 (đktc). Đun nóng 17,28 gam X với dung dịch NaOH (lấy dư 15% so với lượng phản ứng), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam hợp chất của natri. Giá trị của m là

A. 18,44.                  
B. 15,45.                   
C. 19,304.                 
D. 18,2.
Câu 36:

Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư, đun nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí H2 (đktc). V có giá trị là

A. 5,6.                       
B. 11,2.                    
C. 6,72.                     
D. 4,48.
Câu 37:

X, Y, Z là 3 este đều hai chức, mạch hở (trong đó X, Y đều no; Z không no chứa một liên kết đôi C=C). Đun nóng 24,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 120 gam dung dịch NaOH 12% (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa hai muối và hỗn hợp T gồm hai ancol đều đơn chức hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đun T với CuO dư, thu được hỗn hợp gồm hai anđehit, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), thu được 142,56 gam Ag. Mặt khác, đốt cháy 24,16 gam E cần dùng 0,92 mol O2. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là

A. 52,31%.                
B. 47,68%.                
C. 35,76%.                
D. 39,24%.
Câu 38:

Hỗn hợp T gồm đipeptit X mạch hở (tạo bởi một amino axit dạng NH2CnH2nCOOH) và este Y đơn chức, mạch hở, có hai liên kết π trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn a gam T cần 0,96 mol O2, thu được 0,84 mol CO2. Mặt khác, khi cho a gam T tác dụng vừa đủ với 280 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 26,0.                     
B. 25.                       
C. 24,5.                     
D. 26,5.
Câu 39:

: Cho hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C3H11N3O5) và Y (C4H9NO4, tạo bởi axit cacboxylic đa chức) đều mạch hở. Lấy 22,63 gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch thu được 23,46 gam hỗn hợp muối Z; một ancol và một amin đều đơn chức. Mặt khác, 0,3 mol E tác dụng với dung dịch KOH (dùng dư 15% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 58,68.

B. 69,48.

C. 61,56.

D. 64,44.
Câu 40:

Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là 

A. 134,80.                 
B. 143,20.                
C. 153,84.                 
D. 149,84.