[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia có lời giải (20 đề) - Đề 18

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao?

A. Al2O3.                   
B. ZnO.                     
C. Fe2O3.                   
D. FeO.
Câu 2:

Trong phòng thí nghiệm, kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm trong chất lỏng nào sau đây?

A. Nước.                                                    

B. Dầu hỏa.

C. Giấm ăn.                                                
D. Ancol etylic.
Câu 3:

Dung dịch KOH không phản ứng với chất nào sau đây?

A. CO2.                     
B. H2S.                    
C. SO2.                    
D. CO.
Câu 4:

Sục khí CO2 vào lượng dư dung dịch nào sau đây sẽ thu được kết tủa?

A. NaOH.                  
B. KOH.                   
C. Ba(OH)2.              
D. HCl.
Câu 5:

Ở điều kiện thích hợp, kim loại Ca tác dụng với chất nào sau đây tạo thành oxit?

A. O2.                        
B. Cl2.                       
C. HCl (dd).              
D. H2O.
Câu 6:

Ấm đun nước lâu ngày, thường thấy xuất hiện một lớp cặn ở đáy. Thành phần chính của lớp cặn đó là

A. CaCl2.                   
B. CaCO3.                 
C. Na2CO3.               
D. CaO.
Câu 7:

Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính và kém bền với nhiệt?

A. Al(OH)3.               
B. Al2O3.                   
C. Al(NO3)3.             
D. KAlO2.
Câu 8:

Muối sắt(II) clorua có công thức là

A. FeCl2.                   
B. FeCl3.                   
C. FeS.                      
D. Fe3O4.
Câu 9:

Kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit nào sau đây giải phóng khí H2?

A. HNO3 loãng.                                         

B. HNO3 đặc.

C. H2SO4 đặc.                                             
D. HCl đặc.
Câu 10:

Hợp chất sắt từ oxit có công thức là

A. Fe(OH)3.               
B. FeO.                     
C. Fe2O3.                   
D. Fe3O4.
Câu 11:

Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

A. CO2 và O2.                                            

B. CO2 và CH4.

C. CH4 và H2O.                                           
D. N2 và CO.
Câu 12:

Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl -> NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

A. NaOH + NaHCO3 ->Na2CO3 + H2O.

B. 2KOH + FeCl2  ->Fe(OH)2 + 2KCl.

C. KOH + HNO3  -> KNO3 + H2O.

D. NaOH + NH4Cl -> NaCl + NH3 + H2O.
Câu 13:

Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. HCOOC2H5.                                          

B. C2H5COOC2H5.

C. C2H5COOCH3.                                       
D. CH3COOCH3.
Câu 14:

Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo?

A. sợi bông.               
B. mỡ bò.                  
C. bột gạo.                
D. tơ tằm.
Câu 15:

Chất nào sau đây có tới 40% trong mật ong?

A. Saccarozơ.                                            

B. Amilopectin.

C. Glucozơ.                                                
D. Fructozơ.
Câu 16:

Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. K2SO4.                  
B. NaOH.                  
C. HCl.                     
D. KCl.
Câu 17:

Anilin (phenyl amin) có công thức phân tử là

A. C2H5NH2.             
B. CH3NH2.               
C. C6H5NH2.             
D. (CH3)2NH.
Câu 18:

Loại tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?

A. to tằm.                                                  

B. tơ capron.

C. tơ nilon-6,6.                                           
D. tơ visco.
Câu 19:

Chất nào sau đây có một liên kết đôi trong phân tử?

A. Etilen.                   
B. Etan.                     
C. Benzen.               
D. Isopren.
Câu 20:

Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ; saccarozơ, xenlulozơ. Những chất khi bị oxi hóa hoàn toàn thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là   

A. saccarozơ và xenlulozơ.                         

B. saccarozơ và fructozơ.  

C. glucozơ và xenlulozơ.                             
D. glucozơ và fructozơ.
Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Metylamin có lực bazơ mạnh hơn NH3.

B. Phân tử khối của valin là 117.

C. Nilon-7 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng -aminoenantoic.

D. Hợp chất Val-Ala-Gly-Lys có 4 nguyên tử nitơ.
Câu 22:

Cho các polime: policaproamit, poli(phenol-fomanđehit), poli(hexametylen–ađipamit), poliacrilonitrin, poli(butađien-acrilonitrin), poli(etylen-terephtalat). Số polime dùng làm tơ, sợi là

A. 5.                          
B. 2.                         
C. 3.                          
D. 4.
Câu 23:

Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3 - 5 giọt dung dịch X, đun nóng nhẹ hỗn hợp ở khoảng 60 - 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là

A. axit axetic.                                            

B. ancol etylic.

C. anđehit axetic.                                        
D. glixerol.
Câu 24:

Trong các nhận định sau đây, có mấy nhận định đúng?

     (1) Cu có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3.

     (2) Hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3 với số mol bằng nhau có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.

     (3) Dung dịch AgNO3 không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2.

     (4) Cu có thể tan trong dung dịch FeCl2.

A. 1.                         
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 25:

Phát biểu nào sau đây sai   

A. Một vật bằng tôn (thép được tráng kẽm) bị xây xước lớp kẽm để trong không khí ẩm bị ăn mòn hóa học.

B. Kim loại Ba tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm.

C. Các ống dẫn nước cứng lâu ngày sẽ bị đóng cặn. 

D. Sục khí NH3 dư vào dung dịch Al(NO3)3, thu được kết tủa trắng keo.
Câu 26:

Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (d = 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (H = 80%)

A. 70 lít.                    
B. 49 lít.                    
C. 81 lít.                   
D. 55 lít.
Câu 27:

Nhiệt phân hoàn toàn 16,8 gam NaHCO3 thu được m gam Na2CO3. Giá trị của m là

A. 21,2.                     
B. 10,6.                     
C. 13,2.                    
D. 12,4.
Câu 28:

Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3. Hòa tan 1,83 gam X trong vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 1M, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là 

A. 1,008.                   
B. 2,016.                   
C. 0,672.                   
D. 1,344.
Câu 29:

Cho 0,1 mol Ala-Gly tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 29,6.                     
B. 24,0.                     
C. 22,3.                     
D. 31,4.
Câu 30:

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.

(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.

(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.

(d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.

(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.

(g) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.

Số phát biểu đúng là

A. 5.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 31:

Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:

    - Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch đồng nhất.

    - Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.

    - Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.

Cho các nhận định sau đây:

    (a) Sau bước 1, trong cốc thu được một loại monosaccarit.

    (b) Phản ứng xảy ra trong bước 1 là phản ứng thuận nghịch.

    (c) Có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%.

    (d) Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.

    (e) Trong bước 3, có thể thay việc đun trên ngọn lửa đèn cồn bằng cách ngâm trong cốc nước nóng.

    (g) Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.

Số nhận định đúng là

A. 1.                          
B. 2.                          
C. 3.                          
D. 4.
Câu 32:

Thủy phân hoàn toàn este E (công thức phân tử C12H12O4, có vòng benzen, thuần chức) bằng dung dịch NaOH, thu được một muối X và hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Z mạch hở, chứa 3 nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol muối X, thu được 7 mol CO2. Cho các phát biểu sau:

(a) Y được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men.

(b) Có 3 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của

(c) Phân tử khối của Z là 60 đvC.

(d) Phân tử X chứa 4 nguyên tử hiđro.Số phát biểu đúng là

A. 4.  

B. 2.  

C. 3.

D. 1.

Câu 33:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Dẫn khí H2S vào dung dịch FeCl2.

(b) Cho một lượng nhỏ Ba vào dung dịch NaHCO3.

(c) Cho x mol Cu với dung dịch hỗn hợp chứa 1,5x mol Fe(NO3)3 và 0,25 mol Fe2(SO4)3.

(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch KAlO2 dư.

(e) Cho dung dịch NaOH vào nước cứng toàn phần.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được chất rắn là   

A. 2.                          
B. 3.                          
C. 4.                          
D. 5.
Câu 34:

Hỗn hợp E gồm sáu este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được 20,5 gam hỗn hợp muối và hỗn hợp ancol X. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Phần trăm khối lượng của ancol có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là

A. 92,57%.                
B. 61,71%.                
C. 77,14%.                
D. 69,43%.
Câu 35:

Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 x mol/lít. Giá trị của x là

A. 1,8M.                   
B. 3M.                       
C. 1,2M.                   
D. 2M.
Câu 36:

Hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:1. Cho 44 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 27,8.                     
B. 24,1.                    
C. 21,4.                     
D. 28,7.
Câu 37:

X, Y là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic, Z là axit hai chức, mạch hở. Đốt cháy 13,44 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,29 mol O2, thu được 4,68 gam nước. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 13,44 gam E cần dùng 0,05 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp T. Lấy toàn bộ T tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp rắn R. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp R là

A. 17,32%.                
B. 17,25%.                
C. 16,42%.                
D. 15,84%.
Câu 38:

Hỗn hợp X gồm axit oxalic, axit acrylic, glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 38,4% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 12% và KOH 11,2% thu được 53,632 gam muối. Giá trị của m là

A. 42,25                    
B. 40.                        
C. 39,23.                   
D. 31,36.
Câu 39:

Hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất hữu cơ Y (CmH2m+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol E cần vừa đủ 9,984 gam O2 thu được CO2, N2 và 0,48 mol H2O. Mặt khác cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và m gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của m là

A. 17,52.                   
B. 14,72.                   
C. 13,32.                   
D. 10,76.
Câu 40:

Đốt cháy 10,08 gam Mg trong oxi một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch gồm HCl 0,9M và H2SO4 0,6M, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 3,825m gam. Mặt khác, hòa tan hết 1,25m gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Z chứa 82,5 gam muối và hỗn hợp khí T gồm N2 và 0,015 mol khí N2O. Số mol HNO3 phản ứng là 

A. 1,23 mol.              
B. 1,32 mol.              
C. 1,42 mol.              
D. 1,28 mol.