[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa học THPT Quốc gia có lời giải (20 đề) - Đề 19
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
Kim loại kiềm nào dưới đây được sử dụng làm tế bào quang điện?
Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch nào sau đây không giải phóng khí CO2?
Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó gãy tay,... Công thức của thạch cao nung là
A. CaSO4.
B. CaSO4.H2O.
Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa là
Chất nào sau đây tan trong nước có hòa tan khí CO2?
Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.12H2O được gọi là phèn chua nếu M là kim loại nào?
Hợp chất sắt(III) sunfat có công thức là
Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là?
Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm tầng ozon là do
A. sự tăng nồng độ khí CO2.
B. mưa axit.
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là ?
A. NaOH + Ba(HCO3)2.
B. Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2.
Este metyl acrylat có công thức là
A. CH2=CHCOOCH3.
B. CH3COOCH3.
Thủy phân 1 mol (C17H35COO)C3H5(OOCC15H31)2 trong dung dịch NaOH, thu được a mol muối natri stearat. Giá trị của a là
Chất có nhiều trong quả chuối xanh là
Metylamin tác dụng được với chất nào?
Amino axit nào sau đây có 11 nguyên tử hiđro?
Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. Ancol metylic.
B. Axit acrylic.
Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch Br2?
X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Y là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Tên gọi của X, Y lần lượt là:
A. saccarozơ và fructozơ.
B. xenlulozơ và saccarozơ.
Khẳng định nào sau đây sai?
A. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím .
B. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện chất màu vàng.
C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
Cho các polime: poli(hexametylen–ađipamit), poliacrilonitrin, poli(butađien-stien), polienantoamit, poli(metyl metacrylat), teflon. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
Chất X hoàn tan được Cu(OH)2, thu được dung dịch màu xanh thẫm. X được điều chế từ etilen và dung dịch KMnO4. Tên gọi của X là
A. glixerol.
B. etylen glicol.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại K được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong ancol etylic.
B. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.
C. Đun nóng nước có tính cứng vĩnh cửu không thu được kết tủa.
Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% thì khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ là
Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là
Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 lấy dư, thu được 10,2 gam Al2O3. Giá trị của m là
Một peptit X mạch hở khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được glyxin. Khi đốt cháy 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi có trong 1 phân tử X là
Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(b) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.
(c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH
(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.
(g) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.
Số phát biểu đúng là
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2%.
- Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống 2 – 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ.
- Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 3 – 4 giọt etanol, vào ống thứ hai 3 – 4 giọt glixerol, vào ống thứ ba 2 ml dung dịch glucozơ 1%. Lắc nhẹ cả ba ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 2, cả ba ống nghiệm đều có kết tủa màu xanh.
(b) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.
(c) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 3: glucozơ đã phản ứng với Cu(OH)2 cho phức đồng glucozơ Cu(C6H10O6)2. (d) Ở buớc 3, trong ống nghiệm thứ 1 và thứ 2 đều có hiện tượng: kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Ở bước 3, trong ống nghiệm thứ 2 tạo ra chất [C3H5(OH)2O]2Cu (đồng(II) glixerat).
Số phát biểu đúng là
Từ chất X (C10H10O4, chỉ có một loại nhóm chức) tiến hành các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol) như sau:
(a) X + 3NaOH Y + Z + T + H2O
(b) 2Y + H2SO4 → 2E + Na2SO4
(c) 2E + C2H4(OH)2 G + 2H2O
Biết MY < MZ < MT < 148, Y và Z là muối của axit cacboxylic. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đun Z với vôi tôi xút, thu được chất khí nhẹ hơn không khí.
B. Chất T tác dụng được với kim loại Na.
C. Phân tử chất G có 8 nguyên tử H.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 2x mol Ba(OH)2 vào dung dịch 2,5x mol H3PO4.
(b) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(c) Cho lượng dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Sục khí SO2 dư vào dung dịch KMnO4.
(e) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Ba(OH)2.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là
Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo, đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 21,06 lít khí O2 (đktc), thu được 35,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Biết E phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 5 gam NaOH, thu được 15,75 gam ba muối và m gam ancol. Giá trị của m là
Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa x gam X cần 8,064 lít H2 (đktc), thu được 46,8 gam Y (este no). Số nguyên tử hiđro trong X là
Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khi CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,075 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 10,36 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 12,32 lít O2 (đktc). Đun nóng 10,36 gam E với 150 ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 25% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối và một ancol duy nhất. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị lớn nhất là
Hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X cần dùng 0,99 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 bằng số mol H2O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 36,48 gam. Cho 51,66 gam X vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng). Số mol HCl đã tham gia phản ứng là
Cho 0,2 mol hỗn hợp E gồm chất X (CnH2n+4O4N2) và chất Y (CmH2m+3O2N) đều mạch hở tác dụng vừa đủ với 0,25 mol NaOH, đun nóng, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ gồm 21,25 gam hỗn hợp X gồm hai muối và 5,5 gam hỗn hợp hai khí làm quỳ tím ẩm hóa xanh có tỉ khối so với H2 là 13,75. Khối lượng nhỏ nhất của X có thể đạt được trong 0,2 mol E gần nhất với giá trị nào sau đây?
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm (Al và Fe2O3) trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần:
- Phần một: Cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn không tan chiếm 44,8% khối lượng phần một.
- Phần hai: Cho tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,688 lít khí (đktc). Khối lượng nhôm đem trộn là