[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Trong phân tử este (X) no, đơn chức, mạch hở có thành phần hiđro chiếm 9,09% khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 5.

B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 2:

Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất?

A. (CH3)2NH.
B. C6H5NH2.
C. CH3NH2.
D. NH3.
Câu 3:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. Lysin.
B. Alanin.
C. Axit glutamic.
D. Glyxin.
Câu 4:

Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Cu.

B. Fe.
C. Zn.
D. Al.
Câu 5:

Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với

A. CuSO4.

B. NaCl.
C. Al(OH)3.
D. Cu(OH)2.
Câu 6:
Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là

A. đá vôi.

B. muối ăn.
C. thạch cao.
D. than hoạt tính.
Câu 7:

Este nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CH3COONa và CH3CHO?

A. HCOOCH=CH2.

B. CH3COOCH=CH2.

C. CH3COOCH=CHCH3.
D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 8:
Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng

A. xà phòng hóa.

B. hiđro hóa.
C. tách nước.
D. đề hiđro hóa.
Câu 9:

Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Tinh bột.
B. Polietilen.
C. Polistiren.
D. Polipropilen.
Câu 10:

Các este thường có mùi thơm đặc trưng, isoamyl axetat có mùi thơm của loại hoa (quả) nào sau đây?

A. Dứa chín.

B. Hoa nhài.
C. Chuối chín.
D. Hoa hồng.
Câu 11:

Công thức của tripanmitin là

A. (C17H31COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)3C3H5.

C. C15H31COOH.
D. (C15H31COO)3C3H5.
Câu 12:

Thủy phân este nào sau đây trong môi trường kiềm tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon?

A. CH3COOCH3.

B. CH3COOC6H5.
C. CH3COOC2H5.
D. HCOOC2H3.
Câu 13:
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam CH3CH2COOC2H5 trong dung dịch KOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa 16,8 gam muối. Giá trị của m là

A. 15,3.

B. 13,5.
C. 13,2.
D. 10,2.
Câu 14:

Sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần của các chất sau đây (1) C3H7COOH; (2) CH3COOC2H5; (3) C3H7CH2OH. Ta có thứ tự là

A. (3), (2), (1).

B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (1).
D. (1), (3), (2).
Câu 15:

Thủy phân một peptit: Ala-Gly-Glu-Val-Lys thì trong sản phẩm thu được sẽ không chứa peptit nào dưới đây?

A. Gly-Glu-Val.

B. Ala-Gly-Glu.
C. Glu-Val.
D. Glu-Lys.
Câu 16:

Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

D. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
Câu 17:

Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2

A. CuO, Al, Mg.

B. Zn, Al, Fe.
C. ZnO, Al, Fe.
D. MgO, Na, Ba.
Câu 18:
Nước đá khô" không nóng chảy mà dễ thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. "Nước đá khô" là

A. CO rắn.

B. H2O rắn.
C. CO2 rắn.
D. SO2 rắn.
Câu 19:

Cho các chất sau: propan, etilen, propin, benzen, toluen, stiren, phenol, vinyl axetat, anilin. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là

A. 6.

B. 7.
C. 5.
D. 4.
Câu 20:
Loại polime nào dưới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng ngưng?

A. Tơ capron.

B. Tơ nilon-6,6.
C. Cao su buna-N.
D. Tơ clorin.
Câu 21:

Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ca2+.
B. Ag+.
C. Fe2+.
D. Zn2+.
Câu 22:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

A. Glucozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Tinh bột.
D. Saccarozơ.
Câu 23:

Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH dư thu được kết tủa màu

A. xanh.

B. trắng.
C. đen.
D. vàng nhạt.
Câu 24:

Cho các chất: NaOH, Cu, Ba, Fe, AgNO3, K2SO4. Số chất phản ứng được với dung dịch FeCl3

A. 4.

B. 6.
C. 5.
D. 3.
Câu 25:

Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. CH2=C(CH3)COOCH3.

B. CH2=CHCOOCH3.

C. C6H5CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 26:

Kim loại Al tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HNO3 đặc, nguội.

B. Dung dịch MgSO4.

C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
D. Dung dịch HCl đặc, nguội.
Câu 27:

Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.

B. phản ứng với dung dịch NaCl.

C. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 28:

Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không tác dụng với nước?

A. Са.

B. Ba.
C. Be.
D. Na.
Câu 29:
Hòa tan hết 28,3 gam hỗn hợp X gồm Al(NO3)3, MgO, Mg và Al vào dung dịch gồm 0,05 mol KNO3 và 0,85 mol H2SO4 (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 101,85 gam muối và 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 7. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,85 mol KOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 20 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong X là

A. 14,31%.

B. 42,80%.
C. 28,50%.
D. 22,66%.
Câu 30:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C5H10N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 34,3 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 34,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 45,45.

B. 55,25.
C. 52,55.
D. 44,55.
Câu 31:

Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,2 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,2 mol Y phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,30.

B. 0,10.
C. 0,05.
D. 0,20.
Câu 32:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 31,36 lít khí O2 (đktc), thu được 26,88 lít khí CO2 và 21,6 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 500 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 32,6 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY < MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a:b là

A. 1:3.

B. 3:2.
C. 3:1.
D. 2:3.
Câu 33:

Thủy phân 250 gam dung dịch saccarozo 6,84%, sau một thời gian, lấy hỗn hợp sản phẩm cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu được 17,28 gam Ag. Tính hiệu suất phản ứng thủy phân?

A. 75%.

B. 80%.
C. 50%.
D. 37,5%.
Câu 34:

Hòa tan 42,9 gam hỗn hợp E gồm hai muối M2CO3 và MHCO3 vào nước, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 49,25 gam kết tủa. Cho phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 19,7 gam kết tủa. Phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Hai muối trong E có số mol bằng nhau.

B. Chỉ có muối MHCO3 bị nhiệt phân.

C. X tác dụng được tối đa với 0,7 mol NaOH.
D. X tác dụng được tối đa với 1,0 mol NaOH.
Câu 35:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Cho hỗn hợp gồm x mol Cu và x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 4x mol H2SO4 loãng.

(2) Cho hỗn hợp NaHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1:1) vào nước dư.

(3) Cho x mol Fe vào dung dịch chứa 2,5x mol AgNO3.

(4) Cho dung dịch chứa x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x mol NaHCO3.

(5) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch chứa BaCl2.

(6) Cho x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 8x mol HCl.

Sau khi các phản ứng kết thúc mà sau thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là

A. 3.

B. 5.
C. 4.
D. 6.
Câu 36:

Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 23,2 gam bột Fe3O4 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 40.

B. 30.
C. 10.
D. 15.
Câu 37:

Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm:

Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí  (ảnh 1)

Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:

(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy nước.

(b) Các chất rắn trong X có thể là CaO, NaOH, CH3COONa.

(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.

(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.

(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.

Số phát biểu đúng

A. 2.

B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 38:
Cho 11,85 gam hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Al tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 2M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 29,65 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng Al trong X là

A. 82,56%.

B. 69,23%.
C. 45,57%.
D. 79,75%.
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,45% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 49,6 gam muối. Giá trị của m là

A. 40,0.

B. 39,3.
C. 38,6.
D. 36,8.
Câu 40:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam hexapeptit X mạch hở thu được (m + 4,5) gam hỗn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hoá hoàn toàn một lượng hỗn hợp Y ở trên cần vừa đủ a mol khí oxi, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đậm đặc (dư) thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với khối lượng hỗn hợp Z; tỉ lệ a:b = 57:50. Để oxi hoá hoàn toàn 18,75 gam X thành CO2, H2O và N2 cần tối thiểu V lít oxi (đktc). Giá trị của V là

A. 24,93.

B. 29,70.
C. 23,94.
D. 33,42.