[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 13)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A. 2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3

B. 2Mg + O2 → 2MgO

C. Zn + 2HCl (dung dịch) → ZnCl2 + H2

D. Ca + CuSO4 → CaSO4 + Cu

Câu 2:

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C2H4O2

B. C3H6O2

C. C5H10O2

D. C4H8O2

Câu 3:

Chất X có công thức Fe2O3. Tên gọi của X là

A. sắt (III) hidroxit

B. sắt (II) oxit

C. sắt (II) hidroxit

D. sắt (III) oxit

Câu 4:

Poli(vinylclorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2

B. CH2=CH-CH3

C. CH2=CH-Cl

D. CH3-CH2-Cl

Câu 5:

Dung dịch chất nào sau đây tác dụng với Ba(HCO3)2 vừa thu được kết tủa, vừa thu được chất khí thoát ra?

A. HCl

B. H2SO4

C. Ca(OH)2

D. NaOH

Câu 6:

Cho 1,5 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 1,94

B. 2,26

C. 1,96

D. 2,28

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Protein không bị thủy phân trong môi trường kiềm

B. Dung dịch protein có phản ứng màu biure

C. Protein có phản ứng màu biure

D. Amino axit là chất lỏng ở điều kiện thường

Câu 8:

Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 21,6

B. 27,0

C. 30,0

D. 10,8

Câu 9:

Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là

A. C6H12O6

B. (C6H10O5)n

C. C12H22O11

D. C2H4O2

Câu 10:

Chất nào sau đây là muối axit?

A. CH3COONa

B. NH4Cl

C. NaHCO3

D. NaCl

Câu 11:

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Al2O3

B. BaCl2

C. AlCl3

D. Na2CO3

Câu 12:

Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

A. H2

B. O3

C. N2

D. CO

Câu 13:

Hòa tan m gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít (đktc) khí H2. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 2,4

B. 1,2

C. 3,6

D. 4,8

Câu 14:

Cho 2,24 gam Fe vào 100ml dung dịch CuSO4 0,1M đến phản ứng hòa toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng bằng bao nhiêu?

A. 2,32 gam

B. 2,16 gam

C. 1,68 gam

D. 2,98 gam

Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây được sản phẩm chứa N2?

A. xenlulozơ

B. Protein

C. Chất béo

D. Tinh bột

Câu 16:

Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy xuất hiện

A. kết tủa màu trắng

B. kết tủa đỏ nâu

C. kết tủa vàng nhạt

D. dung dịch màu xanh

Câu 17:

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

A. Cr

B. Ag

C. W

D. Fe

Câu 18:

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Axit glutamic

B. Metylamin

C. Anilin

D. Glyxin

Câu 19:

Khi thủy phân hết 3,35 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một muối và hõn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đằng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 1,80

B. 1,35 

C. 3,15

D. 2,25

Câu 20:

Thành phần chính của muối ăn là

A. NaCl

B. CaCO3

C. BaCl2

D. Mg(NO3)2

Câu 21:

Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Y tác dụng với H2 tạo sorbitol

B. X có phản ứng tráng bạc

C. Phân tử khối của Y là 162

D. X dễ tan trong nước lạnh

Câu 22:

Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. MgCl2

B. BaCl2

C. Al(NO3)3

D. Al(OH)3

Câu 23:

Nung hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hidrocacbon) có tỷ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,06

B. 0,08

C. 0,04

D. 0,1

Câu 24:

Hợp chất NH2-CH2-COOH có tên gọi là

A. Valin

B. Lysin

C. Alanin

D. Glyxin

Câu 25:

Công thức của triolein là

A. (C17H33COO)3C3H5

B. (HCOO)3C3H5

C. (C2H5COO)3C3H5

D. (CH3COO)3C3H5

Câu 26:

Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?

A. Ca

B. Fe

C. Cu

D. Ag

Câu 27:

Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 3,36 lít hỗn hợp Y gồm O2 và Cl2, thu được 16,2 gam hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm khối lượng của Al trong X bằng bao nhiêu?

A. 64,0

B. 18,4

C. 36,0

D. 81,6

Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(a) Các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố cacbon.

(b) Trong tự nhiên, các hợp chất hữu cơ đều là các hợp chất tạp chức.

(c) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

(d) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbon monooxit.

(e) Phân tử amin, amino axit, peptit và protein đều chứa nguyên tố nitơ.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 29:

Cho 12,49 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2, NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 91,675 gam kết tủa. Để hấp thụ hết khí Z cần dung dịch chứa tối thiểu 2,55 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của C trong X bằng bao nhiêu?

A. 30,74

B. 51,24

C. 11,53

D. 38,43

Câu 30:

Hòa tan hết 24,018 gam hỗn hợp rắn X gồm FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,736 mol HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 3 muối và 0,024 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 115,738 gam kết tủa. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Phần trăm số mol của FeCl3 trong X có giá trị gần nhất với:

A. 15

B. 18

C. 22

D. 25

Câu 31:

Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 2

B. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol Br2

C. Phân tử X có 5 liên kết π

D. Công thức phân tử của X là C52H102O6

Câu 32:

Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 1,375 mol CO2 và 1,275 mol H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,05 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 20,15

B. 20,60

C. 23,35 

D. 22,15

Câu 33:

Cho các phát biểu sau:

(a) Hỗn hợp Cu, Fe và Fe2O3 luôn tan hết trong dung dịch HCl dư

(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy xuất hiện kết tủa

(c) Ca(OH)2 bị nhiệt phân thành CaO

(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2, thu được một chất kết tủa

(e) Cho NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2, thấy xuất hiện kết tủa và sủi bọt khí

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 34:

Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở X (C7H18O4N2) và Y (C6H18O4N4). Đun nóng 0,12 mol M với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm hai amin hơn kém nhau một nhóm –NH2, có cùng số nguyên tử cacbon và dung dịch chứa ba muối của glyxin, alanin và axit axetic. Đốt cháy hoàn toàn E thu được 0,47 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 64,5

B. 28,5

C. 88,0

D. 84,5

Câu 35:

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức mạch hở; Z là este tạo từ X và Y với etylen glycol. Đốt chat hoàn toàn 9,28 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng khí O2, thu được 8,288 lít (đktc) khí CO2 và 6,12 gam H2O. Mặt khác cho 9,28 gam E tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1M và KOH 0,5M, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m bằng bao nhiêu?

A. 11,80

B. 14,22

C. 12,96

D. 12,91

Câu 36:

Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH → X1 + 2X2

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) Nx3 + Nx4 → nilon-6,6 + 2nH2O

(d) X2 + X3 → X5 + H2O

Phân tử khối của X5

A. 174

B. 160

C. 202

D. 198

Câu 37:

Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y (CnH2n+3O2N) là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 0,58 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,84 mol H2O. Mặt khác, cho 0,2 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp 2 muối khan. Giá trị của a là

A. 18,56

B. 23,76

C. 24,88

D. 22,64

Câu 38:

Thực hiện các thí nghiệm sau

(a) Cho hỗn hợp Ba và Al (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) vào nước (dư)

(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 (tỉ lệ 1:1) vào dung dịch HCl (dư)

(c) Cho hỗn hợp Ba và NH4HCO3 vào nước (dư)

(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) vào dung dịch HCl (dư)

(e) Cho hỗn hợp BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư)

Khi phản ứng trong các thí nghiệm kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm không thu được chất rắn?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 39:

Cho các phát biểu sau:

(a) Xà phòng hóa hoàn toàn phenyl axetat thu được muối và ancol

(b) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím

(c) Metylamoni clorua tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH

(d) Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa

(e) Tinh bột bị thủy phân với xúc tác axit, bazơ hoặc enzim

Trong các phát biêu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 40:

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho 3-4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc)

Bước 2: Rót 2ml dung dịch saccarozơ loãng 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3-5 phút

Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2

Bước 4: Rót nhẹ tay 2ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng ( khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc

Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60-700C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc

Cho các phát biểu sau:

(a) Mục đích chính của việc dùng HaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4

(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp

(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat

(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào

(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1