[Năm 2022] Đề thi thử môn Hóa THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chất nào sau đây tạo màu xanh tím khi tiếp xúc với iot ?
A. Saccarozo
B. Xenlulozơ
C. Tinh bột
D. Glucozơ
Công thức của glucozơ là
A. C12H22O11
B. C6H12O6
C. Cn(H2O)m
D. C6H10O5
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh
A. Etylamin
B. Alanin
C. Glyxin
D. Anilin
Điều kiện thường, chất nào sau đây tôn tại ở trạng thái khí?
A. Glyxin
B. Etylamin
C. Gly-Ala
D. Anilin
Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
A. Gly-Ala
B. Metylamin
C. Axit glutamic
D. Anbumin
Phân tử polime nào sau đây chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N trong phân tử?
A. Polietilen
B. Poli(vinyl axetat)
C. Tơ nilon-6
D. Poliacrilonitrin (tơ olon)
Tơ visco không thuộc loại:
A. Tơ hóa học
B. Tơ nhân tạo
C. Tơ bán tổng hợp
D. Tơ tổng hợp
Chất không có phản ứng thủy phân là
A. Glucozơ
B. Etyl axetat
C. Gly-Ala
D. Saccarozơ
C3H6O2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức mạch hở?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Mg. Kim loại nào trong dãy không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng làA. Al
A. Al
B. Cu
C. Fe
D. Mg
Fomalin (còn gọi là fomon) được dùng để ngâm xác động, thực vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng... Fomalin là dung dịch của chất hữu cơ nào sau đây?
A. HCHO
B. HCOOH
C. CH3CHO
D. C2H5OH
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HF
B. KOH
C. Al(OH)3
D. Cu(OH)2
Metyl axetat có công thức cấu tạo là
A. HCOOC2H5
B. C2H5COOC2H5
C. CH3COOCH3
D. C2H5COOCH3
Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. (CH3COO)3C3H5
B. (C17H35COO)2C2H4
C. (C17H35COO)3C3H5
D. (C2H3COO)3C3H5
Este nào sau đây thủy phân tạo ancol etylic
A. C2H5COOCH3
B. CH3COOCH3
C. HCOOC2H5
D. C2H5COOC6H5
Cho 3,7 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được muối và 2,3 gam rượu etylic. Công thức của este là
A. C2H5COOC2H5
B. C2H5OOCH3
C. HCOOC2H5
D. CH3COOC2H5
Bộ dụng cụ chiết dùng để tách hai chất lỏng X, Y được mô tả như hình vẽ
Hai chất X, Y tương ứng là
A. Nước và dầu ăn
B. Benzen và nước
C. Axit axetic và nước
D. Benzen và phenol
Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Lên men X (xúc tác enzim) thu được chất hữu cơ Y và khí cacbonic. Hai chất X, Y lần lượt là
A. saccarozơ, glucozơ
B. glucozơ, etanol
C. glucozơ, sobitol
D. fructozơ, etanol
Cho 17,7 gam amin A (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 28,65 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. CH5N
B. C2H7N
C. C3H9N
D. C4H11N
Cho các chất: etyl axetat, anilin, metyl aminoaxetat, glyxin, tripanmitin. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 17,92 lít
B. 8,96 lit
C. 11,20 lít
D. 4,48 lit
Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 3,36
B. 1,12
C. 4,48
D. 2,24
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ
B. tính axit
C. tính oxi hóa
D. tính khử
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Zn
B. Hg
C. Ag
D. Cu
Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là
A. N2
B. NO2
C. NO
D. N2O
Cho 11,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 12,0
B. 6,8
C. 6,4
D. 12,4
Đun nóng 121,5 gam xenlulozơ với dung dịch HNO3 đặc trong H2SO4 đặc (dùng dư), phản ứng hoàn toàn thu được x gam xenlulozơ trinitrat. Giá trị của x là
A. 222,75
B. 186,75
C. 176,25
D. 129,75
Đun nóng triglixerit X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối natri stearat và natri oleat. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,24 mol Br2. Phần 2 đem cô cạn thu được 109,68 gam muối. Phân tử khối của X là
A. 884
B. 888
C. 886
D. 890
Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Để gang hoặc thép trong không khí ấm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học
B. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những lá Zn, đây là cách chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp bảo vệ bề mặt
C. Trong ăn mòn hóa học, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường
D. Trong tự nhiên, sự ăn mòn kim loại xảy ra phức tạp, có thể xảy ra đồng thời quá trình ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học
Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X (C7H18O2N2) + NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X1 + 2HCl → X3 + NaCl
(3) X4 + HCI → X3
(4) X4 → tơ nilon-6 + H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4.
(b) Phân tử khối của X lớn hơn so với X3.
(c) X2 làm quỳ tím hóa hồng.
(d) Các chất X, X4, đều có tính lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ có nhóm chức -COOH và –NH2, không có nhóm chức khác). Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 440 ml dung dịch HCl 0,5 M hoặc 240 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít O2 (đktc) thu được 27,28 gam CO2 (sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2). Giá trị của V là
A. 16,464
B. 17,472
C. 16,576
D. 16,686
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl loãng dư.
(2) Cho dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào mẫu nước cứng toàn phần.
(3) Cho hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào lượng nước dư.
(4) Cho dung dịch chứa a mol FeCl3 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(5) Cho a mol bột Mg vào dung dịch chứa a mol HNO3, thấy thoát ra khí N2.
(6) Cho hỗn hợp gồm FeCl3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào lượng nước dư.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Điện phân dung dịch X chứa a gam CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2,5t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 7,84 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 38
B. 9,6
C. 24
D. 16
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4–5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để nguội đến nhiệt độ phòng.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất
B. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên
C. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa
D. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng có thể hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam
Chia hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần. Hòa tan hoàn toàn phần 1 bằng 210 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ), thu được 0,448 lít khí và dung dịch B, cô cạn dung dịch B thu được m gam muối C. Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch D và 2,24 lít hỗn hợp khí T gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) có tỉ khối so với H2 bằng 28, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của FeCl2 có trong C gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 70
B. 48
C. 61
D. 68
Hỗn hợp E gồm axit đơn chức X, axit đơn chức Y (trong phân tử Y có 2 liên kết pi), Z là este đơn chức, T là este 2 chức (các chất đều mạch hở và không có phản ứng tráng bạc). Cho 77 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 940 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp F gồm hai muối và 27,8 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam F cần vừa đủ 55,552 lít O2, thu được Na2CO3 và 113,82 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của Z trong E là
A. 24 gam
B. 20 gam
C. 47,4 gam
D. 30 gam
Cho các nhận định sau:
(1) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là Wonfam (W)
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu).
(3) Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.
(4) Kim loại cứng nhất trong các kim loại là Crom (Cr).
Số nhận định đúng là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen; 0,1 mol vinylaxetilen và 0,3 mol hiđro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,3
B. 0,2
C. 0,4
D. 0,05
Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
A. 3,40 gam
B. 0,82 gam
C. 0,68 gam
D. 2,72 gam