[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 17)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Lực lượng xã hội nào sau đây đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Giai cấp công nhân
B. Giai cấp tư sản
C. Giai cấp tiểu tư sản
D. Giai cấp địa chủ
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
B. Thỏa thuận về việc đóng quân nhằm giải giáp quân đội phát xít
C. Quy định việc giải giáp quân đội quân Nhật ở Đông Dương
D. Các nước cùng nhau xây dựng trật tự thế giới mới
Phan Châu Trinh là đại diện tiêu biểu cho xu hướng đấu tranh nào sau đây ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Cải cách
B. Vũ trang
C. Ngoại giao
D. Bạo động
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX), Liên Xô là nước đi đầu trong những lĩnh vực công nghiệp nào sau đây?
A. Vũ trụ và điện hạt nhân
B. Sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến
C. Lọc hóa dầu và công nghiệp nhẹ
D. Sản xuất dầu và khai thác mỏ
Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), quốc gia nào sau đây được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
A. Liên bang Nga
B. Ca-dắc-xtan
C. Et-tô-nia
D. Môn-đô-va
Nửa sau thế kỉ XX, những quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á trở thành “con rồng” kinh tế châu Á?
A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan
B. Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan
C. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông
D. Triều Tiên, Đài Loan, Hàn Quốc
Sau khi giành được độc lập, nhóm các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế nào sau đây?
A. Chiến lược kinh tế hướng nội
B. Chiến lược kinh tế hướng ngoại
C. Chiến lược toàn cầu
D. Chiến lược cam kết và mở rộng
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính đảng nào sau đây lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ?
A. Đảng Quốc đại
B. Đảng Cộng sản
C. Đảng Dân tộc
D. Đảng Xã hội
Năm 1960 được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” vì lí do nào sau đây?
A. Có 17 quốc gia được trao trả độc lập
B. Phong trào đấu tranh vũ trang phát triển mạnh
C. Nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ bị lật đổ
D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo nào sau đây?
A. Thanh niên
B. Chuông rè
C. Người cùng khổ
D. Người nhà quê
Năm 1923, lực lượng xã hội nào ở Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp?
A. Địa chủ và tư sản
B. Công nhân và nông dân
C. Địa chủ và nông dân
D. Tư sản và tiểu tư sản
Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ điều gì?
A. Sự phát triển của khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản
B. Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trở thành phong trào tự giác
C. Cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam đã được giải quyết
D. Giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 chứng tỏ điều gì?
A. Sự phát triển của khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản
B. Phong trào công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trở thành phong trào tự giác
C. Cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam đã được giải quyết
D.Giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930)?
A. Chưa có một tổ chức lãnh đạo thống nhất
B. Thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân
C. Khởi nghĩa trong thế bị động
D. Thực dân Pháp còn mạnh
Theo Cương lĩnh chính trị cách mạng của Đảng (1930), lực lượng cách mạng được xác định gồm
A. tiểu tư sản, trí thức
B. công nông, binh lính
C. công nhân và nông dân
D. công nông, tiểu tư sản
Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
A. Công hội(bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu
B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn
C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng
D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp cách mạng Trung Quốc
Nội dung nào sau đây là căn cứ khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
A. Đây là hình thức chính quyền kiểu mới, của dân, do dân và vì dân
B. Đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn trên cả nước
C. Đã khẳng định quyền làm chủ của nông dân ở nông thôn trên cả nước
D. Làm cho hệ thống chính quyền của thực dân và phong kiến tan rã
Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam diễn ra ở
A. Thanh Hóa - Nghệ An
B. Nghệ An - Hà Tĩnh
C. Hà Tĩnh - Quảng Bình
D. Thanh Hóa - Hà Tĩnh
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930 đã quyết định đổi tên Đảng ta thành
A. Đảng cộng sản Đông Dương
B. Đảng lao động Việt Nam
C. Đông Dương cộng sản Đảng
D. Đảng Dân chủ Việt Nam
Ngày 15 - 5 - 1945, Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được hợp nhất thành
A. Việt Nam Cứu quốc quân
B. Quân đội nhân dân Việt Nam
C. Vệ quốc đoàn
D. Việt Nam Giải phóng quân
Phong trào đấu tranh trong những năm 1936 - 1939 đã để lại cho cách mạng Việt Nam bài học kinh nghiệm gì về việc tập hợp lực lượng?
A. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
B. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú
C. Đấu tranh tư tưởng thông qua báo chí
D. Đấu tranh chính trị, hòa bình
Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là
A. độc lập dân tộc
B. ruộng đất cho dân cày
C. tăng lương, giảm giờ làm, bớt sưu thuế
D. tự do dân sinh dân chủ, cơm áo, hòa bình
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận
A. Mặt trận Liên Việt
B. Mặt trận Việt Minh
C. Mặt trận Đồng minh
D. Mặt trận phản đế Đông Dương
Trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được Đảng ta xác định tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5/1941 là gì?
A. Chống phát xít
B. Chống phong kiến
C. Giải phóng dân tộc
D. Chống đế quốc, phong kiến
Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân dẫn đến nạn đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 ở Việt Nam?
A. Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp – Nhật
B. Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai
C. Chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp
D. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội của:
A. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
B. Xây dựng và phát triển kinh tế
C. Công cuộc đổi mới đất nước
D. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng
Thắng lợi nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới?
A. Thắng lợi của việc ký Hiệp định Pa-ri 1973
B. Thắng lợi của đại thắng mùa Xuân 1975
C. Thắng lợi của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước
D. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
Khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra thì Đảng ta đã quyết định mở chiến dịch nào?
A. Chiến dịch giải phóng Quảng Trị
B. Chiến dich đường số 14 Phước Long
C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Trong những năm (1965 – 19768, đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào dưới đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Việt Nam hóa chiến tranh
B. Chiến tranh cục bộ
C. Chiến tranh đặc biệt
D. Đông Dương hóa chiến tranh
Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là ý nghĩa của phong trào nào?
A. Phong trào Đồng khởi (1959-1960)
B. Phong trào hoà bình (8/1954)
C. Phong trào chống tố cộng diệt cộng của nhân dân miền Nam
D. Phong trào phá Ấp chiến lược
Nội dung nào trong kế hoạch Giôn xơn – Mac Namara chứng tỏ đó là bước lùi của Mĩ so với kế hoạch Stalay – Taylo?
A. Bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng hai năm
B. Tăng nhanh viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn
C. Đẩy mạnh việc lập Ấp chiến lược
D. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(9/1960) đã xác định cách mạng miền Bắc có vai trò gì đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước?
A. Có vai trò quyết định nhất
B. Có vai trò quyết định trực tiếp
C. Có vai trò quyết định gián tiếp
D. Có vai trò quan trọng
Thắng lợi nào sau đây của quân và dân Việt Nam buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Trận “Ðiện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968
C. Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi năm 1975
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi năm 1975
Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm mục đích gì?
A. Phô trương sức mạnh về quân sự
B. Phô trương sức mạnh về kinh tế
C. Khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa
D. Thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới
Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?
A. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”
B. “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật”
C. “Hiệp ước liên minh Mĩ - Nhật”
D. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”
Nhân tố khách quan nào giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mácsan”
B. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận
C. Áp dụng thành tựu cuộc cách mạng công nghệ vào sản xuất
D. Bán vũ khí cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam
Nội dung nào sau đây là một trong những tác động của việc chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A. Mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột
B. Mở ra thời kì nền hòa bình thế giới hoàn toàn được củng cố
C. Chấm dứt mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia
D. Trực tiếp làm sụp đổ trật tự hai cực, hình thành trật tự mới
Tổ chức nào sau đây là liên minh quân sự của Mĩ và các nước Tây Âu được thành lập năm 1949?
A. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava
C. Hội đồng tương trợ kinh tế
D. Kế hoạch Mácsan
Cuối thập kỉ 90 (thế kỉ XX), tổ chức nào sau đây là liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh?
A. Liên minh châu Âu
B. Liên hợp quốc
C. Liên minh vì sự tiến bộ
D. Đại hội dân tộc Phi
Quốc gia nào sau đây khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX?
A. Mĩ
B. Nhật Bản
C. Anh
D. Liên Xô