[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 19)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hội nghị Pốtxđam (1945) thông qua quyết định nào?

A. Liên Xô có trách nhiệm tham gia chống quân phiệt Nhật ở châu Á

B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

C. Liên quân Mỹ - Anh sẽ mở mặt trận ở Tây Âu để tiêu diệt phát xít Đức

D. Phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương

Câu 2:

Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quốc gia nào có nền công nghiệp đứng thứ hai thế giới?

A. Mỹ

B. Anh

C. Liên Xô

D. Nhật Bản

Câu 3:

Nhờ cuộc cách mạng nào mà Ấn Độ đã tự túc được lương thực từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX?

A. “Cách mạng trắng”

B. “Cách mạng xanh”

C. “Cách mạng chất xám”

D. “Cách mạng nhung”

Câu 4:

Nội dung nào không phải ý nghĩa của sự ra đời nhà nước nhân dân Trung Hoa (1-10-1949)?

A. Có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

B. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc

C. Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do

D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á

Câu 5:

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiệp ước Bali (2-1976) là

A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu

B. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự

C. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự

D. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Câu 6:

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Mĩ là

A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới

B. trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới

C. quốc gia dẫn đầu thế giới về dự trữ dầu mỏ

D. quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí nguyên tử

Câu 7:

Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức liên kết chính trị-kinh tế lớn nhất hành tinh là

A. Liên Hợp quốc

B. Liên minh châu Âu (EU)

C. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

D. Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

Câu 8:

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã

A. tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản

B. tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp

C. thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pháp

D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Câu 9:

Trong giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tầng lớp nào hăng hái cách mạng nhất?

A. Tiểu thương, tiểu chủ

B. Trí thức học sinh, sinh viên

C. Công chức, tiểu thương, tiểu chủ

D. Tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị

Câu 10:

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 - 1930) quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành

A. An Nam Cộng sản đảng

B. Đông Dương Cộng sản liên đoàn

C. Đảng Cộng sản Đông Dương

D. Đảng Lao động Việt Nam

Câu 11:

Khi bước vào phong trào dân chủ 1936 - 1939, tổ chức chính trị có uy tín hơn cả ở Việt Nam là

A. Đại Việt quốc xã đảng

B. Đại Việt dân chính đảng

C. Đại Việt Quốc dân đảng

D. Đảng Cộng sản Đông Dương

Câu 12:

Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau: "Chúng ta muốn... , chúng ta ... nhân nhượng" (Hồ Chí Minh).

A. Tự do, đã

B. Độc lập, phải

C. Thống nhất, đã

D. Hoà bình, phải

Câu 13:

Đại hội II Đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951) đã quyết định cho xuất bản tờ báo nào?

A. Báo Thanh niên

B. Báo Nhân dân

C. Báo Tiền phong

D. Báo Đại đoàn kết

Câu 14:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã chủ trương

A.  sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm

B.  sử dụng đấu tranh ngoại giao đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm

C.  tiếp tục đấu tranh hòa bình đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm

D. đấu tranh chính trị và ngoại giao đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm

Câu 15:

Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) nổ ra trong hoàn cảnh miền Bắc Việt Nam đã

A. hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất

B. hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất

C. khai thông tuyến đường vận chuyển Bắc - Nam

D. buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại

Câu 16:

Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu sau: “…. đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam” (Nghị quyết Hội nghị BCH TƯ Đảng lần thứ 24).

A. Độc lập

B. Thống nhất

C. Độc lập và thống nhất

D. Giải phóng

Câu 17:

Hiệp định về một giải pháp chính trị ở Campuchia được ký kết tại Pa-ri (10-1991) có ý nghĩa như thế nào trong mối quan hệ giữa các nước?

A. mở ra một giai đoạn phát triển mới về các mối quan hệ ở Đông Nam Á

B. tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á tham gia các diễn đàn quốc tế

C. tạo điều kiện xây dựng cộng đồng ASEAN có vị trí ngày càng cao hơn

D. mở ra quá trình giải quyết các tranh chấp khu vực bằng giải pháp hòa bình

Câu 18:

Những hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quốc dân đảng là

A. tham gia biểu tình cùng các tầng lớp nhân dân

B. tích cực tuyên truyền và vận động cách mạng

C. ám sát trùm mộ phu Badanh, khởi nghĩa Yên Bái

D. phối hợp tham gia bãi công cùng công nhân

Câu 19:

Những tài liệu tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cho nhân dân Việt Nam là

A. báo Thanh Niên và sách Đường Cách mệnh

B. báo Người cùng khổ và báo Nhân Đạo

C. báo Người cùng khổ và sách Bản án chế độ thực dân Pháp

D. báo Thanh niên và sách Bản án chế độ thực dân Pháp

Câu 20:

Văn kiện nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã phát động cao trào kháng Nhật cứu nước của nhân dân Việt Nam năm 1945?

A. “Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (8-1945)

B. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng (8-1945)

C. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3-1945)

D. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941)

Câu 21:

Hãy sắp xếp các sự kiện của cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 dưới đây theo trình tự thời gian:

  1. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua.
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ”.
  3. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

A. 1,3,2

B. 2,1,3

C. 3, 2, 1

D. 1, 2, 3

Câu 22:

Nguyên nhân Đảng ta hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc Việt Nam trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945

A. Lực lượng của ta còn non yếu phải hòa hoãn để củng cố

B. Có thêm thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến mới

C. Lợi dụng mâu thuẫn giữa quân Trung Hoa dân quốc và thực dân Pháp

D. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù

Câu 23:

Bản chất các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là

A. chủ nghĩa thực dân cũ

B. chủ nghĩa thực dân mới

C. đồng minh chống Cộng

D. khai hóa văn minh

Câu 24:

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam được xác định tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7 - 1973) là?

A. Chỉ đấu tranh chính trị để thống nhất đất nước

B. Tiến hành cuộc cách mạng ruộng đất

C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

D. Giải phóng miền Nam trong năm 1975

Câu 25:

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

A. bạo động vũ trang - cải cách xã hội

B. quân chủ lập hiến - dân chủ cộng hòa

C. cứu nước để cứu dân - cứu dân để cứu nước

D. nhờ Nhật để đánh Pháp - dựa vào Pháp để chống phong kiến

Câu 26:

Chiến tranh lạnh so với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX có sự khác biệt căn bản là

A. chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực quân sự

B. diễn ra dai dẳng, giằng co không phân thắng bại

C. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng

D. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự

Câu 27:

Trong những năm 1973-1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn, chủ yếu là do

A. sự cạnh tranh của Mỹ và các nước Tây Âu

B. thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp đáng kể

C. sự cạnh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ

D. tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới

Câu 28:

Khởi nghĩa Yên Bái đầu năm 1930 thất bại, nhưng có ý nghĩa to lớn. Đó là

A. mở đường cho khuynh hướng vô sản phát triển

B. là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

C. thể hiện vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng trong phong trào dân tộc

D. cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù của nhân dân chống Pháp và tay sai

Câu 29:

Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. giải phóng dân tộc

B. dân chủ tư sản kiểu mới

C. dân chủ tư sản kiểu cũ

D. dân tộc dân chủ nhân dân

Câu 30:

Chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp đánh dấu quân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?

A. Chiến dịch Việt Bắc 1947

B. Chiến dịch Biên Giới 1950

C. Chiến dịch Quang Trung 1951

D. Chiến dịch Hoà Bình 1952

Câu 31:

Ý nghĩa chung của hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 ở Việt Nam là

A. phát huy được tinh thần đại đoàn kết dân tộc

B. thể hiện được tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản

C. thể hiện được tinh thần yêu nước chống ngoại xâm

D. sự kiên cường để vượt qua khó khăn, gian khổ

Câu 32:

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939 có tác động như thế nào đến Việt Nam?

A. Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác bóc lột ở Việt Nam

B. Thực dân Pháp nới lỏng chính sách cai trị ở Việt Nam vì bận tham chiến

C. Thực dân Pháp ủng hộ Việt Nam tiến hành đấu tranh chống phát xít Nhật

D. Thực dân Pháp buộc phải trao trả độc lập cho Việt Nam

Câu 33:

Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nẳm quyền lãnh đạo cách mạng

B. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo

C. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam

D. Kết thúc thời kỳ phát triển của khuynh hưởng cách mạng dân chủ tư sản

Câu 34:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là

A. tư sản dân quyền cách mạng, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội

B. nhanh chóng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội

C. giành độc lập dân tộc, tự do, đòi quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình

D. tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

Câu 35:

Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì

A. đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10 - 1930

B. đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân và tay sai

C. đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội

D. đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga

Câu 36:

Với những đóng góp to lớn đối với cách mạng tháng Tám năm 1945, phong trào dân chủ 1936 - 1939 được đánh giá là

A. cuộc tập dượt trực tiếp cho cách mạng tháng Tám

B. tích lũy được nhiều bài học cho cách mạng tháng Tám

C. cuộc tập dượt thứ hai cho cách mạng tháng Tám

D. tập hợp lực lượng dân tộc chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám

Câu 37:

Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

A. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược

B. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình

C. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh

D. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược

Câu 38:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) kết thúc thắng lợi đã

A. cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vũ trang ở các nước Đông Nam Á

B. mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội

C. tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

D. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới

Câu 39:

Thắng lợi nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước hoàn thành?

A. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân

B. cuộc Tiến công chiến lược xuân năm 1972

C. Hiệp định Pa-ri (1973) về Việt Nam được ký kết

D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975

Câu 40:

Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Xóa bỏ cái cũ, tiếp nhận, học hỏi những tiến bộ, thành tựu của thế giới

B. Dựa vào sức mạnh đoàn kết toàn dân để tiến hành đổi mới đất nước

C. Thay đổi cái cũ, tiếp nhận, học hỏi những tiến bộ của thế giới cho phù hợp

D. Kêu gọi đầu tư nước ngoài để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên