[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 22)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX mang đặc điểm gì?

A. Số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất

B. Số lượng nhiều, có nhiều ruộng đất

C. Là tay sai của đế quốc Pháp

D. Chiếm đa số, ít ruộng đất

Câu 2:

Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

A. Tổ chức Y tế thế giới

B. Hội đồng Quản thác

C. Sở hữu tri thức thế giới

D. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa

Câu 3:

Quốc gia nào mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ thế giới?

A. Mĩ

B. Nhật

C. Liên Xô

D. Trung Quốc

Câu 4:

Thắng lợi cuộc đấu tranh của nước nào đã mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩlatinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô

B. Thắng lợi của cách mạng Ê-cua-a-đo

C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba

D. Thắng lợi của cách mạng Bra-xin

Câu 5:

Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Nam Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chủ nghĩa thực dân cũ

B. Chủ nghĩa thực dân mới

C. Chủ nghĩa A-pác-thai

D.Chủ nghĩa thực dân cũ và mới

Câu 6:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản

A. bị tàn phá nghiêm trọng, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, kinh tế suy sụp

B. thu được lợi nhuận từ buôn bán vũ khí, kinh tế phát triển nhanh chóng

C. bị tàn phá nặng nề, khủng hoảng kéo dài do hậu quả của động đất, sóng thần

D. đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng do thiếu tài nguyên thiên nhiên

Câu 7:

Tháng 6 - 1947, Mĩ tiến hành viện trợ cho các nước tư bản Tây Âu khôi phục kinh tế thông qua

A. Kế hoạch Mácsan

B. Kế hoạch Truman

C. Kế hoạch Aixenhao

D. Kế hoạch Níchxơn

Câu 8:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) ở Việt Nam, tư bản Pháp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp, khai thác mỏ

B. Luyện kim, nông nghiệp

C. Chế tạo máy, công nghiệp hóa chất

D. Khai thác mỏ, công nghiệp nhẹ

Câu 9:

Bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Vécxai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa

A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa

B. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình

C. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế

D. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản

Câu 10:

Sau khi lên nắm quyền (6-1936), Mặt trận Nhân dân Pháp đã thi hành chính sách đối với các nước thuộc địa là

A. tăng thuế để bổ sung cho ngân sách Đông Dương

B. nới rộng quyền tự do dân chủ, thả tù chính trị

C. tiếp tục chính sách cũ để củng cố địa vị của Pháp ở các thuộc địa

D. biến thuộc địa thành nơi cung cấp tối đa tiềm lực kinh tế cho Pháp

Câu 11:

Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương giai đoạn cách mạng 1936 - 1939 là

A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

B. kết hợp hai khuynh hướng bạo động và cải cách

C. kết hợp công khai với bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp

D. bãi công, biểu tình có vũ trang, bí mật với bất hợp pháp

Câu 12:

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, quân đội nước nào vào miền Bắc Việt Nam giải giáp quân đội phát xít?

A. Quân Anh

B. Quân Mĩ

C. Quân Trung Hoa dân quốc

D. Quân Liên Xô

Câu 13:

Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946 không thu được kết quả vì

A. Pháp có những hành động khiêu khích, chuẩn bị chiến tranh

B. Pháp đẩy mạnh xâm lược vũ trang ở Nam Bộ Việt Nam

C. Pháp không công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam

D. Pháp lập chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ khỏi Việt Nam

Câu 14:

Chiến thắng nào của quân và dân ta đã mở đầu cho cao trào "tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt"?

A. Chiến thắng Vạn Tường

B. Chiến thắng Ấp Bắc

C. Chiến thắng Bình Giã

D. Chiến thắng Ba Gia

Câu 15:

Ngày 6-6-1969 sự kiện chính trị nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân miền Nam Việt Nam?

A. Hội nghị cấp cao ba nưóc Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia

B. Phái đoàn ngoại giao Việt Nam dân chủ cộng hòa đến Hội nghị Pari

C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập

D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời

Câu 16:

Khi nào miền Bắc căn bản hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Mỹ?

A. Giữa năm 1975

B. Cuối năm 1975

C. Đầu năm 1976

D. Giữa năm 1976

Câu 17:

Cách mạng dân chủ nhân dân được hoàn thành ở các nước Đông Âu trong những năm 1948 - 1949 đánh dấu

A. sự xác lập hoàn chỉnh của cục diện hai cực, hai phe

B. chủ nghĩa xã hội thắng thế hoàn toàn ở châu Âu

C. bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới

D. bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Câu 18:

Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ

A. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ

B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã

C. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi

D. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu

Câu 19:

Lý do chủ yếu để Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật là:

A. Mĩ chủ yếu tập trung mua bằng phát minh sáng chế đưa vào sản xuất

B. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai

C. Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển chiến lược khoa học - kĩ thuật

D. Mĩ tập trung nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới

Câu 20:

Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định

B. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh

C. Cuộc biểu tình cùa công nhân ngày 1-5-1930

D. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy

Câu 21:

Nhân tố có ý nghĩa quyết định đưa phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam phát triển là

A. sự giúp đỡ của cách mạng thế giới

B. nhân dân Việt Nam đã xác định chính trị

C. Pháp đang lâm vào khủng hoảng kinh tế

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo

Câu 22:

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc?

A. Phát xít Nhật, đế quốc Mĩ

B. Thực dân Pháp, phát xít Nhật

C. Đế quốc Anh, phát xít Nhật

D. Phát xít Nhật, Trung Hoa dân quốc

Câu 23:

Sự kiện chính trị tiêu biểu nào trong năm 1963 làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên?

A. Cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm

B. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chính quyền Sài Gòn

C. Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni phật tử Huế (08-5-1963)

D. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng ở Sài Gòn (16-6-1963)

Câu 24:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) chỉ rõ vai trò và nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là

A. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

B. quan trọng nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

C. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

D. quyết định thường xuyên đối với cuộc cách mạng trong cả nước

Câu 25:

Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy ra ở bán đảo Bancăng và một số nước châu Phi là một trong những

A. di chứng của cuộc Chiến tranh lạnh

B. biểu hiện mâu thuẫn mới trong trật tự hai cực

C. biểu hiện sự trỗi dậy của các thế lực mới trong trật tự đa cực

D. thành công của Mỹ trong việc thiết lập trật tự thế giới đơn cực

Câu 26:

Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều chủ trương

A. thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược

B. giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

C. tiến hành thúc đẩy hợp tác về kinh tế, chính trị và quốc phòng

D. giải thể các tổ chức quân sự của Mỹ và Liên Xô tại châu Âu

Câu 27:

Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là

A. bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam

B. xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản

C. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

D. mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam

Câu 28:

Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935) đã xác định ba nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là

A. tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản

B. củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng, chống chiến tranh đế quốc

C. củng cố và phát triển Đảng, chống chủ nghĩa phát xít, xây dựng chủ nghĩa xã hội

D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít đòi dân sinh dân chủ

Câu 29:

Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi và kế hoạch Rơ-ve có điểm chung cơ bản là

A. Phát triển ngụy quân để xây dựng quân đội quốc gia

B. Tiến hành chiến tranh tâm lý và chiến tranh kinh tế với quân ta

C. Gấp rút tập trung quân Âu - Phi để xây dựng lực lượng cơ động mạnh

D. Cô lập, bao vây căn cứ địa Việt Bắc từ xa

Câu 30:

Một trong những ý nghĩa của Tổng tiến công Mậu Thân (1968) của nhân dân miền Nam là

A. buộc Mĩ phải tuyên bố kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam

B. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam

C. Mĩ phải thay đổi chiến thuật chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam

D. Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc

Câu 31:

Nguyên nhân quyết định Đảng ta đề ra đường lối đổi mới năm 1986 là do

A. cuộc khủng hoảng ở Liên Xô ngày càng trầm trọng

B. Việt Nam lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế - xã hội

C. thành công của cuộc cải cách ở Trung Quốc nên buộc phải đổi mới

D. tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Câu 32:

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương

B. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu

C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế

D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Câu 33:

Đầu năm 1930, khuynh hướng vô sản thắng thế hoàn toàn khuynh hướng tư sản ở Việt Nam vì

A. giải quyết triệt để tất cả mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam

B. giai cấp công nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam

C. đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc

D. giải quyết được yêu cầu ruộng đất của giai cấp nông dân Việt Nam

Câu 34:

Bài học lịch sử rút ra từ thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong việc tập hợp, tổ chức lực lượng, phân hóa và cô lập kẻ thù là

A. cùng một lúc tấn công vào các kẻ thù của cách mạng

B. giải quyết các yêu cầu về ruộng đất cho giai cấp nông dân

C. thành lập mặt trận dân tộc thống nhất đoàn kết các lực lượng

D. Triệt để tận dụng lực lượng đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật

Câu 35:

“Lúc này Đảng không thể do dự. Do dự là hỏng hết. Đảng phải quyết đoán mau chóng, phải dùng những phương pháp - dù là những phương pháp đau đớn - để cứu vãn tình thế”! (Đảng Cộng sản Việt Nam-Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 12. Nxb Chính trị quốc gia. H, 2001, tr 21)

Đoạn trích dẫn nói về quyết định nào của Đảng?

A. Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam (1944)

B. Tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản (1945)

C. Chấp nhận vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Giơnevơ (1954)

D. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang bạo lực cách mạng (1959)

Câu 36:

Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939-1945?

A. Tạm gác lại khẩu hiệu giải phóng dân tộc

B. Tạm gác khẩu hiệu ruộng đất

C. Không thực hiện hai khẩu hiệu trên

D. Tiếp tục thực hiện cả hai khẩu hiệu trên

Câu 37:

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử Việt Nam

A. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm

B. Dựng nước đi đôi với giữ nước

C. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại

D. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc

Câu 38:

Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục  bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam?

A. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn

B. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

C. Nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt”

D. Dựa vào viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ

Câu 39:

Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của Đảng Lao động Việt Nam là

A. kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của các lực lượng vũ trang

B. bám sát tình hình, ra quyết định chính xác, linh hoạt, đúng thời cơ

C. kết hợp tiến công và nổi dậy thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng

D. quyết định tổng công kích, tạo thời cơ để tổng khởi nghĩa thắng lợi

Câu 40:

Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 và tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ

A. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng

B. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng

C. giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản

D. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn