[Năm 2022] Đề thi thử môn Lịch sử THPT Quốc gia có lời giải (Đề số 24)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Bản hiệp ước nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế đối với cuộc tình lược Việt Nam của thực dân Pháp?
A. Giáp Tuất (1874)
B. Patơnốt (1884)
C. Hiệp ước Thiên Tân (1885)
D. Nhâm Tuất ( 1862)
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của
A. đế quốc Mĩ
B. thực dân Pháp
C. phát xít Nhật
D. đế quốc Âu – Mĩ
Nội dung nào không phải hệ quả của cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX?
A. Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư
B. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
C. Thay đổi lớn về chất lượng nguồn nhân lực
D. Sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch
B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự
C. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế
D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục
Quan hệ quốc tế chưa bao giờ được mở rộng và đa dạng như nửa sau thế kỷ XX là do
A. xu thế liên kết khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ
B. hai cường quốc Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
C. sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
D. sự tham gia của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập
Từ năm 1991 đến năm 2000, nền kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?
A. Bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại
B. Lâm vào tình trạng không hoàng và suy thoái
C. Là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới
D. Trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng kinh tế vẫn đứng đầu thế giới
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành
A. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới
B. cường quốc chính trị của thế giới
C. siêu cường tài chính số một thế giới
D. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
Yếu tố quyết định làm suy giảm vị thế kinh tế, chính trị của Mỹ trong giai đoạn 1973 - 1991 là gì?
A. Sự cạnh tranh của Nhật Bản, Tây Âu
B. Sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô
C. Mất đi “sân sau” là các nước Mĩ Latinh
D. Thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam
Sau khi Liên Xô tan rã (12 - 1991), Liên bang Nga có vai trò gì ở Liên hợp quốc?
A. Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an
B. Trụ cột trong nhóm các nước đang phát triển
C. Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an
D. Là trung gian hòa giải các tranh chấp quốc tế
Điểm giống nhau cơ bản về kết quả của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ
B. Hầu hết các nước đều đã giành được độc lập
C. Các nước sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội
D. Đều thành lập tổ chức Liên minh châu lục
Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
A. Hội đồng Bảo an
B. Ban Thư kí
C. Đại hội đồng
D. Tòa án Quốc tế
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
A. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản
B. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập
C. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập
D. Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công
So với giai cấp công nhân ở các nước tư bản phương Tây, giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm gì khác biệt?
A. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất
B. Ra đời trước giai cấp tư sản
C. Được lịch sử giao sứ mệnh lãnh đạo cách mạng
D. Có tổ chức kỷ luật và đấu tranh triệt để
Tờ báo nào đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam?
A. Người cùng khổ
B. Tiếng dân
C. Thanh niên
D. Hữu Thanh
Phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo?
A. Công nhân
B. Tư sản
C. Nông dân
D. Tiểu tư sản
Điểm khác nhau căn bản của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là
A. Hạn chế phát triển công nghiệp nặng
B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn
C. Kiểm soát, độc chiếm thị trường Việt Nam
D. Đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải
Sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất?
A. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế
B. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920)
C. Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917)
D. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919)
Đặc điểm cơ bản của phong trào công nhân giai đoạn giai đoạn 1919-1925 là gì?
A. Phong trào diễn ra ngày càng nhiều hơn nhưng còn lẻ tẻ, tự phát
B. Đã vượt ra khỏi phạm vi một nhà máy và đã có sự liên kết thành một phong trào chung
C. Giai cấp công nhân tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng
D. Phong trào ngày càng có tổ chức, ý thức chính trị tăng lên rõ rệt
Nội dung nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
A. Hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền lên cầm quyền ở Pháp (tháng 6/1936)
C. Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản với phong trào cách mạng thế giới
D. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1936)
Căn cứ cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là
A. Thái Nguyên
B. Bắc Kạn
C. Bắc Sơn - Võ Nhai
D. Tuyên Quang
Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?
A. Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh
B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược
C. Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược
D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có môi trường hòa bình
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
B. Kết hợp khởi nghĩa và tiến công quân sự ở khắp nơi
C. Kết hợp ba thứ quân trong lực lượng vũ trang
D. Kết hợp khởi nghĩa từng phần với chiến tranh cách mạng
Điểm tương đồng của phong trào 1930-1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là
A. đề ra những mục tiêu và hình thức đấu tranh mới
B. để lại bài học về xây dựng khối liên minh công nông
C. góp sức cùng đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
D. tạo ra những điều kiện chủ quan cho Tổng khởi nghĩa
Ngày 8/9/1945, Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ theo chỉ thị của
A. Chính phủ liên hiệp kháng chiến
B. Chính phủ lâm thời
C. Tổng bộ Việt Minh
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khó khăn lớn nhất của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công là
A. giặc đói
B. giặc dốt
C. ngoại xâm
D. nội phản
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp thừa nhận quyền
A. tự do
B. độc lập
C. chủ quyền
D. thống nhất
Để củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã thống nhất thành
A. Mặt trận dân chủ Việt Nam
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
D. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam
Phong trào Cần Vương 1885 -1896 bùng nổ mạnh mẽ với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trên phạm vi rộng lớn đã chứng tỏ
A. nhân dân ta hoàn toàn tin tưởng triều đình, quyết tâm cùng triều đình kháng chiến
B. thực dân Pháp vẫn chưa hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam
C. tinh thần dân tộc, yêu nước mạnh mẽ của nhân dân ta dưới ngọn cờ Cần Vương chống Pháp
D. uy tín tuyệt đối của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết trong công cuộc lãnh đạo nhân dân kháng chiến
Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống pháp (1945 – 1954) được Đảng Lao động Việt Nam vận dụng thành công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tổng tiến công và nổi dậy
B. Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, sức mạnh trong nước và quốc tế
C. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế
D. Tăng cường đoàn kết trong nước, kết hợp binh vận và dân vận
“Chiến thắng Đường số 14 – Phước Long (cuối năm 1974 đầu 1975) được coi là trận “trinh sát chiến lược” của quân dân miền Nam vì đã
A. Cho thấy sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn
B. Buộc Mỹ phải can thiệp trở lại ở chiến trường miền Nam
C. Buộc Mỹ phải rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh
D. Bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến của ta sang thế tiến công
Điểm tương đồng của các chiến lược chiến tranh Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam từ 1954 - 1973 đều là
A. quân đội Mỹ đóng vai trò chủ đạo
B. quân đội Sài Gòn đóng vai trò chủ đạo
C. hình thức chiến tranh xâm lược thực dân cũ
D. hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới
Thắng lợi lớn nhất của ta trong Hiệp định Giơnevơ là gì?
A. Các bên tham chiến thực hiện tập kết chuyển quân chuyển giao khu vực
B. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
C. Pháp và các đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương
D. Các nước tham dự Hội nghị cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi sang Pháp đã dặn Huỳnh Thúc Kháng: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Theo em cái “bất biến” của dân tộc ta trong thời điểm này là gì?
A. Hòa bình
B. Tự do
C. Tự chủ
D. Độc lập
Các hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng có ý nghĩa lịch sử nào dưới đây?
A. Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam
B. Tạo điều kiện cho Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
C. Khẳng định sự lớn mạnh của giai cấp tiểu tư sản
D. Chứng tỏ sự thắng lợi của giai cấp tư sản
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng (1945-1954) có
A. tính chất nhân dân
B. tính chất toàn cầu
C. tính chất cải cách
D. tính chất tiên phong
Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quyết định đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986?
A. Tác động của xu thế toàn cầu hóa
B. Công nghiệp nặng chậm phát triển
C. Đất nước khủng hoảng kinh tế-xã hội
D. Mĩ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam
Chiến thuật quân sự mới được sử dụng phổ biến trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 -1965) của Mĩ ở miền Nam là gì?
A. Gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”
B. “Trực thăng vận” và “thiết xa vận”
C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng
D. “Bình định” miền Nam có trọng điểm
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải chấp nhận kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973)?
A. Bình Giã (1964)
B. Vạn Tường (1965)
C. Mậu Thân (1968)
D. Điện Biên Phủ trên không (1972)
Trong những năm 1961 - 1965, Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” ở miền Nam Việt Nam nhằm mục tiêu gì?
A. Củng cố chính quyền Sài Gòn
B. Phát triển lực lượng cho quân đội Sài Gòn
C. Tách đồng bào miền Nam khỏi lực lượng cách mạng
D. Tiêu diệt triệt để lực lượng Quân giải phóng miền Nam
Lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1965 -1969) là quân đội
A. Mĩ
B. Sài Gòn
C. Liên hợp quốc
D. Đồng minh của Mĩ