Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống pháp
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Hội nghị ở Phông-ten-blô không thành công
B. Pháp đánh chiếm Hải phòng (27 - 11 - 1946); Pháp gây ra vụ thảm sát ở Hà Nội (17 - 12 - 1946); Pháp gửi tối hậu thư (18 - 12 - 1946)
C. Pháp đã kiểm soát Thủ đô Hà Nội
D. Tất cả đều đúng
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu từ lúc nào
A. Ngày 18 - 12 - 1946
B. Đêm 19 - 12 - 1946
C. Đêm 20 - 12 - 1946
D. Ngày 22 - 12 - 1946
Hiệu lệnh kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra đầu tiên ở đâu?
A. Thái Bình.
B. Hải Phòng
C. Hà Nội.
D. ThanhD. Thanh Hóa Hóa
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp thể hiện trong các văn kiện lịch sử nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946)
B. Chỉ thị “Toàn đân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (22 - 12 - 1946)
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.
D. Tất cả các văn kiện trên.
Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị, thành phố nào kìm chân địch lâu nhất?
A. Hải phòng, Đà Nẵng
B. Hải Phòng, Huế, Nam Định
C. Hà Nội.
D. Vinh
Cuộc chiến đấu ở các đô thị diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ ngày 19 - 12 - 1946 đến 2 - 1947
B. Từ ngày 19 - 12 - 1946 đến 10 - 1947
C. Từ ngày 19 - 12 - 1946 đến 12 - 1947
D. Từ ngày 19 - 12 - 1946 đến 8 - 1950
Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài?
A. Ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng
B. Từ đầu của cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch
C. Hậu phương của ta chưa vững mạnh
D. Tất cả các lí do trên
Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ ngày 7 - 11 đến 19 - 12 - 1947
B. Từ ngày 7 - 10 đến 19 - 12 - 1947
C. Từ ngày 7 - 10 đến 20 - 12 - 1947
D. Từ ngày 16 - 8 đến 19 - 12 - 1947
Cánh quân đầu tiên Pháp tấn công lên Việt Bắc là cánh quân nào?
A. Một bộ phận nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn
B. Một binh đoàn lính thủy từ Hà Nội dọc theo sông Hồng, sông Lô lên Thái Nguyên rồi vòng về Bắc Cạn
C. Một bộ phận từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn
D. Một bộ phận từ Thái Nguyên đánh lên Bắc Cạn
Điền các địa danh trong chiến dịch Việt Bắc vào chỗ trống trong câu sau đây: “Trên sông Lô, quân và dân ta phục kích tại.............…”
A. Khoan Bộ, Bông Lau
B. Khoan Bộ, Đoan Hùng, Bông Lau
C. Khoan Bộ, Đoan Hùng, Khe Lau
D. Đoan Hùng, Bông Lau, Khe Lau
Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường thực hiện chính sách gì ở Việt Nam?
A. “Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước”
B. “Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ”.
C. “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D. “Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai”
Trong những năm 1947 — 1948, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì để đối phó với những âm mưu và hành động của thực dân Pháp?
A. Mở các cuộc tấn công đánh địch trên các mặt trận chính diện
B. Phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiếm.
C. Tạm thời rút vào hoạt động bí mật
D. Câu B và C đúng
Cuộc biểu tình khổng lồ của 300.000 đồng bào ở Sài Gòn diễn ra vào thời gian nào?
A. 9 - 1 - 1950
B. 15 - 2 - 1950
C. 19 - 3 - 1950
D. 16 - 8 - 1950
Việc hoàn thành cơ bản thống nhất hai Mặt trận Việt Minh và Liên Việt vào thời gian nào?
A. Năm 1948
B. Năm 1949
C. Năm 1950
D. Năm 1951
Chủ trương cơ bản nhất của Đảng và Chính phủ trong những năm 1948 - 1950 trên lĩnh vực kinh tế là gì?
A. Phát động phong trào thi đua ái quốc, đẩy mạnh sản xuất
B. Xây dựng kinh tế kháng chiến, tự cấp tự túc
C. Bảo vệ mùa màng.
D. Câu A và B đúng.
Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là
A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “hành lang Đông Tây” (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La)
B. Xây dựng hệ thông phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du
C. Lập phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ
D. Tất cả đều sai
- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- Khai thông biên giới Việt - Trung.
- Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt - Bắc.
Đó là ba mục đích trong chiến dịch nào của ta?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
C. Chiến dịch Hoà Bình - Tây Bắc - Thượng Lào
D. Câu A và B đúng
Khẩu hiệu nào đưới đây được nêu ra trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
A. “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”
B. “Tất cả để đánh thắng giặc Pháp xâm lược”
C. “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng!”
D. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”
Từ lúc bùng nôt đến khi kết thúc chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, thời gian nào dưới đây là đúng?
A. Từ ngày 16 - 9 - 1950 đến 22 - 10 - 1950
B. Từ ngày 16 - 8 - 1950 đến 20 - 10 - 1950
C. Từ ngày ló - 8 - 1950 đến 22 - 10 - 1950
D. Từ ngày 18 - 9 - 1950 đến 20 - 10 - 1950
Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
A. Trận đánh ở Cao Bằng
B. Trận đánh ở Đông Khê
C. Trận đánh ở Thất Khê
D. Trận đánh ở Đình Lập
Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là
A. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ)
B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh
C. Giải phóng dải biên giới. Việt - Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập
D. Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân
Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tấn công ta?
A. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tấn công các cơ sở cách mạng.
B. Ở Bắc Bộ, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn
C. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột võ trang
D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời điềm nào?
A. Sáng ngày 19 - 12 - 1946
B. Trưa ngày 19 - 12 - 1946
C. Chiều ngày 19 - 12 - 1946
D. Tối ngày 19 - 12 - 1946
Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tịnh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tỉn của dân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 - 12 - 1946 )
B. Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh
D. Câu A và B đúng
Văn kiện nào trình bày đầy đủ nhất đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng
C. Tác phâm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh
D. Câu A và B đúng
Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?
A. Kháng chiến toàn diện
B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài
C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia
D. Toàn dân, toàn điện, trường kì và dựa vào sức mình là chính
Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến biểu hiện ở điểm nào?
A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta
B. Mục đích cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa
C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta
D. Chủ trương sách lược của Đảng ta
Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ở điểm nào?
A. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta.
B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta
C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.
D. Đường lối kháng chiến của Đảng ta
Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao trong đó quan trọng nhất là mặt trận nào?
A. Quân sự
B. Chính trị
C. Kinh tế
D. Ngoại giao
Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Trường Chinh
C. Phạm Văn Đồng
D. Võ Nguyên Giáp
Nơi nào hường ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?
A. Hà Nội
B. Nam Định
C. Huế.
D. Sài Gòn
Trung đoàn thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào?
A. 15 - 2 - 1947
B. 16 - 2 - 1947
C. 17 - 2 - 1947
D. 18 - 2 - 1947
Mục đích cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là gì?
A. Để vây hãm địch, đảm bảo cho việc chuyển quân của ta
B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch
C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến
D. Câu A và B đúng
Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.
B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch
C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân toàn diện
D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới
Trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, thành phố nào đã kìm được chân địch lâu nhất?
A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Huế.
D. Đà Nẵng
Ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài?
A. Thực hiện một cuộc tổng di chuyên (cơ quan, máy móc...)
B. Tiến hành “tiêu thổ để kháng chiến”
C. Xây dựng lực lượng về mọi mặt (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá)
D. Câu A, B và C đều đúng
Vì sao Pháp mớ cuộc tấn công lên Việt Bắc?
A. Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, khoá chặt biên giới Việt Trung
B. Phá hậu phương kháng chiến, triệt phá đường tiếp tế.
C. Giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc nhanh chiến tranh
D. Câu A, B, C đều đúng
Thực dân Pháp huy động 12000 quân tỉnh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiên công
A. Bắc Cạn
B. Lạng Sơn.
C. Cao Bằng
D. Việt Bắc
Địch tấn công lên Việt Bắc vào ngày nào?
A. 7 - 10 - 1947
B. 8 - 10 - 1947
C. 9 - 10 - 1947
D. 10 - 10 - 1947
“Ở hướng đông, quân ta phục kích chặn đánh địch nhiều trận trên đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích đường....”
A. Bản Sao, đèo Bông Lau
B. Chợ Mới, Chợ Đền
C. Đoan Hùng, Khe Lau
D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang
Chiến dịch Việt Bắc kết thúc ngày nào?
A. 17 - 12 - 1947
B. 18 - 12 - 1947
C. 19 - 12 - 1947
D. 20 - 12 - 1947
Cuộc tắn công Việt Bắc của địch năm 1947 diễn ra trong bao nhiêu ngày?
A. 55 ngày đêm
B. 65 ngày đêm
C. 75 ngày đêm
D. 85 ngày đêm
Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?
A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta
B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu
C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên địch
D. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang “đánh lâu dài” với ta
Thắng lợi đó đã chững mình sự đúng đắn của đường lối kháng chiến của Đảng, là mốc khởi đầu sự thay đổi trong so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến của ta. Đó là ý nghĩa của chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
B. Chiến dịch Biên giới 1950
C. Chiến dịch Tây Bắc 1952
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Sau thắng lợi quân sự ở Việt Bắc (1947), thắng lợi tiếp theo có ý nghĩa to lớn đó là
A. Thắng lợi về kinh tế - chính trị
B. Thắng lợi về chính trị - ngoại giao
C. Thắng lợi về ngoại giao - văn hoá giáo dục
D. Thắng lợi về kinh tế - ngoại giao
Chủ trương cải cách giáo dục phố thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào?
A. Tháng 5 - 1950
B. Tháng 6 - 1950
C. Tháng 7 - 1950
D. Tháng 8 - 1950
Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam?
A. Liên Xô
B. Trung Quốc
C. Lào
D. Cam-pu- chia