Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Polime nào sau đây là polime thiên nhiên?

A.Polietilen.

B. Cao su isopren.

C. Tơ Tằm.

D. Nilon-6,6.

Câu 2:

Cho các dung dịch: glucozo, fructozo, saccarozo, hồ tinh bột. Số dung dịch hòa tan được Cu(OH)2

A.1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 3:

Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm  -OH, vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, không làm mất màu nước brom. X là

A.glucozo

B. tinh bột 

C. xenlulozo 

D. saccarozo

Câu 4:

Loại vật liệu nào sau đây có chứa nguyên tố nito?

A.Cao su buna

B. Poli (vinyl clorua) 

C. Tơ visco 

D. Tơ nilon-6

Câu 5:

Plolime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-dien. X là

A.Polistiren 

B.polibutadien 

C. cao su buna-N 

D. cao su buna-S

Câu 6:

Cho vào ống nghiệm 4 ml dung lịch lòng trắng trứng, 1 ml dung dịch NaOH 10% và vài giọt dung dịch CuSO4 2% lắc nhẹ thì xuất hiện

A. kết tủa màu vàng .

B. dung dịch không màu.

C. hợp chất màu tím 

D. dung lịch màu xanh lam

Câu 7:

Nhận định nào sau đây đúng?

A. Trùng ngưng 3 phân tử amino axit thu được tripeptit.

B. Thủy phân tripeptit thu được 3 amino axit khác nhau.

C. Thủy phân hoàn toàn peptit thu được α - amino axit.

D. Các protein dễ tan trong nước.

Câu 8:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng?

A. H2NCH2COOH

B.H2N(CH2)4CH(NH2)COOH

C. HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH

D.H2NCH(CH3)COOH

Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ các gốc axit béo chưa no.

B. Dầu mỡ sau khi rán có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu

C. Chất béo tan tốt trong nước và trong dung dịch axit clohidric.

D. Hidro hóa dầu thực vật lỏng thu được mỡ động vật rắn.

Câu 10:

Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là

A. C4H8O2 

B. C4H10O

C. C2H4O

D. C3H6O2

Câu 11:

Chất rắn nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Fructozo

B. Triolein

C. Saccarozo

D. Xenlulozo

Câu 12:

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Các amin đều phản ứng với dung dịch HCl

B. Các amin đều tan tốt trong nước

C. Các nguyên tử H của amin đơn chức là số chẵn

D. Các amin đều làm quỳ tím hóa xanh

Câu 13:

Amin nào sau đây là amin bậc ba?

A. (C6H5)2NH

B. (CH3)2CHNH2

C. (CH3)3N

D. (CH3)3CNH2

Câu 14:

Chất nào sau đây thuộc disaccarit?

A. Tinh bột. 

B. Fructozo 

C. Saccarozo. 

D. Glucozo.

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo có nhiều ứng dụng trong đời sống

B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit gọi là phản ứng xà phòng hóa

C. Chất béo là hợp chất thuộc loại trieste

D. Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều

Câu 16:

Số đồng phân este có công thức phân tử là C4H8O2

A. 3. 

B. 6. 

C. 4. 

D. 5

Câu 17:

Cho các polime: poliisopren, tinh bột, xenlulozo, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng không gian là

A. 1.

B. 2.

C. 3. 

D. 4.

Câu 18:

Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra hỗn hợp đồng nhất?

A. Ngâm một mẫu nhỏ poli (vinyl clorua) trong dung dịch HCl

B. Cho glyxin vào dung dịch NaOH

C. Cho anilin lỏng vào dung dịch HCl dư

D. Ngâm một mẫu nhỏ polibutadien trong benzen dư

Câu 19:

Thủy phân đến cùng protein thu được

A. glucozo.

B. amino axit.

C. axit béo. 

D. chất béo.

Câu 20:

Dung dịch đường dùng để tiêm hoặc truyền vào tĩnh mạch cho bệnh nhân là

A. glucozo

B. fructozo

C. amilozo

D. saccarozo

Câu 21:

Hai kim loại X, Y và dung dịch muối tương ứng có các phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

(1) X + 2Y­3+ → X2+ + 2Y2+

(2) Y + X2+   → Y2+ + X.

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Y2+ có tính oxy hóa mạnh hơn X2+

B. X khử được ion Y2+.

C. Y3+ có tính oxy hóa mạnh hơn X2+ 

D. X có tính khử mạnh hơn Y.

Câu 22:

Cho các chất sau: NH3, CH3CH2NH2, C6H5NH2, H2NCH2COOH. Chất có lực bazo mạnh nhất là

A. C6H5NH2

B. CH3CH2NH2

C. H2NCH2COOH

D. NH3

Câu 23:

Nhận định nào sau đây về amino axit là không  đúng?

A. Tương đối dễ tan trong nước

B. Có tính chất lưỡng tính

C. Ở điều kiện thường là chất rắn.

D. Dễ bay hơi.

Câu 24:

Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozo thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m gam glucozo rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam

B. 40 gam

C. 80 gam

D. 60 gam

Câu 25:

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chưa (m +30,8) gam muối. Mặt khác, m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là

A. 165,6

B. 123,8

C. 171,0

D. 112,2

Câu 26:

Cho 0,2 mol α – amino axit X (có dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với NaOH thu được 22,2 gam muối khan. Phân tử khối của X là

A. 89. 

B. 75. 

C. 117.

D. 146.

Câu 27:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và MgO (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2) cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch chưa 2 axit HCl 0,6M và H2SO4 0,45M. Gia trị của m là

A. 7,68

B. 10,08

C. 9,12

D. 11,52

Câu 28:

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77 gam muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH thì chỉ thu được 17,81 gam muối. Giá trị của m là

A. 18,36

B. 17,25

C. 17,65

D. 36,58

Câu 29:

Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp gồm hai muối của 2 axit cacboxylic và một ancol Y. Toàn bộ lượng Y tác dụng với Na dư, thu được 3,36 lit H2 (đktc). X gồm

A.  1 este và 1 ancol

B.  2 este

C. 1 axit và 1 ancol

D. 1 axit và 1 este

Câu 30:

Thủy phân hoàn toàn peptit X mạch hở chỉ thu được glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 12,6 gam nước. Số nguyên tử oxi trong phân tử X là

A. 5

B.  2

C. 3

D. 4