Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 16)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hợp chất sắt (III) sunfat có công thức

A. Fe2(SO4)3 

B. Fe(OH)3.

C. Fe2O3

D. FeSO4

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Crom là kim loại nhẹ, màu trắng xám.

B. Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

C. Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazo. 

D. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

Câu 3:

Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch

A. NaOH

B. Na2SO4

C. NaCl

D. HCl

Câu 4:

Kim loại cứng nhất, có thể rạch được thủy tinh là

A. Fe. 

B. Be. 

C. Cr.

D. Al.

Câu 5:

Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước, … Công thức của phèn chua là

A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

B. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Câu 6:

Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là

A. Mg

B. Al

C. Fe

D. Cu

Câu 7:

Hiện tượng mưa axit chủ yếu là do những chất khí sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không xử lí triệt để. Hai khí đó là:

A. CO2 và O2

B. NH3 và HCl

C. SO2 và NO2

D. H2S và N2

Câu 8:

Chất thường dùng để khử oxit sắt trong quá trình luyện gang là

A. Al. 

B. Mg

C. CO

D. H2

Câu 9:

Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. Cr2O3

B. CrO3

C. Al2O3

D. Fe2O3

Câu 10:

Cho Fe (Z = 26). Cấu hình electron của nguyên tử Fe là

A. [Ar] 3d54s1

B. [Ar] 3d64s2

C. [Ar] 4s23d6

D. [Ar] 3d8.

Câu 11:

Hóa chất dùng để phân biệt dung dịch MgCl2 và AlCl3 là 

A. dung dịch NaCl.

B. dung dịch HCl.

C. dung dịch HNO3.

D. dung dịch NaOH.

Câu 12:

Quặng có hàm lượng sắt cao nhất nhưng hiếm trong tự nhiên là

A. pirit

B. hematit

C. xiđerit

D. manhetit

Câu 13:

Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. NaOH.

B. HNO3 đặc, nguội

C. H2SO4 đặc, nóng

D. HCl

Câu 14:

Cho vào ống nghiệm vài tinh thể Na2Cr2O7 sau đó thêm tiếp khoảng 3 ml nước và lắc đều được dung dịch Y. Thêm tiếp vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch Y được dung dịch Z. Màu của Y và Z lần lượt là: 

A. màu da cam, màu vàng chanh

B. màu vàng chanh, màu da cam

C. màu nâu đỏ, màu vàng chanh

D. màu vàng chanh, màu nâu đỏ

Câu 15:

Cho phương trình hóa học: aAl + bFe3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số (c + d) là

A. 24

B. 11

C. 13

D. 22

Câu 16:

Phương pháp dùng để sản xuất nhôm là

A. điện phân nóng chảy Al(OH)3.

B. dùng cacbon khử Al2O3.

C. điện phân nóng chảy Al2O3.

D. điện phân nóng chảy AlCl3.

Câu 17:

Hóa chất nào sau đây để phân biệt 3 chất rắn: Al, Mg và Al2O3?

A. Dung dịch NaNO3

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch NaCl

Câu 18:

Cho sơ đồ Fe +X  FeCl3 +Y  FeCl2. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. HCl, Fe

B. Cl2, Ag

C. Cl2, Fe

D. HCl, NaOH

Câu 19:

Dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

A. Al, Fe, Cr. 

B. Al, Cu, Fe. 

C. Ag, Cu, Cr. 

D. Cu, Ag, Zn.

Câu 20:

Cho dãy các chất: Fe, Cr2O3, Al, Al2O3, Al(OH)3. Số chất lưỡng tính là

A. 2. 

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 21:

Sắt (III) hiđroxit được điều chế bằng cách nào?

A. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl

B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch NaOH

C. Dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH

D. Dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch HCl

Câu 22:

Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3, dung dịch thu được chứa muối nào?

A. NaCl

B. NaCl và AlCl3

C. NaCl, AlCl3 và NaAlO2

D. NaAlO2, NaCl

Câu 23:

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch KOH vào dung dịch CrCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa lục xám, sau đó kết tủa tan 

B. có kết tủa lục xám, kết tủa không tan

C. có kết tủa vàng, kết tủa không tan

D. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan

Câu 24:

Nhúng thanh sắt dư lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, AlCl3, HNO3, H2SO4 loãng, NaCl, CuSO4. Số trường hợp tạo muối sắt (II) là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 25:

Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là

A. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3

B. Fe(NO3)2

C. Fe(NO3)3, HNO3

D. Fe(NO3)3

Câu 26:

Số oxi hóa của Cr trong hợp chất K2Cr2O7

A. +6

B. +2

C. +3

D. +1

Câu 27:

Al(OH)3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. NaCl, NaOH

B. Na2SO4, HNO3

C. HNO3, KNO3

D. H2SO4, NaOH

Câu 28:

Cho các kim loại Al, Cr lần lượt tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Số phản ứng hóa học xảy ra là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 29:

Khử 16 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao bằng CO dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Fe. Giá trị m là

A. 5,6 gam. 

B. 8,4 gam. 

C. 11,2 gam. 

D. 16,8 gam.

Câu 30:

Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc), dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 36,2 gam

B. 39,4 gam

C. 42,6 gam

D. 38,18 gam

Câu 31:

Hòa tan 4,32 gam một kim loại R vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Kim loại R là

A. Mg

B. Al

C. Cr

D. Fe

Câu 32:

Cho 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 150 ml dung dịch Al(NO3)3 1M. Sau khi phản ứng xong thu được kết tủa có khối lượng là

A. 11,7 gam

B. 7,8 gam

C. 13,0 gam

D. 15,6 gam

Câu 33:

Cho 10,8 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 10,08 lít

B. 8,96 lít

C. 4,48 lít

D. 6,72 lít

Câu 34:

Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(a) Cho Cu vào dung dịch FeCl3.

(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Al2(SO4)3.

(c) Cho Fe vào dung dịch AgNO3.

(d) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 35:

Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 7,84 lít khí (đktc). Giá trị m là

A. 11,2 gam 

B. 5,6 gam

C. 11,7 gam

D. 19,6 gam

Câu 36:

Cho 13,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Al tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 60,87% 

B. 58,69% 

C. 39,13% 

D. 41,30%

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm Al, Cr, Fe. Nếu cho 21,5 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thì có 11,2 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, cho 21,5 gam X tác dụng với Cl2 dư thu được 69,425 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp X là

A. 43,95% 

B. 56,05% 

C. 87,44% 

D. 12,56%

Câu 38:

Cho 0,02 mol Fe vào dung dịch chứa 0,05 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được bằng bao nhiêu gam?

A. 5,4 gam 

B. 2,16 gam

C. 4,32 gam

D. 3,24 gam

Câu 39:

Hòa tan Fe3O4 trong H2SO4 loãng dư khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất sau: Cu, NaOH, MgSO4, NaNO3

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 40:

Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3, hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 0,336 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 0,81 gam

B. 0,945 gam

C. 1,08 gam

D. 0,54 gam