Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các kim loại: Cr; W; Fe; Cu; Cs. Chiều tăng dần độ cứng của các kim loại là:

A. Cs < Cu < Fe < W < Cr

B. Cu < Cs < Fe < W < Cr

C. Cs < Cu < Fe < Cr < W

D. Cu < Cs < Fe < Cr < W

Câu 2:

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng hợp

B. trùng ngưng

C. xà phòng hóa

D. thủy phân

Câu 3:

Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng thường sinh ra khí NO2. Để hạn chế tốt nhất khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Muối ăn

B. Cồn

C. Xút

D. Giấm ăn

Câu 4:

Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu. Trong phản ứng này xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 5:

Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là

A. Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.

B. Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.

C. Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân.

D. Điều chế kim loại hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt luyện.

Câu 6:

Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là

A. Ca(HCO3)2.

B.  BaCl2.

C. CaCO3.

D. AlCl3.

Câu 7:

Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là

A. 3.

B. 1.

C. 4.

D. 2.

Câu 8:

Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?

A. Kết tinh.

B. Chiết.

C. Thăng hoa.

D. Chưng cất.

Câu 9:

Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Muối ăn

B. Giấm ăn

C. Nước vôi

D. Cồn 70o

Câu 10:

4 chất hữu cơ X, Y, Z, T có một số đặc điểm sau:

 

X

Y

Z

T

Trạng thái

chất rắn kết tinh

chất rắn kết tinh

chất lỏng

chất lỏng

Dung dịch HCl

có xảy ra phản ứng

có xảy ra phản ứng

có xảy ra phản ứng

có xảy ra phản ứng

Phản ứng với NaOH

không xảy ra phản ứng

có xảy ra phản ứng

không xảy ra phản ứng

có xảy ra phản ứng

Dung dịch Br2

dung dịch Br2 không bị nhạt màu

dung dịch Br2 không bị nhạt màu

dung dịch Br2 bị nhạt màu và xuất hiện kết tủa trắng

dung dịch Br2 bị nhạt màu, không xuất hiện kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. saccarozơ, alanin, etyl axetat, metyl metacrylat.

B. saccarozơ, alanin, phenol, metyl metacrylat

C. saccarozơ, glyxin, anilin, metylmetacrylat

D. xelulozơ, glyxin, anilin, metylmetacrylat

Câu 11:

Cho các phản ứng sau: 

(1) N2 + O2to,xt2NO

(2) N2 + 3H2to 2NH3

Trong hai phản ứng trên thì nitơ

A. chỉ thể hiện tính oxi hóa

B. thể hiện tính khử và tính oxi hóa

C. chỉ thể hiện tính khử

D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa

Câu 12:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm:

Sau đó tiến hành thử tính chất của khí X: Sục khí X dư lần lượt vào dung dịch Br2 và dung dịch AgNO3. Hiện tượng xảy ra là:

A. Dung dịch Br2 bị nhạt màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu vàng

B. Dung dịch Br2 bị nhạt màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu trắng

C. Dung dịch Br2 bị mất màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu vàng

D. Dung dịch Br2 bị mất màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu trắng

Câu 13:

Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây?

A. Ung thư vú

B. Ung thư vòm họng

C. Ung thư phổi

D. Ung thư gan

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ

B. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

C. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol

D. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol

Câu 15:

Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là

A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 16:

Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là:

A. màu vàng chanh và màu da cam

B. màu vàng chanh và màu nâu đỏ

C. màu nâu đỏ và màu vàng chanh

D. màu da cam và màu vàng chanh

Câu 17:

Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch

A. BaCl2

B. HCl

C. KNO3

D. KOH

Câu 18:

Amino axit X no, mạch hở, có công thức CnHmO2N. Biểu thức liên hệ giữa m và n là

A. m = 2n + 1

B. m = 2n + 2

C. m = 2n

D. m = 2n + 3

Câu 19:

Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al, HNO3 đặc, KClO3.

B. Na2O, NaOH, HCl.

C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3

D. NH4Cl, KOH, AgNO3.

Câu 20:

Cho ba dung dịch chưa ba chất: CH3NH2 (X), H2NC3H5(COOH)2 (Y)  và H2NCH2COOH (Z) đều có nồng độ 0,1M. Thứ tự sắp xếp ba dung dịch trên theo chiều tăng dần độ pH là

A. (Z) < (X) < (Y).

B. (Y) < (Z) < (X).

C. (X) < (Y) < (Z).

D. (Y) < (X) < (Z).

Câu 21:

Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2). Lấy 10,08 lít (đktc) hỗn hợp X nung nóng có xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn hỗn hợp Y qua nước brom dư thấy bình brom tăng 3 gam và còn lại V lít (đktc) hỗn hợp khí Z không bị hấp thụ. Tỉ khối của Z so với hiđro bằng 20/6. Giá trị của V là

A. 2,80 lít

B. 8,96 lít

C. 5,04 lít

D. 6,72 lít

Câu 22:

Cho 0,1 mol lysin tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với 400 ml NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 26,25.

B. 34,25.

C. 22,65.

D. 30,65.

Câu 23:

Cho các phản ứng sau:

2FeCl3 + 2KI  2FeCl2 + 2KCl + I2

2FeCl2 + Cl2  2FeCl3

Cl2 + 2KI  2KCl + I2

Tính oxi hóa tăng dần của các cặp oxi hóa - khử là thứ tự nào sau đây?

A. Fe3+/Fe2+ < Cl2/2Cl- < I2/2I-.

B. I2/2I- < Cl2/2Cl- < Fe3+/Fe2+.

C. Cl2/2Cl- < Fe3+/Fe2+ < I2/2I-.

D. I2/2I- < Fe3+/Fe2+ < Cl2 /2Cl-.

Câu 24:

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối KNO3 và Fe(NO3)2 sau phản ứng thu được hỗn hợp X gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 là 21,6. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2

A. 60%.

B. 40%.

C. 78,09%.

D. 34,3%.

Câu 25:

Cho 12,9 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Thêm 150 ml dung dịch H2SO4 1M vào dung dịch Y, thu được kết tủa có khối lượng là

A. 15,6 gam.

B. 23,4 gam.

C. 19,5 gam.

D. 7,8 gam.

Câu 26:

Một hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam X rồi thêm vào đó 75 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau đó phải dùng hết 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hòa kiềm dư, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y đến khối lượng không đổi, thu được 1,0425 gam muối khan. Phần trăm số mol của axit có khối lượng phân tử bé hơn trong hỗn hợp trên là

A. 46,61%.

B. 40%.

C. 43,39%.

D. 50%.

Câu 27:

Cho 8,88 gam  chất chứa nhân thơm X có công thức C2H3OOCC6H3(OH)OOCCH3 vào 200 ml KOH 0,9M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch B. Cô cạn B thu được b gam chất rắn khan. Giá trị của b là

A. 15,76.

B. 14,64.

C. 16,08.

D. 17,2.

Câu 28:

Cho các nhận định sau:

(1) Dùng CaCO3 làm chất chảy loại bỏ SiO2 trong luyện gang.

(2) Dùng Mg để chế tạo các hợp kim nhẹ và bền như Đuyra,…

(3) Mg cháy trong khí CO2.

(4) Không dùng MgO để điện phân nóng chảy điều chế Mg.

(5) Dùng cát để dập tắt đám cháy có mặt Mg.

Số nhận định đúng là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 29:

Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, thu được kết tủa. Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là

A. 90,0.

B. 75,6.

C. 64,8.

D. 72,0.

Câu 30:

Cho m gam hỗn hợp Na và Ca vào một lượng nước dư thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

  Giá trị của V là

A. 3,36.

B. 4,48.

C. 2,24.

D. 5,6.

Câu 31:

Hòa tan 8,4 gam Fe vào 500 ml dung dịch X gồm HCl 0,2M và H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 18,75 gam.

B. 16,75 gam.

C. 19,55 gam.

D. 13,95 gam.

Câu 32:

Hòa tan hỗn hợp Na và K vào nước dư, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí H2 (đktc). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần dùng để trung hòa X là

A. 150 ml.

B. 300 ml.

C. 600 ml.

D. 900 ml.

Câu 33:

Có thể có bao nhiêu hexapeptit mà trong phân tử chứa 3 mắt xích alanin, 2 mắt xích glyxin và 1 mắt xích valin, có đầu N là alanin và đầu C là valin?

A. 7.

B. 6.

C. 4.

D. 5.

Câu 34:

Cho sơ đồ sau:

 

              

Công thức cấu tạo của M là

 

A. C2H3COOC­3H7

B. CH2=C(CH3)COOC2H5

C. C6H5COOC2H5

D. CH=CH2COOCH=CH2

Câu 35:

Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 

A. 6,0.

B. 6,9.

C. 7,0.

D. 6,08.

Câu 36:

Ancol X (MX= 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z thỏa mãn là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 37:

Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng thanh sắt giảm 1,8 gam và thấy thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là

A. 0,3.

B. 0,5.

C. 0,6.

D. 0,4.

Câu 38:

Hoà tan hết 15,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó oxi chiếm 20,725% về khối lượng) bằng 280 gam dung dịch HNO3 20,25% (dùng dư), thu được 293,96 gam dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch X cần 450 ml dung dịch NaOH 2M. Nếu cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là 

A. 44,12.

B. 46,56.

C. 43,72.

D. 45,84.

Câu 39:

Cho m gam hỗn hợp E gồm NaHCO3, Fe2O3, ZnO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5%, thu được dung dịch X chứa (m + 37,24) gam muối trung hòa và 193,08 gam H2O và có khí CO2 thoát ra. Dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì xuất hiện 139,8 gam kết tủa. Biết phân tử khối trung bình của E bằng 94,96. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong E là

A. 26,96%.

B. 24,88%.

C. 27,58%.

D. 34,12%.

Câu 40:

Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 68). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần đúng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là

A. 27,46%.

B. 37,16%.

C. 36,61%.

D. 63,39%.