Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở  của các kim loại như sau:

Y là kim loại nào trong các kim loại dưới đây?

A. Fe.

B. Ag.

C. Cu.

D. Al.

Câu 2:

Một loại polime rất bền với nhiệt và axit, được tráng lên "chảo chống dính" là polime có tên gọi nào sau đây?

A. Poli(vinyl clorua) (nhựa PVC).

B. Poli(phenol – fomanđehit) (PPF).

C. Plexiglas – poli(metyl metacrylat).

D. Teflon – poli(tetrafloetilen).

Câu 3:

Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa keo trắng. Chất X là

A. HCl.

B. NH3.

C. KOH.

D. NaOH.

Câu 4:

Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch

A. HCl.

B. HNO3 loãng.

C. H2SO4 loãng.

D. KOH.

Câu 5:

Cho sơ đồ phản ứng sau: Al  X  Y  AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau đây?

A. Al(OH)3, Al(NO3)3.

B. Al(OH)3, Al2O3.

C. Al2(SO4)3, Al2O3.

D. Al2(SO4)3, Al(OH)3.

Câu 6:

Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn.

B. Muối ăn.

C. Cồn.

D. Xút.

Câu 7:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây sắt trong khí clo;

(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi);

(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng dư);

(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3;

(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).

  Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt(II)?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 8:

Để xác nhận trong phân tử chất hữu cơ có nguyên tố H ng­ười ta dùng phương pháp nào sau đây?

A. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua P2O5.

B. Đốt cháy rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc.

C. Đốt cháy thấy có hơi n­ước thoát ra

D. Đốt cháy rồi cho sản phẩm qua CuSO4 khan

Câu 9:

Trong công nghiệp phương pháp hiện đại nhất dùng để điều chế axit axetic đi từ chất nào sau đây?

A. Butan

B. Etanol

C. Anđehit axetic

D. Metanol

Câu 10:

Thực hiện một số thí nghiệm với 4 chất hữu cơ, thu được kết quả như sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. metyl amin, anilin, glyxin, triolein.

B. etyl amin, alanin, glyxin, triolein.

C. metyl amin, anilin, xelulozơ, triolein.

D. etyl amin, anilin, alanin, tripanmitin.

Câu 11:

Tìm phản ứng viết sai:

A. NH3 +HNO3NH4NO3

B. 4NH3+5O2to 4NO+6H2O

C. 2NH3+3CuOtoN2+3Cu+3H2O

    D. 3NH3+AlCl3Al(OH)3+3NH4Cl

Câu 12:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây ?

A. C2H5OH H2SO4 đặc, toC2H4 + H2O.

B. NH4Cl + NaOHto NaCl + NH3 + H2O

C. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn)­­ ­CaO, to Na2CO3 + CH­4

D. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) to NaHSO4 + HCl

Câu 13:

Khi ủ men rượu, người ta thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ancol etylic và bã rượu. Muốn thu được ancol etylic người ta dùng phương pháp nào sau đây?

A. Phương pháp kết tinh

B. phương pháp chưng chất

C. Phương pháp chiết lỏng – lỏng

D. Phương pháp chiết lỏng – rắn

Câu 14:

Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là

A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 15:

Este X khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 muối là natri phenolat và natri propionat. X có công thức là

A. CH3CH2COOC6H5

B. C6H5OOCCH3

C. C6H5COOCH2CH3

D. CH3COOC6H5

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Cr­2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit loãng, kiềm loãng

B. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit

C. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng

D. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc

Câu 17:

Dung dịch nào dưới đây dùng để phân biệt dung dịch KCl với dung dịch K2SO4?

A. BaCl2.

B. NaOH.

C. H2SO4.

D. HCl.

Câu 18:

Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Công thức cấu tạo của X, Y là:

A. X là CH3-COOH3N-CH3  và Y là CH2=CH-COONH4.

B. X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4.

C. X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH3-CH2COONH4.

D. X là H2N-CH2-COOCH3  và Y là CH2=CH-COONH4.

Câu 19:

Người ta có thể sử dụng nước đá khô (CO2 rắn) để tạo môi trường lạnh và khô trong việc bảo quản thực phẩm và hoa quả tươi. Vì

A. nước đá khô có khả năng thăng hoa.

B. nước đá khô có khả năng hút ẩm.

C. nước đá khô có khả năng khử trùng.

D. nước đá khô có khả năng dễ hoá lỏng.

Câu 20:

Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.

B. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

C. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.

D. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.

Câu 21:

Hỗn hợp X gồm hai anken có tỉ khối so với H2 bằng 16,625. Lấy hỗn hợp Y chứa 26,6 gam X và 2 gam H2. Cho Y vào bình kín có dung tích V lít (ở đktc) có chứa Ni xúc tác. Nung bình một thời gian thu được hỗn hợp Z có tỉ khối so với H2 bằng 143/14. Biết hiệu suất phản ứng hiđro hoá của các anken bằng nhau. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là

A. 60%.

B. 50%.

C. 55%.

D. 40%.

Câu 22:

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là

A. 36,6.

B. 38,61.

C. 35,4.

D. 38,92.

Câu 23:

Trong các kim loại Na; Ca; K; Al; Fe; Cu và Zn, số kim loại tan tốt vào dung dịch KOH là

A. 4.

B. 3.

C. 6.

D. 5.

Câu 24:

Khối lượng quặng photphorit chứa 65% Ca3(PO4)2 cần lấy để điều chế 150 kg photpho là (có 3% P hao hụt trong quá trình sản xuất).

A. 1,189 tấn

B. 0,2 tấn

C. 0,5 tấn

D. 2,27 tấn

Câu 25:

Hòa tan hết m gam Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HCl, thu được dung dịch X và khí NO. Thêm tiếp 19,2 gam Cu vào X, sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 2 muối trung hòa và còn lại 6,4 gam chất rắn. Cho toàn bộ Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 183 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 32,0.

B. 21,6.

C. 19,2.

D. 28,8.

Câu 26:

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch Ca(OH)2, thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là

A. 3m = 22b-19a.

B. 8m = 19a-1b.

C. 3m = 11b-10a.

D. 9m = 20a-11b.

Câu 27:

Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH3COOC6H4COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là 

A. 0,96.

B. 0,24.

C. 0,48.

D. 0,72.

Câu 28:

Chất vô cơ X trong thành phần chỉ có 2 nguyên tố. X không tan được vào H2O và dung dịch HCl. Đốt cháy X trong O2 ở nhiệt độ cao được khí Y. Khí Y tác dụng với dung dịch brom được chất Z. Z phản ứng với dung dịch BaCl2 thu được chất Q. Q không tan được vào dung dịch HNO3. Các chất X, Y, Z theo thứ tự tương ứng là:

A. CuS, H2S, H2SO4

B. Fe3C, CO, BaCO3

C. CuS, SO2, H2SO4

D. MgS, SO2, H2SO4

Câu 29:

Để điều chế 26,73 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 65% (d = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 30

B. 29

C. 18

D. 20

Câu 30:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2  vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của m và x lần lượt là

A. 228,75 và 3,25.

B. 801,3.

C. 200 và 2,75.

D. 200,0 và 3,25.

Câu 31:

Cho 14,3 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Zn và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 22,3 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 2,0 lít.

B. 1,0 lít.

C. 0,5 lít.

D. 1,5 lít.

Câu 32:

Trộn 2,43 gam Al với 9,28 gam Fe3O4 rồi nung nóng cho phản ứng xảy ra một thời gian, làm lạnh được hỗn hợp X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 2,352 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn Y được a gam muối khan. Xác định giá trị của a là

A. 28,326.

B. 16,605.

C. 18,325.

D. 27,965.

Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol Phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là

A. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

D. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

Câu 34:

Hợp chất A (chứa C, H, O) có tỉ khối hơi so với metan là 8,25, thuộc loại hợp chất đa chức khi phản ứng với NaOH tạo ra muối và ancol. Số lượng hợp chất thỏa mãn tính chất của X là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 35:

Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa một số peptit mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 151,2 gam muối natri của các amino axit là Gly, Ala và Val. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thấy tốn 107,52 lít oxi (đktc), thu được 64,8 gam H2O. Giá trị m là

A. 51,2.

B. 50,4.

C. 102,4.

D. 100,05.

Câu 36:

Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp X gồm metyl acrylat, etylen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng a mol O2. Sản phẩm cháy dẫn qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào phần nước lọc thì thu được thêm 53,46 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là bao nhiêu?

A. 0,375.

B. 0,455.

C. 0,625.

D. 0,215.

Câu 37:

Cho 240 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch gồm AlCl3 a mol/lít và Al2(SO4)3 2a mol/lít; sau khi các phản ứng kết thúc thu được 51,3 gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 0,12.

B. 0,18.

C. 0,15.

D. 0,16.

Câu 38:

Nung hỗn hợp chất rắn X gồm Al và một oxit của sắt trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 257,9 gam muối và x mol khí NO.

- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 2M, thu được 1,5x mol H2 và 22,4 gam chất rắn không tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 352.

B. 206.

C. 251.

D. 230.

Câu 39:

Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS trong đó O chiếm 4,6997% khối lượng. Cho 15,32 gam X tác dụng vừa đủ với 0,644 mol H2SO4 đặc (đun nóng) sinh ra 14,504 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Nhúng thanh Mg dư vào Y sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng 5,14 gam (Giả sử 100% kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Đốt cháy hoàn toàn 15,32 gam X bằng lượng vừa đủ V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 tỉ lệ mol 1:1. Giá trị gần nhất của V là 

A. 4,3.

B. 10,5.

C. 5,3.

D. 3,5.

Câu 40:

Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp hai este đơn chức mạch hở A, B (MA < MB) trong 700 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp. Đun nóng Y trong H2SO4 đặc ở 140oC, thu được hỗn hợp Z. Trong Z tổng khối lượng của các ete là 8,04 gam (Hiệu suất ete hóa của các ancol đều là 60%). Cô cạn dung dịch X được 54,4 gam chất rắn C. Nung chất rắn này với lượng dư hỗn hợp NaOH, CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí T (đktc). Phần trăm khối lượng của A trong hỗn hợp ban đầu là

A. 66,89%.

B. 48,96%.

C. 49,68%.

D. 68,94%.