Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:

(X): 1s22s22p6                 

(Y): 1s22s22p63s2               

(Z): 1s22s22p3                

(T): 1s22s22p63s23p3

Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. X là khí hiếm, Z là kim loại.

B.  Chỉ có T là phi kim.

C. Z và T là phi kim.

D. Y và Z đều là kim loại.

Câu 2:

Polime bị thuỷ phân cho α-amino axit là

A. polisaccarit.

B. polistiren.

C. nilon-6,6.

D. polipeptit.

Câu 3:

Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiên nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng

A. Đạm amoni.

B. Phân lân.

C. Phân kali.

D. Đạm nitrat.

Câu 4:

Từ 2 phản ứng:

(1) Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+

(2) Cu2+ + Fe Cu + Fe2+.

Có thể rút ra kết luận:

A. Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+.

B. Tính khử: Fe > Fe2+ > Cu.

C. Tính oxi hóa: Fe3+ > Fe2+ > Cu2+.

D. Tính khử: Cu > Fe > Fe2+.

Câu 5:

Cô cạn dung dịch X chứa các ion Mg2+; Ca2+ và HCO3- , thu được chất rắn Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z gồm

A. MgO và CaCO3.

B. MgCO3 và CaCO3.

C. MgCO3 và CaO.

D. MgO và CaO.

Câu 6:

Bột kim loại X tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, không có khí thoát ra. X có thể là kim loại nào?

A. Cu.

B. Mg.

C. Ag.

D. Fe.

Câu 7:

Cho các dung dịch: FeCl2, FeCl3, ZnCl2, CuSO4. Có bao nhiêu dung dịch tạo kết tủa với khí H2S?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8:

Phát biểu không chính xác là:

A. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

B. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết s, sự xen phủ bên tạo thành liên kết p.

C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.

D. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

Câu 9:

X có công thức phân tử là C3H6O2. X phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH. Vậy công thức cấu tạo của X là

A. CH3CH2COOH

B. CH3COOCH3

C. HCOOC2H5

D. HOCH2CH2CHO

Câu 10:

Thực hiện một số thí nghiệm với 4 chất hữu cơ, thu được kết quả như sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:

A. fructozơ, Ala-Gly-Val, saccarozơ, anilin.

B. glucozơ, Gly-Ala-Val, xelulozơ, alanin.

C. glucozơ, Gly-Ala-Val, saccarozơ, alanin.

D. fructozơ, Ala-Gly-Val, tinh bột, anilin.

Câu 11:

Loại phân bón hoá học có tác dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, quả hoặc củ to là

A. phân đạm

B. phân lân

C. phân kali

D. phân vi lượng

Câu 12:

Theo IUPAC ankin CH3-CC-CH­2-CH3 có tên gọi là

A. pent-2-in

B. etylmetylaxetilen

C. pent-1-in

D. pent-3-in

Câu 13:

Tiến hành thí nghiệm (A, B, C) ở điều kiện thường về phenol (C6H5OH) và muối C6H5ONa như hình vẽ sau đây:

Thông qua các thí nghiệm cho biết điều khẳng định nào sau đây là chính xác?

A. Phenol ít tan trong nước nóng, tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit mạnh hơn axit cacbonic

B. Phenol tan nhiều trong nước nóng, tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit mạnh hơn axit cacbonic

C. Phenol ít tan trong nước lạnh, nhưng tan nhiều trong dung dịch kiềm, có lực axit yếu hơn cả axit cacbonic

D. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan ít trong dung dịch kiềm, có lực axit yếu hơn cả axit cacbonic

Câu 14:

Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ, người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có bao nhiêu nhóm hiđroxyl?

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 15:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.

B. Metyl axetat là đồng phân của axit axetic

C. Các este thường nhẹ hơn nước và ít tan trong nước.

D. Metyl fomat có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic

Câu 16:

Cho các phát biểu sau:

 (a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ;

 (b) Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất;

 (c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ;

 (d) CrO3 là một oxit axit.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 1.

Câu 17:

Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

A. NaCl.

B. Ba(OH)2.

C. NH3.

D. NaOH.

Câu 18:

Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. H2NCH2COOH

B. CH2=CH-COOH

C. CH3COOH

D. C2H5OH

Câu 19:

Ngưi ta thưng dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loi. Để làm sạch hoàn toàn nhng hạt cát bám trên bề mặt vt dụng làm bng kim loi có thể dùng dung dch nào sau đây?

A. Dung dch HF

B. Dung dch HCl

C. Dung dch NaOH loãng

D. Dung dch H2SO4

Câu 20:

Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 21:

Nhiệt phân nhanh 3,36 lít khí CH4 (đo ở đktc) ở 1500oC, thu được hỗn hợp khí T. Dẫn toàn bộ T qua dung dịch AgNO3 dư trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thấy thể tích khí thu được giảm 20% so với T. Hiệu suất phản ứng nung CH4

A. 40,00%.

B. 66,67%.

C. 20,00%.

D. 50,00%.

Câu 22:

Thủy phân hoàn toàn m gam pentapeptit M mạch hở, thu được hỗn hợp X gồm hai a - amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên cần dùng vừa đủ 2,268 lít O2 (đktc), chỉ thu được H2O, N2 và 1,792 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là

A. 1,806.

B. 2,806.

C. 2,295.

D. 1,935.

Câu 23:

Cho 3 thí nghiệm sau:

 (1) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2.

 (2) Cho bột sắt từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3.

 (3) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl3.

Trong mỗi thí nghiệm, số mol ion Fe3+ biến đổi tương ứng với đồ thị nào sau đây?

A. 1-a, 2-b, 3-c.

B. 1-a, 2-c, 3-b.

C. 1-c, 2-b, 3-a.

D. 1-b, 2-a, 3-c.

Câu 24:

Nung nóng 34,6 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và Cu trong bình kín đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ 500 ml dung dịch H2SO4 loãng 0,5M. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp là

A. 18,8 gam.

B. 23,5 gam.

C. 28,2 gam.

D. 14,1 gam.

Câu 25:

Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau: 

- Phần 1: Cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2 (đktc).

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2 (đktc).

- Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2 (các khí đo ở đktc). Giá trị của V là

A. 12,32

B. 13,44

C. 10,08

D. 7,84

Câu 26:

Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,92 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là

A. anđehit propionic

B. anđehit acrylic

C. anđehit axetic

D. anđehit butiric

Câu 27:

Hỗn hợp X gồm axit đơn chức A, ancol đơn chức B và este E điều chế từ A và B. Đốt cháy 9,6 gam hỗn hợp X, thu được 8,64 gam H2O và 8,96 lít khí CO2 (đktc). Biết trong X thì B chiếm 54,54% theo số mol hỗn hợp. Số mol ancol B trong 9,6 gam hỗn hợp gần nhất với giá trị nào?

A. 0,08

B. 0,075

C. 0,09

D. 0,06

Câu 28:

Sục khí CO2 vào các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Na[Al(OH)4] hay NaAlO2; NaOH dư; Na2CO3; NaClO; Na2SiO3; CaOCl2; Ca(HCO3)2. Số phản ứng hóa học xảy ra là 

A. 5.

B. 4.

C. 7.

D. 6.

Câu 29:

Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, to) thu được 14,56 gam sobitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (giả thiết các monosaccarit hay đisaccarit phản ứng với Cu(OH)2 theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:1). Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là

A. 80%.

B. 40%.

C. 50%.

D. 60%.

Câu 30:

Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào V ml dung dịch chứa NaOH 2,75M và K2CO3 1M, thu được dung dịch X chứa 64,5 gam chất tan gồm 4 muối. giá trị của V là

A. 150.

B. 180.

C. 140.

D. 200.

Câu 31:

Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa 41,575 gam gồm các chất HCl, MgCl2, AlCl3. Tiến trình phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau:

Giá trị của a là

A. 0,15

B. 0,2

C. 0,3

D. 0,35

Câu 32:

Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,3 mol CuSO4 và 0,1 mol NaCl, kim loại thoát ra khi điện phân bám hoàn toàn vào catot. Khi ở catot khối lượng tăng lên 12,8 gam thì ở anot có V lít (đktc) khí thoát ra. Giá trị của V là

A. 2,24 lít

B. 2,8 lít

C. 4,48 lít

D. 5,6 lít

Câu 33:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

(a) C3H4O2 + NaOH  X + Y

(b) X + H2SO4 (loãng)  Z + T

(c) Z + dung dịch AgNO3/NH3 (dư)  E + Ag + NH4NO3

(d) Y + dung dịch AgNO3/NH3 (dư)  F + Ag +NH4NO3

Chất E và chất F theo thứ tự là

A. HCOONH4 và CH3CHO

B. (NH4)2CO3 và CH3COONH4

C. HCOONH­4 và CH3COONH4

D. (NH4)2CO3 và CH3COOH

Câu 34:

Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là:

A. (T), (Y), (Z), (X).

B. (X), (Z), (T), (Y).

C. (Y), (T), (Z), (X).

D. (Y), (Z), (T), (X).

Câu 35:

X là một peptit có 16 mắt xích được tạo thành từ các amino axit cùng dãy đồng đẳng với glyxin. Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp rắn Y. Đốt cháy Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 1/5 thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là 

A. 30,92.

B. 41.

C. 43.

D. 38.

Câu 36:

X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MT). Đốt cháy 17,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 10,752 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 17,28 gam E cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 4,2 gam hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Số mol của X trong E là:

A. 0,03 mol

B. 0,05 mol

C. 0,04 mol

D. 0,06 mol

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe cho vào 500 ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20 gam chất rắn Z và dung dịch E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E, lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là

A. 0,12M và 0,3M.

B. 0,24M và 0,6M.

C. 0,24M và 0,5M.

D. 0,12M và 0,36M.

Câu 38:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 113.

B. 95.

C. 110.

D. 103.

Câu 39:

Điện phân dung dịch chứa AgNO3 điện cực trơ, với cường độ dòng điện 2A, một thời gian thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,58m gam hỗn hợp bột kim loại và 1,12 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 37,8 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Thời gian điện phân là

A. 23160 giây.

B. 24125 giây.

C. 22195 giây.

D. 28950 giây.

Câu 40:

X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit Y (X, Y, Z, đều mạch hở, số mol Y bằng số mol Z). Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74 gam. Mặt khác, a gam E làm mất màu tối đa dung dịch chứa 0,14 mol Br2. Khối lượng của X trong E là

A. 8,6

B. 6,6

C. 6,8

D. 7,6