Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Cặp chất không phản ứng với nhau là

A. Cu và dung dịch AgNO3.

B. Fe và dung dịch FeCl3.

C. dung dịch Fe(NO3)3 và dung dịch AgNO3.

D. Fe và dung dịch CuCl2.

Câu 2:

Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?

A. Poli(vinyl clorua)

B. Polibutađien

C. Nilon-6,6

D. Polietilen

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Đốt than, lò than trong phòng kín có thể sinh ra khí CO độc, nguy hiểm.

B. Rau quả được rửa bằng nước muối ăn vì nước muối có tính oxi hóa tiêu diệt vi khuẩn.

C. Để khử mùi tanh của cá tươi (do amin gây ra) người ta rửa bằng giấm ăn.

D. Tầng ozon có tác dụng ngăn tia cực tím chiếu vào trái đất.

Câu 4:

Khi vật bằng gang, thép (hợp kim của FeC) bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây đúng?

A. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá

B. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá

C. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá

D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử

Câu 5:

Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?

A. Vôi sống (CaO).

B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).

C.  Đá vôi (CaCO3).

D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).

Câu 6:

Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn.

B. Ag.

C. Al.

D. Fe.

Câu 7:

Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein.

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng

B. nước phun vào bình và chuyển thành màu tím

C. Nước phun vào bình và  không có màu

D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh

Câu 8:

Để biết rõ số lượng nguyên tử, thứ tự liên kết và kiểu liên kết của các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ người ta dùng công thức nào sau đây?

A. Công thức phân tử.

B. Công thức đơn giản nhất.

C. Công thức cấu tạo.

D. Công thức tổng quát.

Câu 9:

Cho 4 chất: X (C2H5OH); Y (CH3CHO); Z (HCOOH); G (CH3COOH). Nhiệt độ sôi đ­ược sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A. X < Y< Z < G.

B. Y < X < Z < G.

C. Z < X < G < Y.

D. Y < X < G <  Z.

Câu 10:

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q

Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là

A. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit

B. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol

C. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic

D. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic

Câu 11:

Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để

A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,...

B. tổng hợp phân đạm.

C. sản xuất axit nitric.

D. tổng hợp amoniac.

Câu 12:

Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3–CH2–CHBr–CH3

B. CH3–CH2–CHBr–CH2Br

C. CH3–CH2–CH2–CH2Br

D. CH2Br–CH2–CH2–CH2Br

Câu 13:

Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm -OH liền kề nhau người ta dùng thuốc thử là

A. dung dịch thuốc tím

B. dung dịch AgNO3

C. dung dịch brom

D. Cu(OH)2

Câu 14:

Saccarozơ thuộc loại

A. polosaccarit

B. đa chức

C. monosaccarit

D. đisaccarit

Câu 15:

Khi thuỷ phân CH2=CHOOCCH3 trong dung dịch NaOH thu được sản phẩm là:

A. CH3OH và CH2=CHCOONa

B. CH3CH2OH và CH3COONa

C. CH3CH2OH và HCOONa

D. CH3CHO và CH3COONa

Câu 16:

Thực hiện các thí nghiệm sau: Cho Fe vào dung dịch HCl; Đốt dây sắt trong khí clo; cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng; cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư; cho Fe vào dung dịch KHSO4. Số thí nghiệm tạo ra muối sắt(II) là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 17:

Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 18:

Để nhận biết Gly-Ala và Gly-Gly-Gly-Ala trong hai lọ riêng biệt, thuốc thử cần dùng là:

A. Cu(OH)2

B. NaCl

C. HCl

D. NaOH

Câu 19:

Thành phn chính của kthan than khô là:

A. CH4, CO, CO2, N2.

B. CO, CO2, N2.

C. CO, CO2, H2, NO2.

D. CO, CO2, NH3, N2.

Câu 20:

Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Có 3 chất làm mất màu nước brom

B. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc

C. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm

D. Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở

Câu 21:

Điện phân một dung dịch gồm a mol CuSO4 và b mol NaCl. Nếu b > 2a mà ở catot chưa có khí thoát ra thì dung dịch sau điện phân chứa

A. Na+, SO42-, Cl-.

B. Na+,SO42-, Cl-,Cu2+

C. Na+Cl-

D. Na+SO42-, Cu2+

Câu 22:

Cho sơ đồ phản ứng:

(a) X + H2O xúc tác Y

(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O amoni gluconat + Ag + NH4NO3

(c) Y xúc tác E + Z

(d) Z + H2O chất diệp lụcánh sáng X + G

X, Y, Z lần lượt là:

A. Tinh bột, glucozơ, etanol.

B. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.

C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.

D. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.

Câu 23:

Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO3, M2CO3 (M là kim loại kiềm và MOH, MHCO3 có số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,3 mol CO2. Kim loại M là

A. Li.

B. K.

C. Na.

D. Rb.

Câu 24:

Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa x mol NaOH, y mol KOH và z mol K2CO3. Số mol khí CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau (coi khí CO2 không tan trong nước):

   Tổng (x + y) có giá trị là

A. 0,05

B. 0,20

C. 0,15

D. 0,25

Câu 25:

Hỗn hợp X gồm: metyl fomat, anđehit fomic, anđehit oxalic, axit axetic, etylen glicol, glixerol. Lấy 4,52 gam X đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản phẩm đi qua bình 1 đựng H2SO4 (đặc, dư), bình 2 đựng 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy bình 1 tăng 2,88 gam, bình 2 xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 23,64.

B. 19,70.

C. 15,76.

D. 17,73.

Câu 26:

Hỗn hợp X gồm 3 ancol. Cho Na dư phản ứng với 0,34 mol X thì thu được 13,44 lít khí. Mặt khác, đốt cháy 0,34 mol X thì cần V lít khí oxi và thu được 52,8 gam CO2. Giá trị gần nhất của V là

A. 33,6

B. 32,4

C. 30,7

D. 31,3

Câu 27:

Cho hỗn hợp Zn, Cu vào cốc đựng dung dịch AgNO3, khuấy đều. Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại X và dung dịch Y. Cho NaOH dư vào dung dịch Y được kết tủa Z. Nung Z đến khối lượng không đổi được rắn T. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Zn và Cu đều đã phản ứng hết với dung dịch AgNO3

B. Zn đã phản ứng hết, Cu đã phản ứng một phần với dung dịch AgNO3

C. Chỉ có Zn phản ứng với dung dịch AgNO3

D. Chỉ có Cu phản ứng với dung dịch AgNO3

Câu 28:

Thủy phân hoàn toàn 8,6 gam một peptit X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 4,5 gam glyxin;  gam 3,56 alanin và 2,34 gam valin. Thủy phân không hoàn toàn X thu được tripeptit Ala – Val – Gly và đi peptit Gly – Ala, không thu được đi peptit Ala – Gly. Công thức cấu tạo của X là 

A. Ala – Val – Gly – Ala – Ala – Gly

B. Gly – Ala – Val – Gly – Ala – Gly

C. Gly – Ala – Val – Gly – Gly – Ala

D. Gly – Ala – Gly – Val – Gly – Ala

Câu 29:

Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng, thu được 17,76 gam chất rắn gồm hai kim loại. Tỉ lệ số mol FeCl3 : CuCl2 trong hỗn hợp Y là 

A. 2:1.

B. 3:2.

C. 3:1.

D. 5:3.

Câu 30:

Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam kali tác dụng với 108,2 gam H2O là

A. 5,00%.

B. 6,00%.

C. 4,99%.

D. 4,00%.

Câu 31:

Ancol etylic (d = 0,8 gam/ml) được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình 80%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men tinh bột vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu được 320 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch thu được thấy xuất hiện thêm kết tủa. Thể tích ancol etylic 46o thu được là

A. 0,60 lít.

B. 0,40 lít.

C. 0,48 lít.

D. 0,75 lít.

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

 (a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

 (b) Gly-Ala có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím.

 (c) Amin bậc 2 có lực bazơ mạnh hơn amin bậc 1.

 (d) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.

 (e) Chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen, benzen và stiren.

 (f) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.

 (g) Để khử mùi tanh của cá, người ta có thể dùng dung dịch giấm ăn.

Số phát biểu đúng là:

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 33:

18,5 gam chất hữu cơ A (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, 1 chất hữu cơ đa chức bậc I và m gam hỗn hợp muối vô cơ. Giá trị gần đúng nhất của m là

A. 19,05

B. 25,45

C. 21,15

D. 8,45

Câu 34:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, CuO trong khí trơ ở nhiệt độ cao, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 21,504 lít khí H2 (đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, thấy khối lượng chất rắn T thu được sau phản ứng tăng 1,6 gam so với khối lượng của Z. Hòa tan hoàn toàn T bằng 426 gam dung dịch HNO3 35% (dư 25% so với lượng cần thiết), thu được 8,8 gam NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và thấy khối lượng dung dịch tăng 40,16 gam. Phần trăm về khối lượng của Fe2O3 trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 38%.

B. 39%.

C. 36%.

D. 37%.

Câu 35:

Đun nóng 45,54 gam hỗn hợp E gồm hexapeptit X và tetrapeptit Y cần dùng 580 ml dung dịch NaOH 1M chỉ thu được dung dịch chứa muối natri của glyxin và valin. Mặt khác, đốt cháy cùng lượng E ở trên trong oxi vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O, N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 115,18 gam. Công thức phân tử của peptit Y là

A. C17H32N4O5

B. C18H32N4O5

C. C14H26N4O5

D. C11H20N4O5

Câu 36:

Hòa tan 11,25 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O vào nước dư, thu được 2,8 lít khí và dung dịch X trong đó có chứa 8 gam NaOH. Dẫn V lít CO2 vào dung dịch X được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y vào 280 ml dung dịch HCl 1M thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là

A. 5,600

B. 4,480

C. 6,720

D. 6,272

Câu 37:

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là

A. 9,72 gam

B. 8,64 gam

C. 8,10 gam

D. 4,68 gam

Câu 38:

Cho O3 dư vào bình kín chứa hỗn hợp Fe và Cu rồi nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng 5,12 gam và thu được m gam hỗn hợp oxit. Mặt khác, cho hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch HNO3 thu được 2,688 (lít) khí NO đktc (sản phẩm khử duy nhất) và 2m/7 gam chất rắn chỉ chứa một kim loại. Giá trị m gần nhất với  

A. 15,0

B. 26,0

C. 25,0

D. 20,0

Câu 39:

Lấy 16 gam hỗn hợp Mg và M (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3, thu được dung dịch X chứa 84 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (tỉ lệ 1:1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của lớn nhất của V là?

A. 8,96.

B. 6,72.

C. 12,544.

D. 17,92.

Câu 40:

Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, glyxin, alanin và axit glutamic thu được 31,36 lít CO2 (đktc) và 26,1 gam H2O. Mặt khác, 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 1M. Nếu cho 21,55 gam hỗn hợp X tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thì thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 15,60

B. 30,15

C. 20,30

D. 35,00