Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho số hiệu nguyên tử của: Al (Z = 13); Be (Z = 4); Ca (Z = 20); Cr (Z = 24); Fe (Z = 26); Cu (Z = 29). Số nguyên tố kim loại nhóm B (kim loại chuyển tiếp) trong dãy trên là

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 2:

Tơ nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên?

A. Tơ vinilon

B. Tơ tằm

C. Tơ nitron

D. Tơ lapsan

Câu 3:

Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau:

Phát biểu nào sau đây là không đúng về quá trình điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ trên ?

A. Bản chất của quá trình điều chế là một phản ứng trao đổi ion.

B. HNO3 sinh ra trong bình cầu ở dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.

C. Do HNO3 có phân tử khối lớn hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống.

D. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, trong đó chiều thuận là chiều toả nhiệt.

Câu 4:

Các kim loại có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Trong số các kim loại vàng, bạc, đồng, nhôm thì kim loại dẫn điện tốt nhất là

A. Đồng

B. Vàng

C. Bạc

D. Nhôm

Câu 5:

Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?

A. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.

B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.

C. Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy.

D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn.

Câu 6:

Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hoá chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hoá chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?

A. Có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển

B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả

C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch

D. Xả chất thải trực tiếp ra không khí, sông và biển lớn

Câu 7:

Cho các cặp chất sau:

(a) Dung dịch FeCl3 và dung dịch AgNO3.

(b) Cu và dung dịch FeSO4.

(c) F2 và H2O.

(d) Cl2 và dung dịch KOH.

(e) H2S và dung dịch Cl2.

(f) H2SO4 loãng và dung dịch NaCl.

Số cặp chất có phản ứng ở điều kiện thường là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 8:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đồng phân là hiện t­ượng các chất có cấu tạo khác nhau

B. Đồng phân là hiện tu­ợng các chất có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau

C. Đồng phân là những hợp chất khác nhau nhưng có cùng chất có cùng CTPT

D. Đồng phân là hiện t­uợng các chất có tính chất khác nhau

Câu 9:

Độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của các chất C2H5OH, C6H5OH, H2O, HCOOH, CH3COOH tăng dần theo thứ tự:

A. C2H5OH < H2O < C6H5OH < HCOOH < CH3COOH

B. H2O < C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH < HCOOH

C. CH3COOH < HCOOH < C6H5OH < C2H5OH < H2O

D. C2H5OH < H2O < C6H5OH < CH3COOH < HCOOH

Câu 10:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T, P với thuốc thử được ghi ở bảng sau :


Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là

A. axit glutamic, phenylamoni clorua, alanin, lysin, metyl amoni clorua.

B. metylamoni clorua, lysin, alanin, phenylamoni clorua, axit glutamic.

C. axit glutamic, metyl amoni clorua, phenylamoni clorua, lysin, alanin.

D. metylamoni clorua, lysin, alanin, axit glutamic, phenylamoni clorua.

Câu 11:

Tìm các tính chất không thuộc về khí nitơ?                        

(a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp (-196oC);

(b) Cấu tạo phân tử nitơ là NN

(c) Tan nhiều trong nước;

(d) Nặng hơn oxi;

(e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử.

A. (a), (c), (d).

B. (a), (b).

C. (c), (d), (e).

D. (b), (c), (e).

Câu 12:

Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken là:

A. eten và but-2-en.

B. 2-metylpropen và but-1-en.

C. eten và but-1-en.

D. propen và but-2-en.

Câu 13:

Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH (hợp chất chứa nhân thơm) tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm tạo ra là

 

Câu 14:

Cho các gluxit (cacbohiđrat): saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 15:

Công thức của triolein là

A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5

B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5

C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5

D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng

B. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam

C. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6

D. CrO3 là oxit axit

Câu 17:

Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

A.  NaHCO3

B.  NH4Cl

C. NH3

D. Na2CO3

Câu 18:

Đun nóng chất H2N–CH2–CONH–CH(CH3) –CONH–CH2–COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:

A. H2N–CH2–COOH; H2N–CH2–CH2–COOH.

B. H2N–CH2–COOH; H2N–CH(CH3) –COOH.

Câu 19:

CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. Đám cháy nhà cửa, quần áo

B. Đám cháy do xăng, dầu

C. Đám cháy do magie hoặc nhôm

D. Đám cháy do khí gas

Câu 20:

Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol là: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2, (4) NH3. Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH giảm dần là

A. (4) > (3) > (1) > (2).

B. (3) > (4) > (1) > (2).

C. (3) > (4) > (2) > (1).

D.  (2) > (1) > (3) > (4).

Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp  X gồm BaO, NH4HCO3, NaHCO3 (có tỉ lệ mol lần lượt là 5 : 4 : 2) vào nước dư, đun nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa:

A. NaHCO3 và Ba(HCO3)2

B. NaHCO3 và (NH4)2CO3

C. NaHCO3

D. Na2CO3

Câu 22:

Cho sơ đồ phản ứng:    

(1)  X (C5H8O2) + NaOH  X1 (muối) + X2

(2)  Y (C5H8O2) + NaOH  Y1 (muối) + Y2

Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2?

A. Tác dụng được với Na

B. Bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic

C. Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (to)

D. Bị khử bởi H2 (to, Ni)

Câu 23:

Cho 2,49 gam hỗn hợp Al và Fe (có tỉ lệ mol tương ứng 1:1) vào dung dịch chứa 0,17 mol HCl, thu được dung dịch X. Cho 200 ml dung dịch AgNO3 1M vào X, thu được khí NO và m gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25,0.

B. 24,5.

C. 27,5.

D. 26,0.

Câu 24:

Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp muối NH4HCO3 và (NH4)2CO3, thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó CO2 chiếm 30% về thể tích. Tỉ lệ số mol tương ứng của NH4HCO3 và(NH4)2CO3 là 

A. 3:1

B. 1:2

C. 2:1

D. 1:1

Câu 25:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm este đơn chức X và hiđrocacbon không no Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một nguyên tử cacbon), thu được 0,65 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M là

A. 19,40%.

B. 25,00%

C. 19,85%

D. 75,00%

Câu 26:

Hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, C3H7OH và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 0,7 mol H2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,6 mol H2O. Giá trị của m là

A. 24

B. 32

C. 42

D. 36

Câu 27:

X, Y, Z là các dung dịch muối (trung hòa hoặc axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau, thỏa mãn điều kiện: X tác dụng với Y có khí thoát ra; Y tác dụng với Z có kết tủa; X tác dụng với Z vừa có khí vừa tạo kết tủa. X, Y, Z lần lượt là 

A. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HSO3)2

B. NaHSO4, CaCO3, Ba(HSO3)2

C. CaCO3, NaHSO4, Ba(HSO3)2

D.  Na2CO3; NaHSO3; Ba(HSO3)2

Câu 28:

Thủy phân 60,6 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thì thu được m gam Gly-Gly-Gly; 13,2 gam Gly-Gly và 37,5 gam glyxin. Giá trị của m là

A. 19,8.

B. 18,9.

C. 9,9.

D. 37,8.

Câu 29:

Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

  Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là

A. 55,45%.

B. 45,11%.

C. 51,08%.

D. 42,17%.

Câu 30:

Hòa tan hết 10,4 gam hỗn hợp Fe, Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,4M và HCl 0,8M, thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 34,2≤ m ≤ 39,2.

B. 36,7.

C. 34,2.

D. 39,2.

Câu 31:

Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813 kJ cho mỗi mol glucozơ tạo thành.

6CO2  +  6H2O clorophinas C6H12O6  +  6O2

Nếu trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với một ngày nắng (từ 6h00 – 17h00) diện tích lá xanh là 1 m2, khối lượng glucozơ tổng hợp được bao nhiêu?

A. 90,26 gam.

B. 90,32 gam.

C. 88,32 gam.

D. 88,26 gam.

Câu 32:

Cho các nhận xét sau:

(1) Thủy phân saccarozơ với xúc tác axit thu được cùng một loại monosaccarit.

(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron. 

(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.

(4) Muối mononatri của axit 2 – aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.

(5) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.

(6) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.

(7) Glucozơ, axit glutamic, axit lactic, sobitol, fructozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.

Số nhận xét đúng là

A. 2.

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 33:

Cho một hợp chất hữu cơ X có công thức C2H10N2O3. Cho 11 gam chất X tác dụng với một dung dịch có chứa 12 gam NaOH, đun nóng để các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y gồm hai khí đều có khả năng làm đổi màu quỳ tím ẩm và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 14,6

B. 10,6.

C. 28,4

D. 24,6

Câu 34:

Hòa tan 22 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 vào 0,5 lít dung dịch HNO3 2M thì thu được dung dịch Y (không có NH4NO3) và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO. Lượng HNO3 dư trong Y tác dụng vừa đủ với 13,44 gam NaHCO3. Cho hỗn hợp Z vào bình kín có dung tích không đổi 8,96 lít chứa O2 và N2 tỉ lệ thể tích 1 : 4 ở 00C và áp suất 0,375 atm. Sau đó giữ bình ở nhiệt độ 00C thì trong bình không còn O2 và áp suất cuối cùng là 0,6 atm. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là

A. 52,73%.

B. 26,63%.

C. 63,27%.

D. 42,18%.

Câu 35:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là

A. 12

B. 6

C. 8

D. 4

Câu 36:

Dung dịch X chứa các ion: Na+,Ba2+HCO3-. Chia X thành ba phần bằng nhau. Phần một tác dụng với KOH dư, được m gam kết tủa. Phần hai tác dụng với Ba(OH)2 dư, được 4m gam kết tủa. Đun sôi đến cạn phần ba, thu được V1 lít CO2 (đktc) và chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi, thu được thêm V2 lít CO2 (đktc). Tỉ lệ V1 : V2 bằng

A. 1 : 1

B. 2 : 1

C. 3 : 2

D. 1 : 3

Câu 37:

X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp E chứa X, Y (số mol X lớn hơn số mol Y) cần dùng 7,28 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,08 mol E với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng F với CuO thu được hỗn hợp G chứa 2 anđehit, lấy toàn bộ hỗn hợp G tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 28,08 gam Ag. Giá trị m là

A. 6,64

B. 7,28

C. 7,92

D. 6,86

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm khí Cl2 và O2. Cho 4,928 lít X (ở đktc) tác dụng hết với 15,28 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Fe, thu được 28,56 gam hỗn hợp Z. Các chất trong Z tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng (dùng vừa đủ), thu được dung dịch T và 2,464 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (là sản phẩm khử duy nhất và ở đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch T là

A. 73,34 gam.

B. 63,9 gam.

C. 70,46 gam.

D. 61,98 gam.

Câu 39:

Cho lượng dư Mg tác dụng với dung dịch gồm HCl, 0,1 mol KNO3 và 0,2 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 6,272 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 13. Giá trị của m là

A. 83,16

B. 60,34

C. 84,76

D. 58,74

Câu 40:

Cho a gam hỗn hợp X gồm 2 α-amino axit no, hở chứa 1 nhóm amino, 1 nhóm cacboxyl tác dụng 40,15 gam dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết các chất trong dung dịch Y cần 140 ml dung dịch KOH 3M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 được dẫn qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Biết tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,56. Amino axit có phân tử khối lớn là 

A. valin

B. tyrosin

C. Lysin

D. Alanin