Ôn tập THPTGQ môn Hóa Học cực hay có đáp án (Đề số 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trường hợp nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Gang và thép để trong không khí ẩm

B. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép

C. Một tấm tôn che mái nhà

D. Những thiết bị bằng kim loại thường xuyên tiếp xúc với hơi nước

Câu 2:

Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. tráng gương

B. hoà tan Cu(OH)2

C. thủy phân

D. trùng ngưng

Câu 3:

Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hiđro ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là

A. Fe.

B. Al.

C. Ag.

D. Cu.

Câu 4:

Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế

A. kim loại mà ion dương của nó có tính oxi hóa yếu

B. kim loại có tính khử yếu

C.  kim loại có cặp oxi hóa - khử đứng trước Zn2+/Zn

D. kim loại hoạt động mạnh

Câu 5:

Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

Ban đầu trong cốc chứa nước vôi trong. Sục rất từ từ khí CO2 vào cốc cho tới dư. Hỏi độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào?

A. Tăng dần rồi giảm dần đến tắt.

B. Giảm dần đến tắt rồi lại sáng tăng dần.

C. Tăng dần.

D. Giảm dần đến tắt.

Câu 6:

Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?

A. Không khí chứa 78%N2; 20%O2; 2% hỗn hợp CH4, bụi và CO2.

B. Không khí chứa 78%N2; 18%O2; 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl.

C. Không khí chứa 78%N2; 21%O2; 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.

D. Không khí chứa 78%N2; 16%O2; 3% hỗn hợp CO2, 1%CO, 1%SO2.

Câu 7:

Có các cặp chất sau: Cu và dung dịch FeCl3;  H2S và dung dịch Pb(NO3)2; H2S và dung dịch ZnCl2; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 8:

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

B. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

C. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

D. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

Câu 9:

Hai chất X và Y có cùng công thức phân tử C3H4O2. X tác dụng với CaCO3 tao ra CO2. Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo Ag. Công thức cấu tạo thu gọn phù hợp của X, Y lần lượt là:

A. HCOOCH=CH2, CH3COOCH3

B. CH2=CHCOOH, OHC-CH2-CHO

C. CH3CH2COOH, HCOOCH2CH3

D. HCOOCH=CH2, CH3CH2COOH

Câu 10:

Có các chất lỏng X, Y, Z, T, E trong số các chất: benzen, ancol etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ, nước? Biết kết quả của những thí nghiệm như sau:


C
ác chất lỏng X, Y, Z, T, E lần lượt là

A. Ancol etylic, dung dịch glucozơ, nước, axit axetic, benzen.

B. Axit axetic, ancol etylic, nước, dung dịch glucozơ, benzen.

C. Benzen, dung dịch glucozơ, nước, ancol etylic, axit axetic.

D. Dung dịch glucozơ, nước, ancol etylic, axit axetic, benzen.

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phân lân tự nhiên, phân lân nung chảy thích hợp với loại đất chua (nhiều H+).

B. Urê được sử dụng rộng rãi vì có hàm lượng N cao và dễ bảo quản.

C. Bón phân đạm amoni cùng với vôi bột nhằm tăng tác dụng của đạm amoni.

D. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.

Câu 12:

Cho phản ứng:  C2H2 +  H2O to,xt X

X là chất nào dưới đây?

A. CH3COOH

B. CH2=CHOH

C. C2H5OH

D. CH3CHO

Câu 13:

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2.

B. Ancol etylic tác dụng được với Na  nhưng không phản ứng đượcc với CuO, đun nóng.

C. Ancol etylic và phenol đều tác dụng được với Na và dung dịch NaOH.

D. Phenol tác dụng được với Na và dung dịch HBr.

Câu 14:

Glucozơ không có tính chất nào sau đây?

A. Tính chất của nhóm anđehit.

B. Tham gia phản ứng thủy phân.

C. Lên men tạo ancol etylic.

D. Tính chất của ancol đa chức.

Câu 15:

Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là

A. Etyl fomiat.

B. Metyl axetat.

C. Isoamyl axetat.

D. Amyl propionat.

Câu 16:

Phát biểu đúng là

A. Cr (Z=24) có cấu hình electron là [Ar]3d44s2

B. CrO là oxit lưỡng tính

C. Trong môi trường axit, Cr+3 bị Cl2 oxi hóa đến Cr+6

D. Lưu huỳnh và photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc CrO3

Câu 17:

Cho phản ứng sau:

. Vậy X, Y lần lượt là:

 

A. BaCO3 và Ca(HCO3)2

B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2.

C. Ba(OH)2 và CaCO3.

D. Ba(HCO3)2 và Ca(HCO3)2.

Câu 18:

Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là:

A. vinylamoni fomat và amoni acrylat

B. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic

C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat

D. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic

Câu 19:

Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là do phản ứng hoá học nào sau đây?

Câu 20:

Cách làm nào dưới đây không nên làm?

A. Ướp cá biển bằng phân đạm để cá tươi lâu

B. Giảm mùi tanh của cá (có metylamin, etylamin, trimetylamin,...) bằng giấm ăn

C. Giảm vết sưng hoặc ngứa do ong đốt bằng cách bôi vôi

D. Dùng than củi để giảm bớt mùi khê cho cơm khi cơm bị khê

Câu 21:

Thực hiện thí nghiệm theo các sơ đồ phản ứng:

Mg  +  HNO3 đặc, dư khí X                    

CaOCl2  + HCl   khí Y

NaHSO3  +  H2SO4  khí Z                       

Ca(HCO3)2  + HNO3  khí T

Cho các khí X, Y, Z, T lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH dư. Trong tất cả các phản ứng trên có bao nhiêu phản ứng oxi hoá - khử?

A. 4.

B. 5.

C. 2.

D. 3.

Câu 22:

Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các phương trình hóa học sau:  

X  +  3NaOH to C6H5ONa  +  Y  + CH3CHO  + H2O                  (1)

Y  +  2NaOH CaO, to T  +  2Na2CO3                               (2)

CH3CHO  + AgNO3 + NH3 + H2O to Z  + …                 (3)

Z + NaOH to E + ...                                                      (4)

E   +  NaOH  CaO, toT   +  Na2CO3                                   (5)

Công thức phân tử của X là

A. C11H12O4

B. C11H10O4

C. C12H14O4

D. C12H20O6

Câu 23:

Cho m gam X gồm Na, Na2O, Al, Al2O3 vào nước dư thấy tan hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa một chất tan và thấy thoát ra 4,48 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, thu được 15,6 gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 13,2.

B. 14,2.

C. 12,2.

D. 11,2.

Câu 24:

Cho 100 ml dung dịch NaOH 4M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM, thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là

A. 1.

B. 1,75.

C. 1,25.

D. 1,5.

Câu 25:

Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng  vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Lấy toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng, thu được 10,8 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 8.

B. 7.

C. 2.

D. 6.

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44 gam hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là

A. 6,45 gam

B. 5,04 gam

C. 7,74 gam

D. 8,88 gam

Câu 27:

Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hiđroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên?

A. Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng.

B. Rắn X gồm Ag, Al, Cu.

C. Dung dịch Y gồm Al(NO3)3, Ni(NO3)2.

D. Rắn X gồm Ag, Cu và Ni.

Câu 28:

Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X (no, mạch hở, đơn chức, bậc 1) bằng O2 vừa đủ, thu được 12V hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên của X là

A. 9.

B. 7.

C. 8.

D. 6.

Câu 29:

Hấp thụ hết 1,12 lít (đktc) khí CO2 vào 100 ml dung dịch gồm Na2CO3 0,1M và NaOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 5,91 gam kết tủa. Giá trị của x là 

A. 1,2.

B. 0,8.

C. 0,5.

D. 0,7.

Câu 30:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al2O3 và Na vào nước, thu được dung dịch Y và x lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

Giá trị của x là

A. 10,08.

B. 3,36.

C. 1,68.

D. 5,04.

Câu 31:

Khi cho 534,6 gam xenlulozơ phản ứng với HNO3 đặc thu được 755,1 gam hỗn hợp A gồm hai sản phẩm hữu cơ trong đó có một chất là xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc nổ. Tách xenlulozơ trinitrat cho vào bình kín chân không dung tích không đổi 2 lít rồi cho nổ (sản phẩm chỉ gồm các chất khí CO, CO2, H2, N2). Sau đó đo thấy nhiệt độ bình là 300oC. Hỏi áp suất bình (atm) gần với giá trị nào sau đây nhất?

A. 155.

B. 186.

C. 200.

D. 150.

Câu 32:

Cho các phát biểu sau :

  (a) Các amin đều có khả năng nhận proton (H+).

   (b) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.

   (c) Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 thì hóa chất cần dùng là dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

   (d) Để làm sạch lọ đựng anilin thì rửa bằng dung dịch HCl sau đó rửa lại bằng nước.

   (e) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin có thể làm hồng phenolphthalein.

   (f) Đốt cháy hoàn toàn 1 anken thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

   (g) Sobitol là hợp chất hữu cơ đa chức.

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 4

Câu 33:

Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 17. Giá trị của m là

A. 30,93

B. 30,57

C. 30,21

D. 31,29

Câu 34:

Cho 33,35 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,414 mol H2SO4 (loãng), thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối. Cho bột Cu vào dung dịch Y thấy phản ứng không xảy ra. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 65,976

B. 75,922

C. 61,520

D. 64,400

Câu 35:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam hexapeptit X mạch hở thu được (m + 4,68) gam hỗn hợp Y gồm alanin và valin. Oxi hoá hoàn toàn một lượng hỗn hợp Y ở trên cần vừa đủ a mol khí oxi, thu được hỗn hợp Z gồm CO2, hơi H2O và N2. Dẫn hỗn hợp Z qua bình H2SO4 đậm đặc (dư) thấy khối lượng khí thoát ra khỏi bình giảm 18b gam so với khối lượng hỗn hợp Z; tỉ lệ a : b = 51 : 46. Để oxi hoá hoàn toàn 27,612 gam X thành CO2, H2O và N2 cần tối thiểu V lít oxi (đktc). Giá trị của V gần nhất với

A. 29,70.

B. 33,42.

C. 32,70.

D. 53,80.

Câu 36:

Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và Cu tác dụng với 130 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M thu được 12,48 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thu được 0,896 lít H2 (đktc). Cho dung dịch Z tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và phần trăm khối lượng của Cu trong X lần lượt là 

A. 8,00; 60,87%.

B. 7,12; 20,87%.

C. 7,60; 60,87%.

D. 7,60; 20,87%.

Câu 37:

Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và MX < MY; Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X (MZ < 100); T là hợp chất chứa hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 64,6 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 59,92 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 46,8 gam nước. Mặt khác, 64,6 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,2 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với KOH dư là

A. 25,2 gam

B. 32,2 gam

C. 23,4 gam

D. 21,6 gam

Câu 38:

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là

A. Li.

B. Na.

C. K.

D. Rb.

Câu 39:

Trộn 8,1 gam bột Al với 35,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4, FeO, Fe2O3 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch chứa 1,9 mol HCl và 0,15 mol HNO3 khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z (không chứa ion NH4+) và 0,275 mol hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch M; 0,025 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 280,75 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong Y là

A. 76,70%.

B. 41,57%.

C. 51,14%.

D. 62,35%.

Câu 40:

Thủy phân hết m lượng pentapeptit X thu được 32,88 gam Ala-Gly-Ala-Gly; 10,85 gam Ala-Gly-Ala; 16,24 gam Ala-Gly-Gly; 26,28 gam Ala-Gly; 8,9 gam alanin; còn lại là Gly-Gly và glyxin. Tỉ lệ số mol Gly-Gly : Gly là 10 : 1. Tổng khối lượng Gly-Gly và glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là

A. 27,9 gam.

B. 29,7 gam.

C. 13,95 gam.

D. 28,8 gam.