Ôn tập và đánh giá cuối năm học (trang 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết điều gì?

b. Theo em, cần ghi những gì vào cánh buồm số 6, 7, 8?

c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa như thế nào? Chọn một phương án dưới đây hoặc đưa ra ý kiến của em.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 2:
Tự luận

Tìm nội dung tương ứng với tên bài đọc.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

 

Câu 3:
Tự luận

Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).

Câu 4:
Tự luận

Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 5:
Tự luận

Giải ô chữ: Tiếng Việt lí thú

a. Tìm ô chữ hàng ngang

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

b. Tìm ô chữ hàng dọc màu xanh.

Câu 6:
Tự luận

Nghe – viết.

Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 07 tháng 9 năm 1920, tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng: “Dế Mèn phiêu lưu kí”,“Truyện Tây Bắc”,... Ông đã được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

Câu 7:
Tự luận

Tìm công dụng của mỗi dấu câu.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 8:
Tự luận

Chọn dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây:

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 9:
Tự luận

Thêm trạng ngữ để bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm hoặc mục đích, nguyên nhân,... cho các câu dưới đây:

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 10:
Tự luận

Dựa vào bài thơ dưới đây, viết 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

GIỌT SƯƠNG

Giọt sương đêm long lanh

Nằm nghiêng trên phiến lá

Lắng tai nghe tiếng đêm

Của làng quê êm ả.

 

Sương nghe lời chị gió

Thì thào trong vườn trăng

Sương nghe tiếng mầm xanh

Gọi nhau trong lòng đất.

Trăng chuyện trò thân mật

Với những vì sao đêm

Sương ghi trên lá mềm

Biết bao lời thương mến.

 

Rồi bình minh chợt đến

Sương tan theo ánh trời

Hoà mình vào trong đất

Gọi sự sống muôn nơi.

(Phạm Thị Út Tươi)

Câu 11:
Tự luận

Trao đổi với bạn về loài cây em yêu thích.

Câu 12:
Tự luận

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 13:
Tự luận

Trao đổi bài làm với bạn để góp ý và cùng chỉnh sửa.

Câu 14:
Tự luận

CHIỀU THU QUÊ EM

Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ

Chuồn kim khâu lá trong vườn

Hoa chuối rơi như tàn lửa

Đất trời được ướp bằng hương.

 

Con chim giấu chiều trong cánh

Để rơi tiếng hót khi nào

Hoàng hôn say về chạng vạng

Lục bình líu ríu cầu ao.

 

Dòng sông mát lành tuổi nhỏ

Nước tung toé ướt tiếng cười

Con bò mải mê gặm cỏ

Cánh diều ca hát rong chơi.

 

Lúa bá vai nhau chạy miết

Dừa cầm gió lọt kẽ tay

Mây trốn đâu rồi chẳng biết

Chiều lo đến tím mặt mày!

Không gian lặn vào ngòi bút

Bé ngồi phác hoạ mùa thu

Quê hương hiện lên đậm nét

Buổi chiều rung động tâm tư.

(Trương Nam Hương)

Phần 2: Đánh giá cuối năm học Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Kể tên 5 sự vật được miêu tả trong bài thơ.

Câu 15:
Tự luận

Tìm trong bài 2 câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Câu 16:
Tự luận

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ. Khi tới gần mỏm cực nam, đoàn thám hiểm phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Phần 2: Đánh giá cuối năm học Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về Châu Âu. Ngày 08 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

(Theo Trần Diệu Tấn và Đỗ Thái)

Từ ngữ

Ma-tan: một đảo thuộc quần đảo Phi-líp-pin ngày nay.

Sứ mạng: nhiệm vụ cao cả.

Ngày 20 tháng 9 năm 1519 có sự kiện gì đặc biệt?

Câu 17:
Tự luận

Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là gì? Tìm câu trả lời đúng.

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Ấn Độ Dương

D. Bắc Băng Dương

Câu 18:
Tự luận

Vì sao Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới như vậy? Tìm câu trả lời đúng.

A. Vì ông thấy nơi này rộng mênh mông.

B. Vì ông thấy nơi này rất yên bình.

C. Vì ông thấy nơi này rất thơ mộng.

D. Vì ông thấy nơi này bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ.

Câu 19:
Tự luận

Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải là gì?

Câu 20:
Tự luận

Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình như thế nào?

Phần 2: Đánh giá cuối năm học Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 21:
Tự luận

Những kết quả mà đoàn thám hiểm đã đạt được là gì?

Câu 22:
Tự luận

Trong bài đọc có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những danh từ nào?

Câu 23:
Tự luận

Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của câu sau:

Khi tới gần mỏm cực nam, đoàn thám hiểm phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông.

Câu 24:
Tự luận

Đặt một câu nói về Ma-gien-lăng, trong câu có thành phần trạng ngữ.

Câu 25:
Tự luận

Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây hoa mà em thấy trong vườn trường hoặc trên đường đi học.

Đề 2: Hãy tưởng tượng em tham gia đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng và vừa trở về đất liền, có nhiều người ra đón em. Kể lại cuộc gặp gỡ đó.