Pháp luật và đời sống (bài 1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Pháp luật là
A. hệ thống các điều khoản được quy định trong các bộ luật của Việt Nam do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
B. hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
C. các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bắt buộc mọi người phải tuân theo.
D. các điều khoản được quy định trong các bộ luật của Việt Nam.
Pháp luật do tổ chức nào xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện?
A. Bộ Chính trị.
B. Nhà nước.
C. Quốc hội.
D. Văn phòng Chính phủ.
Tính phổ biến của pháp luật là
A. được áp dụng đối với mọi công dân Việt Nam.
B. được áp dụng với nhiều người, ở nhiều nơi, trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
D. được áp dụng trên hầu khắp các tỉnh thành ở nước ta.
Nhằm tạo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với
A. quy tắc đạo đức chung.
B. nguyện vọng của số đông.
C. Hiến pháp.
D. nguyên tắc xử sự chung.
Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Quy định
B. Pháp luật
C. Quy tắc
D. Quy chế
Những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quy định phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành
A. nhiều quy định pháp luật.
B. nhiều quy phạm pháp luật.
C. một số quy định pháp luật.
D. một quy phạm pháp luật.
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với
A. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.
C. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.
D. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
Nội dung nào dưới đây thể hiện bản chất của pháp luật?
A. Giai cấp và xã hội.
B. Tầng lớp và xã hội.
C. Giai cấp và công dân.
D. Tầng lớp và công dân.
Nội dung nào dưới đây thể hiện đặc trưng của pháp luật?
A. Tính chuẩn mực phổ biến.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quy phạm phổ thông.
D. Tính chuẩn mực phổ thông.
Để quản lí xã hội, ngoài việc ban hành pháp luật, nhà nước còn phải làm gì?
A. Tổ chức thực hiện, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và toàn xã hội.
B. Yêu cầu người dân thực hiện pháp luật và ủng hộ.
C. Đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xã, phường, thị trấn.
D. Kiểm tra, kiểm sát hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Không có pháp luật, xã hội sẽ
A. gò ép bởi quy định của pháp luật.
B. không có trật tự và ổn định.
C. không có những quy định bắt buộc.
D. không có ai bị kiểm soát hoạt động.
Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ, đó là
A. xã hội và công dân.
B. Nhà nước và công dân.
C. quản lí và bảo vệ.
D. tổ chức xã hội và cá nhân.
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây ban hành?
A. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
B. Tổ chức Công đoàn.
C. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các văn bản luật và dưới luật đều phải phù hợp với Hiến pháp thuộc đặc trưng pháp luật nào dưới đây?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính hiện đại.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất dân tộc.
B. Bản chất nhân dân.
C. Bản chất giai cấp.
D. Bản chất xã hội.
Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới dây?
A. Giáo dục.
B. Pháp luật.
C. Thuyết phục.
D. Tuyên truyền.
Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo, là thể hiện một trong những đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính nhân dân.
C. Tính nghiêm túc.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của
A. dân tộc.
B. xã hội.
C. cộng đồng.
D. nhà nước.
Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. đạo đức.
Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?
A. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
B. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
C. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.
D. Pháp luật bắt buộc đối với một số người.
Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Đây là nội dung mối quan hệ giữa pháp luật với
A. văn hóa.
B. kinh tế.
C. chính trị.
D. đạo đức.
Những giá trị cơ bản của pháp luật như: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải đồng thời là
A. tập tục của làng quê.
B. phong tục, tập quán.
C. đặc điểm của hương ước.
D. giá trị đạo đức cao cả.
Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Phải làm.
B. Không được làm.
C. Được làm.
D. Nên làm.
Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở
A. tính cơ bản.
B. tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. tính truyền thống.
D. tính hiện đại.
Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào thể hiện sự giống nhau giữa đạo đức và pháp luật?
A. Đều được nhà nước đảm bảo thực hiện.
B. Đều có tính bắt buộc chung.
C. Đều là hệ thống quy tắc xử sự.
D. Đều có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định đều phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định thuộc nội dung nào dưới đây?
A. Tính bắt buộc chung của pháp luật.
B. Tính quyền lực của pháp luật.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.
D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ của Hội Luật gia Việt Nam.
B. Nội quy nhà trường.
C. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
D. Luật Bảo vệ môi trường.
Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là
A. sử dụng cho một tổ chức chính trị.
B. có tính bắt buộc.
C. khuôn mẫu chung.
D. tính quy phạm phổ biến.
Pháp luật mang bản chất xã hội, vì pháp luật
A. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
B. thể hiện tính quy phạm phổ biến.
C. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
D. luôn tồn tại trong đời sống xã hội.