Phép chiếu song song trong không gian

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hình chiếu của một đường thẳng qua phép chiếu song song theo phương song song với đường thẳng đó trên mặt phẳng chiếu là:

A.một đường thẳng

B.một đoạn thẳng

C.một mặt phẳng

D.một điểm

Câu 2:

Cho lăng trụ tam giác ABC.A′B′C′, gọi M,N lần lượt là hai điểm bất kỳ phân biệt nằm trên các cạnh AB′,A′B. Hình chiếu của chúng qua phép chiếu song song theo phương CC′ trên mặt phẳng (A′B′C′) lần lượt là M′,N′. Chọn kết luận không đúng:

A.M′N′//MN 

B.M′N′⊂A′B′ 

C.MM′//AA′ 

D.M′N′//AB 

Câu 3:

Hình chiếu của hình chữ nhật không thể là hình nào trong các hình sau?

A.Hình thang

B.Hình bình hành

C.Hình chữ nhật

D.Hình thoi

Câu 4:

Cho điểm M′ là hình chiếu của \[M \notin (\alpha )\;\] trên mặt phẳng (α) qua phép chiếu song song theo phương chiếu \[l \bot (\alpha ).\] Kết luận không đúng là:

A.MM′//l 

B.MM′//(α) 

C.\[MM\prime \bot (\alpha )\;\]

D.\[M\prime \in (\alpha )\;\]

Câu 5:

Qua phép chiếu song song, tính chất nào của hai đường thẳng không được bảo toàn ?

A.Chéo nhau

B.đồng qui

C.Song song

D.thẳng hàng

Câu 6:

Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng:

A.song song

B.trùng nhau

C.song song hoặc trùng nhau     

D.cắt nhau

Câu 7:

Cho tam giác ABC ở trong mp(α) và phương l. Biết hình chiếu (theo phương l) của tam giác ABC lên mp(P) không song song (α) là một đoạn thẳng nằm trên giao tuyến. Khẳng định nào sau đây đúng ?

A.\[\left( \alpha \right)//\left( P \right)\]

B.\[\left( \alpha \right) \equiv \left( P \right)\]

C.\[\left( \alpha \right)//l\] hoặc \[\left( \alpha \right) \supset l\]

D.Cả A, B, C đều sai

Câu 8:

Cho điểm \[M \in (\alpha )\;\] và phương l không song song với (α). Hình chiếu của M lên (α) qua phép chiếu song song theo phương l là:

A.điểm M 

B.giao điểm của l với (α) 

C.hình chiếu vuông góc của M lên l

D.đường nối M với giao điểm của l với (α)

Câu 9:

Hình bình hành có thể là hình biểu diễn của hình nào sau đây?

A.hình vuông

B.hình tứ giác

C.hình thang

D.hình ngũ giác

Câu 10:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Hình chiếu của A′B qua phép chiếu song song theo phương CB′ trên mặt phẳng (ABD) là:

A.AB 

B.AD 

C.BC 

D.BD 

Câu 11:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi các điểm M,N tương ứng trên các đoạn AC′,B′D′ sao cho MN song song với BA′. Tỉ số\(\frac{{MA}}{{MC'}}\) là:

A.2

B.3

C.4

D.1

Câu 12:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của CD và CC′. Kẻ đường thẳng Δ đi qua M đồng thời cắt AN và A′BA′B tại I,J. Hãy tính tỉ số \(\frac{{IM}}{{{\rm{IJ}}}}\).

A.2

B.3

C.4

D.1

Câu 13:

Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi M là điểm trên cạnh AC sao cho AC=3MC. Lấy N trên cạnh C′D sao cho C′N=xC′D. Với giá trị nào của xx thì MN//BD′.

A.\[x = \frac{2}{3}\]

b. \[x = \frac{1}{3}\]

c. \[x = \frac{1}{4}\]

d. \[x = \frac{1}{2}\]

Câu 14:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm SD, N là trọng tâm tam giác SAB. Đường thẳng MN cắt mặt phẳng (SBC) tại điểm I. Tính tỷ số \(\frac{{IN}}{{IM}}\)

A.\[\frac{3}{4}\]

b. \[\frac{1}{3}\]

c. \[\frac{1}{2}\]

d. \[\frac{2}{3}\]

Câu 15:

Cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ các nửa đường thẳng Ax, By, Cz, Dt ở cùng phía so với mặt phẳng (ABCD), song song với nhau và không nằm trong (ABCD). Một mặt phẳng (P) cắt Ax, By, Cz, Dt tương ứng tại A′, B′, C′, D′ sao cho \[{\rm{A}}A' = 3,BB' = 5,CC' = 4\]. Tính DD′.

A.4.

B.6.

C.2.

D.12.