Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945 (Có đáp án)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hội nghị nào của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã mở đầu quá trình chuyển hướng đấu tranh trong giai đoạn 1939-1945?
A. Hội nghị tháng 11-1939
B. Hội nghị tháng 11-1940
C. Hội nghị tháng 5-1941
D. Hội nghị tháng 2- 1943
Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936).
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 - 1939).
Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1939 được tổ chức tại
A. Chiêm Hoá - Tuyên Quang
B. Bà Điểm - Hóc Môn
C. Pác Pó - Cao Bằng
D. Từ Sơn - Bắc Ninh
Những chủ trương được đề ra tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đã được hoàn chỉnh tại hội nghị nào?
A. Hội nghị tháng 11-1940
B. Hội nghị tháng 5-1941
C. Hội nghị tháng 2- 1943
D. Hội nghị tháng 3-1945
Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) có ý nghĩa lịch sử to lớn gì đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939.
B. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Giải quyết được vấn đề khó khăn về kinh tế.
Căn cứ địa đầu tiên của Việt Nam được Đảng Cộng sản Đông Dương xây dựng trong giai đoạn 1939-1945 là
A. Cao Bằng
B. Việt Bắc
C. Bắc Sơn- Võ Nhai
D. Thái Nguyên
Địa phương được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là
A. Lạng Sơn
B. Thái Nguyên
C. Bắc Kạn
D. Cao Bằng
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (1941 - 1945), một trong những nhiệm vụ cấp bách của Đảng Cộng sản Đông Dương là vận động quần chúng tham gia
A. Các Ủy ban hành động.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Các Hội Phản đế.
D. Hội Liên Việt.
Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và phân hóa kẻ thù, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Liên Việt
B. Mặt trận Đồng Minh
C. Mặt trận Việt Minh
D. Mặt trận phản đế Đông Dương.
Hình thức mặt trận nào được Đảng chủ trương thành lập ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939)?
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương được thành lập trong hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 với mục tiêu
A. Đoàn kết các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc
B. Đoàn kết quần chúng nhân dân đấu tranh dân chủ công khai
C. Giác ngộ rèn luyện quần chúng đấu tranh và xây dựng căn cứ địa cách mạng
D. Cùng lãnh đạo nhân dân Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi
Tại hội nghị tháng 11-1939, khẩu hiệu lập chính quyền Xô Viết công nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu gì?
A. Lập chính quyền dân chủ
B. Lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Lập chính phủ dân chủ cộng hòa
D. Lập chính quyền cộng hòa
"Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập" là chủ trương của Đảng tại
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng cộng sản Ðông Dương (11/1939).
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (11/1940).
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941).
Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là
A. Hội Phản đế.
B. Hội Cứu tế.
C. Hội Ái hữu.
D. Hội Cứu quốc.
Ngày 19-5-1941, tổ chức nào của cách mạng Việt Nam dưới đây ra đời:
A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
B. Việt Nam độc lập đồng minh
C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
D. Mặt trận dân chủ Đông Dương
Trung đội Cứu quốc quân I được thành lập vào tháng 2-1941 dựa trên cơ sở ban đầu là lực lượng nào?
A. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
B. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
C. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.
D. Lực lượng vũ trang của cuộc khởi nghĩa Đô Lương.
Bộ phận lực lượng vũ trang sau khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại chuyển sang
A. xây dựng thành những đội du kích
B. thành lập Trung đội Cứu quốc quân I
C. xây dựng lực lược chính trị
D. xây dựng căn cứ địa cách mạng
Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, vào năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. Đề ra Chương trình hành động của Việt Minh.
B. Thành lập Hội Phản đế Đồng minh.
C. Thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
D. Đề ra bản Đề cương Văn hóa Việt Nam.
Trong quá trình chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, vào năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A. Đề ra Chương trình hành động của Việt Minh.
B. Thành lập Hội Phản đế Đồng minh.
C. Thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
D. Đề ra bản Đề cương Văn hóa Việt Nam.
Ngày 7 - 5 - 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị
A. “Sửa soạn khởi nghĩa”
B. “Sắm vũ khí đuổi thù chung”
C. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
D. “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
Ngày 22-12-1944, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập
B. Các lực lượng vũ trang thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân
C. Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập
D. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì
Ngày 22 - 12 - 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang được thành lập với tên gọi là
A. Trung đội Cứu quốc quân III.
B. Đội du kích Bắc Sơn.
C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
D. Việt Nam giải phóng quân
Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Mặt trận Liên Việt.
B. Mặt trận Việt Minh.
C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương.
Vì sao trong những năm 1939-1941 Đảng Cộng sản Đông Dương lại phải chuyển hướng chiến lược đấu tranh cách mạng?
A.Do sự biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới
B. Do chính sách thống trị của Pháp - Nhật
C. Do yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết.
D. Do yêu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?
A. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
B. Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Củng cố được khối đoàn kết toàn dân.
Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: "Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày” đã được Đảng Cộng sản Đông Dương giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?
A. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu trên một cách đồng bộ.
D. Tạm gác việc thực hiện hai khẩu hiệu trên.
Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm 1941?
A. Mọi người đều tham gia Việt Minh
B. Có lực lượng du kích phát triển sớm
C. Sớm hình thành các Hội Cứu quốc
D. Có phong trào quần chúng tốt từ trước
Trong (tháng 12 - 1944), Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hồ Chí Minh viết: “Vì cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân…”. (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị quốc gia, H., 2011, tr. 3) Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam lúc đó, câu trích trên thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về
A. Tuyên truyền toàn dân.
B. Quân đội nhân dân.
C. Khởi nghĩa toàn dân.
D. Quốc phòng toàn dân.
Tên gọi “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” có nghĩa là
A. Chỉ coi trọng hoạt động chính trị.
B. Chỉ chú trọng hoạt động quân sự.
C. Chính trị quan trọng hơn quân sự.
D. Quân sự quan trọng hơn chính trị.
Điểm mới giữa Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là
A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc
B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc
C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức
Hội nghị tháng 5-1941 và hội nghị tháng 11-1939 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm khác biệt về
A. Chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc.
B. Việc xác định hình thức chính quyền cách mạng.
C. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết.
D. Việc giải quyết quyền lợi ruộng đất cho nông dân.
Luận điểm nào dưới đây không phải là sự khắc phục triệt để của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) với những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) và khẳng định trở lại tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930)?
A. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc- dân chủ, đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu
B. Huy động đến mức cao nhất lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh tự giải phóng
C. Bước đầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
D. Mở rộng hình thức chính quyền từ công- nông- binh sang dân chủ cộng hòa
Để khắc phục điểm hạn chế về nhiệm vụ cách mạng trong Luận cương chính trị (10-1930), thời kì 1939-1945, Đảng đã chủ trương
A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
B. Thay khẩu hiệu thành lập chính phủ xô viết công-nông-binh bằng khẩu hiệu lập chính phủ dân chủ cộng hòa.
C. Giảm tô, giảm thuế, chia ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra nhiệm vụ tịch thu ruộng đất của bọn thực dân, phong kiến chia cho dân cày nghèo.
Đâu không phải là nguyên nhân để Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương?
A. Do yêu cầu cần thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc
B. Do yêu cầu tập trung tối đa lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
C. Do yêu cầu chống âm mưu lập Liên bang Đông Dương của Pháp
D. Do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử - văn hóa - xã hội riêng
Đâu không phải là sáng tạo của mặt trận Việt Minh trong quá trình xây dựng lực lượng chính trị chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
B. Kết hợp giữa xây dựng với rèn luyện
C. Xây dựng từ thành phần cơ bản đến tầng lớp trên
D. Xây dựng từ nông thôn, rừng núi đến đô thị, đồng bằng
Sự phát triển của lực lượng chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1939-1945 có đặc điểm gì?
A. Từ nông thôn tiến về các thành thị.
B. Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi.
C. Từ thành thị phát triển về nông thôn.
D. Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược.
“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về, im lặng, con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ...”
Theo anh(chị), những câu thơ trên đã nhắc đến sự kiện lịch sử nào ở Việt Nam?
A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941
B. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam
C. Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Quảng Tây
D. Nguyễn Ái Quốc được trả tự do
“Ba mươi năm ấy chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Tố Hữu), là hai câu thơ nói về sự kiện
A. Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô.
B. Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc.
C. Nguyễn Ái Quốc sang Xiêm.
D. Nguyễn Ái Quốc về nước.
Điểm khác biệt cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Việt Minh so với Mặt trận thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương là
A. Thực hiện đoàn kết các lực lượng dân tộc
B. Thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc
C. Chỉ thực hiện nhiệm vụ đoàn kết lực lượng công- nông ở Việt Nam
D. Thực hiện thêm chức năng chính quyền
Hội nghị Trung ương Đảng (11 - 1939) và Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5 - 1941) đều chủ trương
A. Tạm gác nhiệm vụ chống Đế quốc, đề cao nhiệm vụ dân chủ.
B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề cao nhiệm vụ chống Đế quốc.
C. Đề cao cả hai nhiệm vụ: dân tộc và dân chủ.
D. Đề cao nhiệm vụ đòi dân sinh dân chủ, tạm gác nhiệm vụ dân tộc.
Vì sao Hội nghị trung ương 8 (1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng tháng Tám 1945?
A. Xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
C. Đề ra chủ trương chuyển hướng đấu tranh.
D. Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
“Hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa”. Đó là nội dung quan trọng được đề ra trong hội nghị nào?
A. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 5/1941.
B. Hội nghị toàn quốc của Đảng tháng 8/1945.
C. Hội nghị quân sự Bắc kì tháng 4/1945.
D. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939.
Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là
A. khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa.
B. đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang.
C. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
D. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân?
A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1940.
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 - 1941.
C. Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3 - 1945.
D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 - 1939.
Tại sao Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 05-1941 lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh?
A. Vì muốn tập hợp đoàn kết các lực lượng yêu nước chống kẻ thù chung.
B. Vì để chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.
C. Vì muốn giúp việc thành lập mặt trận ở các nước Lào và Camphuchia.
D. Vì muốn giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
Các Hội Cứu quốc của mặt trận Việt Minh được bắt đầu xây dựng từ
A. Đồng bằng, trung du
B. Trung du miền núi
C. Miền xuôi
D. Miền núi
Gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức cách mạng nào?
A. Đội du kích Bắc Sơn
B. Đội Cứu quốc quân
C. Đội du kích Thái Nguyên
D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Điểm mới của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương tháng 5 - 1941 so với Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương là chủ trương
A. thành lập chính quyền nhà nước của toàn dân tộc.
B. thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng riêng.
C. hoàn thành triệt để nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
D. thành lập hình thức chính quyền công nông binh.
Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương đảng (5/1941) so với các hội nghị trước đó là
A. Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
B. Đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
C. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương.
D. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Ðông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Ðộc lập đồng minh.
"Hai mươi năm trước ở nơi này
Đảng vạch con đường đánh Nhật-Tây
Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay".
Địa danh lịch sử được nhắc đến trong đoạn thơ trên là
A. Bắc Sơn (Lạng Sơn).
B. Pác Pó (Cao Bằng).
C. Võ Nhai (Thái Nguyên).
D. Tân Trào (Tuyên Quang).
Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong: “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”.
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939).
B. Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).
C. “Tuyên ngôn độc lập” (2/9/1945).
D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946).