Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó là nội dung của
A. quy luật giá trị.
B. quy luật thặng dư.
C. quy luật kinh tế.
D. quy luật sản xuất.
Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hoá phải phù hợp với
A. thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá nhân.
C. thời gian lao động tập thể.
D. thời gian lao động cộng đồng.
Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hoá phải phù hợp với
A. tổng thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. tổng thời gian lao động cá nhân.
C. tổng thời gian lao động tập thể.
D. tổng thời gian lao động cộng đồng.
Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hoá sau khi bán phải bằng
A. tổng thời gian lao động xã hội.
B. tổng thời gian lao động cá nhân.
C. tổng thời gian lao động tập thể.
D. tổng giá trị hàng hoá được tạo ra trong quá trình sản xuất.
Quy luật giá trị tác động đến điều tiết và lưu thông hàng hoá thông qua
A. giá trị hàng hoá.
B. giá cả trên thị trường.
C. giá trị xã hội cần thiết của hàng hoá.
D. quan hệ cung cầu.
Quy luật giá trị tồn tại trong nền sản xuất nào sau đây?
A. Nền sản xuất hàng hoá giản đơn.
B. Nền sản xuất hàng hoá.
C. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Mọi nền sản xuất hàng hoá.
Việc thực hiện cơ chế một giá thống nhất trong cả nước là sự vận dụng quy luật giá trị của
A. nhà nước.
B. doanh nghiệp.
C. người sản xuất.
D. đại lí phân phối sản phẩm.
Giá cả của hàng hoá trên thị trường vận động
A. luôn ăn khớp với giá trị.
B. luôn cao hơn giá trị.
C. luôn thấp hơn giá trị.
D. luôn xoay quanh giá trị.
Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất và lưu thông hàng hoá trong quá trình sản xuất và lưu thông phải căn cứ vào
A. thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt.
C. thời gian hao phí để sản xuất ra hàng hoá.
D. thời gian cần thiết.
Quy luật giá trị quy định trong lưu thông, tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào dưới đây?
A. Tổng giá cả = Tổng giá trị.
B. Tổng giá cả > Tổng giá trị.
C. Tổng giá cả < Tổng giá trị.
D. Tổng giá cả – Tổng giá trị.
Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải
A. cải tiến khoa học kĩ thuật.
B. đào tạo gián điệp kinh tế.
C. nâng cao uy tín cá nhân.
D. vay vốn ưu đãi.
Muốn cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, đòi hỏi người sản xuất phải
A. vay vốn ưu đãi.
B. hợp lí hoá sản xuất, thực hành tiết kiệm.
C. sản xuất một loại hàng hoá.
D. nâng cao uy tín cá nhân.
Người sản xuất vi phạm quy luật giá trị trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn hoặc nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết.
Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá là quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật cung cầu.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật giá trị.
D. Quy luật kinh tế.
Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
C. Tăng năng suất lao động.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hoá sản xuất là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
C. Tăng năng suất lao động.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
C. Tăng năng suất lao động.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Giá cả từng hàng hoá và giá trị từng hàng hoá trên thị trường không ăn khớp với nhau vì yếu tố nào dưới đây?
A. Chịu tác động của quy luật giá trị.
B. Chịu sự tác động của cung - cầu, cạnh tranh.
C. Chịu sự chi phối của người sản xuất.
D. Thời gian sản xuất của từng người trên thị trường không giống nhau.
Ý nào sau đây là sai khi nói đến sự xuất hiện của quy luật giá trị?
A. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố chủ quan.
B. Quy luật giá trị xuất hiện do yếu tố khách quan.
C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ràng buộc bởi quy luật giá trị.
D. Có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì có quy luật giá trị.
Quy luật giá trị phát huy tác dụng của nó thông qua yếu tố nào dưới đây?
A. Quan hệ cung cầu.
B. Giá trị thặng dư.
C. Giá cả thị trường.
D. Giá trị sử dụng.
Quy luật nào sau đây giữ vai trò là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá?
A. Quy luật tiết kiệm thời gian lao động.
B. Quy luật tăng năng suất lao động.
C. Quy luật giá trị thặng dư.
D. Quy luật giá trị.
Những người tham gia hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá luôn chịu sự ràng buộc bởi quy luật nào sau đây?
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật cung - cầu.
C. Quy luật tiền tệ.
D. Quy luật giá cả.
Việc một cơ sở sản xuất không có lãi là do đã vi phạm quy luật cơ bản nào dưới đây trong sản xuất?
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật cung - cầu.
C. Quy luật giá trị thặng dư.
D. Quy luật giá cả.
Trên thị trường, sự tác động của nhân tố nào sau đây khiến cho giá cả của hàng hoá trở nên cao hoặc thấp so với giá trị?
A. Cung - cầu.
B. Người mua nhiều, người bán ít.
C. Người mua ít, người bán nhiều.
D. Độc quyền.
Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở nào sau đây để sản xuất ra hàng hoá?
A. Thị trường.
B. Cung - cầu.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động thặng dư.
Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 3 giờ.
B. 4 giờ.
C. 5 giờ.
D. 6 giờ.
Anh A trồng rau ở khu vực vùng nông thôn nên anh mang rau vào khu vực thành phố để bán vì giá cả ở đó cao hơn. Việc làm của anh A chịu tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Tỉ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị.
D. Điều tiết trong lưu thông.
Để sản xuất ra một con dao cắt lúa, ông A phải mất thời gian lao động cá biệt là 3 giờ, trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất con dao là 2 giờ. Trong trường hợp này, việc sản xuất của ông A sẽ
A. có thể bù đắp được chi phí
B. thu được lợi nhuận.
C. hòa vốn.
D. thua lỗ.
Nhóm A sản xuất được 5 triệu mét vải với thời gian lao động cá biệt là 1 giờ/m vải. Nhóm B sản xuất được 10 triệu mét vải với thời gian lao động cá biệt là 2 giờ/m vải. Nhóm C sản xuất được 80 triệu mét vải với thời gian lao động cá biệt là 1.5 giờ/m vải. Vậy thời gian lao động xã hội để sản xuất ra vải trên thị trường là
A. 1 giờ.
B. 2 giờ.
C. 1.5 giờ.
D. 2.5 giờ.
Việc chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Tỉ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị.
D. Điều tiết trong lưu thông.
Dịp cuối năm, cơ sở làm mứt K tăng sản lượng để kịp phục vụ Tết. Việc làm của cơ sở K chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Sản xuất.
B. Lưu thông.
C. Tiêu dùng.
D. Phân hoá.
Mùa hè, chị B chuyển từ bán áo lạnh sang bán áo thun. Việc làm của chị B chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Sản xuất.
B. Lưu thông.
C. Tiêu dùng.
D. Phân hoá.
Chị A thu mua hoa từ tỉnh A sang tỉnh B bán. Việc làm của chị A chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Sản xuất.
B. Lưu thông.
C. Tiêu dùng.
D. Phân hoá.
Ông A trồng cam ở khu vực nông thôn, nên ông đã mang cam lên thành phố bán vì có giá cao hơn. Việc làm này của ông A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Kích thích năng suất lao động tăng lên.
D. Điều tiết giá cả hàng hoá trên thị trường.
Thấy vải thiều được giá, anh V liền chặt bỏ 3 hecta ổi đang cho thu hoạch để trồng vải thiều trong khi cơ quan chức năng liên tục khuyến cáo người dân không tăng diện tích vải thiều vì sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu. Để phù hợp với quy luật giá trị và để sản xuất có lãi, nếu là V, em sẽ
A. phá hết ổi chuyển sang trồng vải thiều.
B. phá ổi nhưng không trồng vải thiều.
C. chăm sóc vườn ổi để cho năng suất cao hơn.
D. phá một nửa vườn ổi để trồng vải thiều.
Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Phân hoá giữa những người sản xuất hàng hoá.
D. Tạo năng suất lao động cao hơn.
Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ. Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện đúng và tốt quy luật giá trị?
A. Anh A.
B. Anh B.
C. Anh C.
D. Anh A và anh B.
K đang bán hãng bia X tại tỉnh Y nhưng thị trường tỉnh Y lại ưa chuộng hãng bia Z nên cửa hàng của K bán được rất ít bia X. Để phù hợp với quy luật giá trị và để việc kinh doanh có lãi (bỏ qua yếu tố độc quyền), nếu là K, em sẽ
A. chuyển từ bia X sang bia Z để bán.
B. giữ nguyên bia X dù bán không chạy hàng.
C. bỏ bán bia để chuyển sang mặt hàng khác.
D. giảm bớt lượng bia X, tăng thêm lượng bia Z.
Do yêu cầu của khách hàng ngày càng cao nên công ty X luôn nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tồn tại trên thị trường. Vì thế doanh nghiệp X thu được lợi nhuận hàng năm rất cao. Nếu là chủ doanh nghiệp X, em sẽ làm gì?
A. Không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá.
B. Không quan tâm đến chất lượng hàng hoá.
C. Không quan tâm đến lợi ích của khách hàng.
D. Không ngừng nâng cao số lượng hàng hoá.