Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh ( phần 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lí gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở của ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây không vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông T, ông Q và ông P.

B. ông P và anh G.

C. Ông Q.

D. Ông T, ông Q và anh G.

Câu 2:

Sau khi tiếp cận được một số bí quyết kinh doanh từ công ty Z, chị L đã tìm cách hợp pháp hóa hồ sơ rồi tự mở cơ sở riêng dưới danh nghĩa của công ty này. Trong trường hợp này, chị L đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình dẳng trong kinh doanh?

A. Chủ động liên doanh, liên kết.

B. Độc lập tham gia đàm phán.

C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.

D. Phổ biến quy trình kĩ thuật.

Câu 3:

Cửa hàng của anh A được cấp giấy phép bán đường sữa, bánh, kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao nên anh A đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kỉnh doanh?

A. Tự do tuyển dụng chuyên gia.

B. Thay đổi loại hình dọạnh nghiệp.

C. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu.

D. Chủ động mở rộng quy mô.

Câu 4:

Ông S đến ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cẩm). Hồ sơ của ông S hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này, ông S đã

A.  thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.

B. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.

C. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.

D. thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Câu 5:

Sau khi tốt nghiệp đại học H, K, L đã cùng nhau góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm của 3 người trên thể hiện nội dụng nào dưới đây về bình đẳng trong kinh doanh?

A. Tự do mở rộng ngàiỉh nghề kinh doanh.

B. Tự chủ đãng ký kỉnh doanh.

C. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

D. Tự do mở rộng quy mô hinh doanh.

Câu 6:

A tâm sự  với B: "Sau này có điều kiện kinh doanh mình muốn tham gia vào thành phần kinh  tế nhà nước vì được quan tâm đầu tư và được pháp luật bảo hộ”. B cho rằng ý kiến của A là chưa chính xác vì theo như B tất cả các thành phần kinh tế của nước ta đều được bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Trong trường này, ý kiến của bạn nào đúng?

A. Bạn A và B.

B. A và B đều sai.

C. Bạn B.

D. Bạn A

Câu 7:

Bà M chuyển quyền quản lí doanh nghiệp cho con trai theo đúng quy định nhưng bị cơ quan chức năng từ chối. Trong trường hợp này, bà M và con cần dựa vào quyền bình đăng trong lĩnh vực nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp cửa mình?

A. Gia đình.

B. Lao động.

C. Đầu tư.

D. Kinh doanh.

Câu 8:

Chị  N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền  làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Phát hiện anh V  làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm bất chính khiến uy tín của chị N gỉảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông A, anh V, chị N và ông B.

B. Ông A, chị N và ông B.

C. Ông A, anh V và chị N.

D. Chị N, anh V và ông B.

Câu 9:

Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả rồi dùng bằng để kinh doanh thuốc tân dược. Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ mình và loại hồ sơ củạ chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi nhận của chị P năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? 

A. Chị P, Ông M và ông T.

B. Chị P, ông M và chị K.

C. Chị P, Ông M, ông T và chị K.

D. Chị P, chị K và ông T.

Câu 10:

Hai cơ sở chế biến thực phẩm của ông T và ông Q cùng xả chất thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường. Vì đã nhận tiền của ông T từ trước nên khi đoàn cán bộ chức năng đến kiểm tra, ông P trưởng đoàn chỉ lập biên bản xử phạt và đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến của ông Q. Bức xúc, ông Q thuê anh G là lao động tự do tung tin bịa đặt cơ sở ông T thường xuyên sử dụng hóa chất độc hại khiến lượng khách hàng của ông T giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông T, ông Q và ông P.

B. Ông P và anh G.

C. Ông T và anh G.

D. Ông T, ông Q và anh G.

Câu 11:

Hai cửa hàng kinh doanh thuốc tân dược của anh P và anh K cùng bí mật bán thêm thực phấm chức năng ngoài danh mục được cấp phép. Trước đợt kiểm tra định kì, anh P đã nhờ chị S chuyển mười triệu đồng cho ông H trưởng đoàn thanh tra liên ngành để ông bỏ qua chuyện này. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra hai quầy thuốc trên, ông H chỉ lập biên bản xử phạt cửa hàng của anh K. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Anh P, anh K và ông H.

B. Anh P, ông H và chị S.

C. Anh P, anh K và chị S.

D. Anh P, anh K, chị S và ông H.

Câu 12:

Để tăng lợi nhuận, Công ty B đã thường xuyên và bí mật xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường đồng thời thuê một số lao động mới 14 tuổi. Công ty B đã vi phạm bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh doanh và lao động.

B. Kinh doanh và bảo vệ môi trường.

C. Kinh doanh và việc làm.

D.Kinh doanh và điều kiện làm việc.

Câu 13:

Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã "bồi dưỡng" cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên Ư cũng hứa giủp K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Anh K và anh G.

B. Anh G và H.

C. Anh K, G, H và Ư.

D. Anh G, H và Ư.

Câu 14:

Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cờ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kính doanh?

A. Anh H và chị B.

B. Anh H, dhị B và chị P.

C. Anh H, anh A và chị P.

D. Anh H, chị P, chị B và anh T.

Câu 15:

Anh A và chị B cùng đến UBND huyện C đăng kí kinh doanh. Hồ sơ của hai người đầy đủ theo luật định. Anh A đăng kí kinh doanh đồ điện tử, chị B đăng kí kinh doanh hàng mỹ phẩm. Người cán bộ phòng kinh doanh X chỉ chấp nhận lĩnh vực đăng kí kinh doanh của anh A và đề nghị chị B đổỉ lĩnh vực kinh doanh khác thì mới chấp nhận, với lí do khu vực này có nhiều cửa hàng mỹ phẩm rồi. Anh X đã vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.

B. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.

C. Tự chủ đăng ký kinh doanh.

D. Được bình đẳng trong khuyến khích phát triển lâu dài.

Câu 16:

Sau khi tốt nghiệp THPT, L (đã 18 tuổi) xin mở cửa hàng thuốc tân dược nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, trong các lí do dưới đây, lí do từ chối nào của cơ quan đăng kí kinh doanh phù hợp với pháp luật?

A. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

B. L mới học xong THPT.

C. L chưa có chứng chi hành nghề thuốc tân dược.

D. L chưa nộp thuế.

Câu 17:

Biết  mình không đủ điều kiện kinh doanh nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lý và bán hàng. Trong trường hợp này, anh A đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền kinh doanh?

A. Cải tiến quy trình đào tạo.

B. Thay đổi phương thức quản lí.

C. Chủ động giao kết hợp đồng.

D. Tự chủ đăng kí kinh doanh.

Câu 18:

Hai quầy thuốc tân dược của chị T và chị D cùng bán một số biệt dược không có trong danh mục được cấp phép nhưng khi kiềm tra, cán bộ chức năng P chỉ xử phạt chị D, còn chị T được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên M là em gái của cán bộ P giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh? 

A. Chị T, M và cán bộ P.

B. Chị T, D, M và cán bộ P.

C. Chị T, D và cán bộ p.

D. Chị T, D  M.

Câu 19:

X là nữ sinh vừa tốt nghiệp đến Ngân hàng B để xin việc. Ngân hàng B nói thẳng với X rằng cơ quan ông không muốn nhận nữ vào làm việc. X thể hiện quan điểm rằng việc tuyển người như vậy là trái pháp luật nhưng ông giám đốc vẫn khăng khăng từ chối. Nếu là X em cần phải làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình? 

A. Tố cáo sụ việc với cơ quan chức năng.

B. Cãi nhau với ông giám đốc.

C. Im lặng ra về, xin việc cơ quan khác.

D. Mang quà tới nhà ông giám đốc để năn nỉ.

Câu 20:

Doanh nghiệp B và doanh nghiệp C đều sản xuất hàng may mặc, cùng cạnh tranh về giá cả. Tuy nhiên, doanh nghiệp B chấp nhận chịu lỗ để bán giá hàng may mặc thấp hơn so với giá hàng may mặc có trên thị trường. Hành vi của  doanh nghiệp B đã vi phạm đến nội dung nào sau đây thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chủ động tìm kiếm thị trường.

B. Tự do liên doanh với các cá nhân.

C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

D. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Câu 21:

Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là

A. mọi công dân đều không có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.

B. công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào.

C. công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh theo quy định của pháp luật.

D. mọi công dân đều có quyền quyết định quy mô bất cứ hình thức kinh doanh nào.

Câu 22:

Phương án nào dưới đây không thể hiện nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

A. Tự do lựa chọn hình thức kinh doanh theo điều kiện và khả năng của mình.

B. Tự chủ trong kinh doanh.

C. Tự do lựa chọn việc làm.

D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Câu 23:

Trang 19 tuổi, cô mở một cửa hàng tạp hóa tại khu phố nơi mình ở. Theo em B đang thực hiện tốt quyền nào dưới đây?

A. Quyền bình đẳng trong lao động.

B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.

C. Quyền bình đẳng của hôn nhân.

D. Quyền bình đẳng trong gia đình.

Câu 24:

Nhà nước chủ trương “ ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ” điều này thể hiện

A. bình đẳng trong kinh doanh.

B. bình đẳng về việc làm.

C. bình đẳng giữa vợ và chồng.

D. bất bình đẳng.

Câu 25:

Mọi cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Học tập.

B. Lao động.

C. Kinh doanh.

D. Kinh tế.