Quyền binh đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động (phần 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nghi ngờ chị M tung tin nói xấu mình nên giám đốc X đã ra quyết định điều chuyển chị từ phòng kế toán sang làm nhân viên tạp vụ. Giám đốc X đã vỉ phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giao kết hợp đồng lao động.

B. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng,

C. Xác lập quy trình quản lí. 

D. Áp dụng chế độ ưu tiên.

Câu 2:

Chị A được giám đốc công ty khai thác than Z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó giám đốc điều động chị vào làm trong hàm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Tạo cơ hội tham gia quản lí.

B. Áp dụng chế độ ưu tiên,

C. Giao kết lợp đồng lao động.

D. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.

Câu 3:

Anh A và anh B là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty Z. anh A có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn anh B nên được giám đốc xét tăng lương sớm. Giám đốc công ty Z đã thực hiện đúng nội dung  nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Nâng cao trình độ.

B. Thực hiện quyền lạo động.

C. Thay đổi nhân sự.

D. Tuyển dụng chuyên gia.

Câu 4:

Thấy chị M thường xuyên đi làm muộn nhưng cuối năm vẫn nhận chế độ khen thưởng xuất sắc nhiệm vụ. Chị B nghi ngờ chị M có quan hệ tình cảm với giám đốc K nên đã báo cho vợ giám đốc biết. Do ghen tuông, vợ giám đốc yêu cầu trưởng phòng P theo dõi chị M và bắt chồng đuổi việc chị. Nể vợ, giám đốc K ngay lập tức sa thải chị M. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động? 

A. Vợ chồng giám đốc K, trưởng phòng Pvà chị M.

B. Giám đốc K và chị M.

C. Vợ chồng giám đốc K và trưởng phòng P.

D. Giám đốc K, trưởng phòng P và chị M.

Câu 5:

Anh M và chi K cùng được tuyển dụng vào làm ở phòng kinh doanh của công ty X với mức lương như nhau. Chị K sau đó do có cảm tình riêng với anh M nên giám đốc ép chị K làm thêm một phần công việc của anh M. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của  quyền bình đẳng trong lao động?

A. Nâng cao trình đô lao động .

B. Cơ hội tiếp cận việc làm.

C. Giữa lao động nam và lao động nữ.

D.  Xác lập quy trình quản lý.

Câu 6:

Sau khi được ra tù, anh B chăm chỉ làm ăn và đến công ty K xin việc. Sau khi xem xét hồ sơ giám đốc công ty K từ chối với lí do anh B đã từng bị đi tù. Việc làm của giám đốc công ty K đã vi phạm vào nội dung cơ bản nào của bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng về quyền xin việc làm.

B. Bình đẳng trong tuyển dụng lao động.

C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

Câu 7:

Chị T nộp hồ sơ xin làm việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc đưa cho chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị T đọc thấy hợp đồng không có điều khoản quy định về lương nên chị đề nghị bồ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa thuận về tiền lương nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Trực tiếp.

B. Bình đẳng.

C. Tự do.

D. Tự nguyện.

Câu 8:

M và H được tuyển dụng vào công ty X với điểm tuyển ngang nhau. Nhưng chị L là kế toán công ty đã xếp M được hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại nhưng giám đốc cho rằng đó là chức năng của phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Chị L và H.

B. Chị L và M.

C. Giám đốc và chị L. 

D. Giám đóc và H.

Câu 9:

Anh K và chị M cùng làm một công việc với hiệu quả như nhau, nhưng cuối năm giám đốc công ty X thưởng cho chị M ít hơn anh K. Giám đốc công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân?

A. Kinh doanh.

B. Lao động.

C. Bảo hộ lao động.

D. An sinh xã hội.

Câu 10:

Sau nhỉều lần bày tỏ tình cảm nhưng không được chị N đáp lại, Giám đốc doanh nghiệp X đã điều chuyển chị xuống làm ở bộ phận pha chế hóa chất mà không có phụ cấp độc hại. Giám đốc X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động.

B. Đãi ngộ.

C.Tài chính.

D. Việc làm.

Câu 11:

Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng gỉữa nam và nữ trong lao động?

A. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.

B. Ưu tiên lao động nữ trong những vỉệc liêrí qúan đến chức năng làm mệ.

C. Làm mọi công việc không phân bỉệt điều kiện làm việc.

D. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.

Câu 12:

Cho rằng chị H có ý chống đối lại mình nên giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám  đốc Công ty S đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây trong lao động?

A. Lựa chọn việc làm cùa lao động nữ.

B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Bình đẵng trong hợp đồng lao động.

D. Được hưởng các chế độ xã hội của người lao động.

Câu 13:

Để có tiền tiêu sài, bố L bắt L( 13 tuổi) phải nghỉ học để vào làm việc tại quá karaoke. Vì khá là cao ráo và xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách bà được trả rất nhiều tiền. Một lần L đã bị H ép  sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H và tung tin quán X chứa chấp gái mại dâm. Hành vi của ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Chủ quán X, bố L.

B. L và bố L.

C. Bạn L.

D. Chủ quán X và H.

Câu 14:

Hai vợ chồng anh M và chị H cùng làm việc trong công ty Z. Vì con hay đau ốm, anh M đã yêu cầu chị H nghỉ việc chăm con và lo cho gia đình. Chị M cho rằng con là trách nhiệm cả 2 vợ chồng nên bảo chồng cùng thay nhau xin nghỉ để chăm sóc con và chị không muốn nghỉ việc. Nghe con dâu nói vậy, mẹ anh M đã nhờ bà A, mẹ của Giám đốc công ty Z để bảo con trai buộc phải sa thải chị H. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Anh B, bà A.

B. Mẹ con anh M.

C.  Giám đốc công ty Z.

D. Anh M và giám đốc công ty Z.

Câu 15:

Anh A và anh B là nhân viên phòng chăm sóc khách hàng của công ty Z.  Vì anh A có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và làm việc hiệu quả hơn anh B nên được giám đốc xét tăng lương sớm. Giám đốc công ty Z đã thực hiện đúng nội đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Nâng cao  trình độ.

B. Thực hiện quyền lao động.

C. Thay đổi  nhân sự.

D. Tuyển dụng chuyện gia.

Câu 16:

Để tăng lợi nhuận, Công ty B đã thường xuyên và bí mật xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường đồng thời thuê một số lao động mới 14 tuổi. Công ty B đã vi phạm bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh doanh và lao động.

B. Kinh doanh và bảó vệ môi trường.

C. Kinh doanh và việc làm.

D. Kinh doanh và điều kiện làm việc.

Câu 17:

Công ti G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ty G không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Bình đẵng trong giao kết hợp đồng lao động.

B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

D. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.

Câu 18:

Phương án nào sau đây là một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?

A. Công bằng.

B. Trách nhiệm.

C. Dân chủ.

D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 19:

Học xong lớp 12, thấy hoàn cảnh gia đình khó khăn nên A đã xin đi làm công nhân nhà máy may gần nhà, em vừa có thời gian giúp đỡ gia đình, vừa bảo ban các em học hành, điều này thể hiện sự bình đẳng trong

A. thực hiện quyền lao động.

B. giao kết hợp đồng lao động.

C. lao động nam và lao động nữ.

D. kinh doanh.

Câu 20:

Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ

A. 18 tuổi.

B. 15 tuổi.

C. 14 tuổi.

D. 16 tuổi.

Câu 21:

Phương án nào sau đây là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. Cả A,B,C.

Câu 22:

Quyền bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động được thực hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Hợp đồng lao động.

B. Tìm việc làm.

C. Cơ hội việc làm.

D. Khả năng làm việc.

Câu 23:

Quyền bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được thực hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Hợp đồng lao động.

B. Tìm việc làm.

C. Cơ hội việc làm.

D. Khả năng làm việc.

 

Câu 24:

Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm, lựa chọn việc làm được hiểu là

A. quyền lao động.

B. quyền kinh doanh.

C. quyền học tập.

D. quyền sáng tạo.

Câu 25:

Khi đi xin việc làm tại công ty X, anh P bị loại hồ sơ vì anh P thuộc dân tộc Tày, công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng về vấn đề nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

D. Cả A,B,C.