Soạn bài Cây khế lớp 6 (Kết nối tri thức)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Hẳn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị. Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến. 

Câu 2:
Tự luận

Theo dõi: Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện có gì đặc biệt?    

Câu 3:
Tự luận

Dự đoánĐiều gì sẽ xảy ra tiếp theo?   

Câu 4:
Tự luận

Tưởng tượng: Một hang lớn đầy vàng, kim cương, thủy tinh, hổ phách, … trông thế nào?

Câu 5:
Tự luận

Dự đoán: Cái túi của vợ chồng người anh sẽ gây ra điều gì? 

Câu 6:
Tự luận

Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? 

Câu 7:
Tự luận

Hãy tóm tắt truyện Cây khế.

Câu 8:
Tự luận

Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian trong quá khứ, không gian không xác định. Em hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện cây khế.

Câu 9:
Tự luận

Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kỳ ảo không? Vì sao? 

Câu 10:
Tự luận

Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vần dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó? 

Câu 11:
Tự luận

Đảo xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gì cho cuộc sống của người em sau đó? 

Câu 12:
Tự luận

Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này. 

Câu 13:
Tự luận

Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gì trong truyện này?