Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản lớp 10 (Kết nối tri thức)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Bài thơ ngắn nhất mà bạn đã từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được bạn nhớ tới?

Câu 2:
Tự luận

Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.

Câu 3:
Tự luận

Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.

Câu 4:
Tự luận

Bài thơ của Chi-y-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?

Câu 5:
Tự luận

Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và núi “Phu-gi”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.

Câu 6:
Tự luận

Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?

Câu 7:
Tự luận

Từ bài thơ của Chi-y-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.

Câu 8:
Tự luận

Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình “chậm rì” của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?

Câu 9:
Tự luận

Từ việc đọc ba bài thơ trong trùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư.