Soạn bài Đất nước lớp 10 (Cánh Diều)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc bài thơ tự do, các em cần chú ý:
+ Nhân vật trữ tình là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?
+ Bài thơ có các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ, ... đặc sắc nào? Các yếu tố đó có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm, ... của tác giả?
+ Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là gì?
- Đọc trước bài thơ Đất nước, tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp đọc hiểu bài thơ.
- Em biết những bài thơ nào viết về đất nước? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ, ... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?
- Khổ 1, 2: Nhân vật trữ tình hiện lên qua từ ngữ nào?
- Hãy hình dung về Hà Nội và “Người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.
Chú ý những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh.
Từ khổ 5 – 10: Những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về:
- Đất nước đau thương, căm hờn?
- Đất nước quật cường, anh dũng?
Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác.
Bài Đất nước có thể được chia làm mấy phần? Cảm xúc của nhân vật trữ tình có sự thay đổi như thế nào qua các phần này? Từ đó, hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Mùa thu Hà Nội trong quá khứ hiện lên như thế nào trong 7 dòng đầu của bài thơ? Hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?
Hãy phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong “mùa thu nay”. Tại sao có sự khác nhau khi cảm nhận về mùa thu giữa hai khổ thơ đầu và khổ thơ thứ ba?
Những dòng thơ nào thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương, quật cường trong chiến tranh? Cách diễn tả, thể hiện của nhà thơ có gì độc đáo?
Trình bày cảm nhận của em về hình tượng đất nước trong khổ thơ cuối.
Trong bài thơ, nhân vật trữ tình xưng “tôi”, sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta). Theo em, việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?
Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về', em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng rì rầm' ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).