Soạn bài Đây mùa thu tới lớp 11 (Cánh diều)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu bài thơ.

- Khi đọc các bài thơ có yếu tố tượng trưng, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về đọc thơ nói chung, các em cần chú ý:

+ Cách tổ chức cấu tứ, những yếu tố tượng trưng, việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, cách tổ chức câu thơ.... của bài thơ có gì đặc sắc

+ Các yếu tố tượng trưng trong bài thơ có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm,... của tác giả?

- Đọc trước bài thơ Đây mùa thu tới, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Diệu.

- Em biết những bài thơ nào viết về đề tài mùa thu? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ.... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?

Câu 2:
Tự luận

Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?

Câu 3:
Tự luận

Chú ý cách sử dụng từ khác lạ trong dòng thơ số 5 (“Hơn một”)

Câu 4:
Tự luận

Cách chấm câu trong khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?

Câu 5:
Tự luận

Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em.

Câu 6:
Tự luận

Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.

Câu 7:
Tự luận

Trật tự hoa - lá - cành ở khổ thơ thứ hai có ý nghĩa gì? 

Câu 8:
Tự luận

Hãy so sánh  sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 trong sự so sánh với khổ 3 là gì? Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.

Câu 9:
Tự luận

Em hiểu thế nào về tâm trạng “buồn không nói', 'Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi' của “ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Câu 10:
Tự luận

Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.