Soạn bài Kiêu binh nổi loạn lớp 10 (Cánh Diều)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
- Đọc phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào bài đọc hiểu này.
- Cần lưu ý: Tiểu thuyết chương hồi xuất hiện đầu tiên và thịnh hành ở Trung Quốc khoảng từ thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XVIII. Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết chương hồi là sự phân chia tác phẩm thành những hồi khác nhau. Mỗi hồi đều có tiêu đề khái quát nội dung được trình bày trong hồi. Kết thúc mỗi hồi thường có câu thơ mang tính chất bình luận. Sau những câu thơ là những lời gắn kết hồi trước với hồi sau, kích thích sự quan tâm, chú ý của người đọc. Tiểu thuyết chương hồi thường chú ý đến các sự kiện, tình huống bất ngờ, hồi hộp, căng thẳng, thú vị. Trong tiểu thuyết chương hồi, tính cách nhân vật được thể hiện tương đối nhất quán, rõ ràng thông qua đối thoại và hành động.
- Khi đọc văn bản Kiêu binh nổi loạn, em cần chú ý:
+ Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật? Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?
+ Nội dung (đề tài, chủ đề) và những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?
+ Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm gì?
- Đọc trước văn bản Kiêu binh nổi loạn và tìm hiểu thêm thông tin về nhóm tác giả Ngô gia văn phái, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm viết bằng chữ Hán theo hình thức tiểu thuyết chương hồi. Nội dung chính của Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh thời kì lịch sử khoảng 30 năm, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1768) đến lúc Gia Long lên ngôi vua (1802). Tác phẩm tái hiện một cách phong phú, sinh động bức tranh xã hội trong thời kì khủng hoảng triền miên, dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh và khí thế quật khởi, tinh thần quyết liệt chống thù trong giặc ngoài của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn do Nguyễn Huệ đứng đầu.
Đoạn trích Kiêu binh nổi loạn dưới đây thuộc Hồi thứ hai của tác phẩm, kể chuyện kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy Hoàng Đinh Bảo, phế Trịnh Cạn, lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.
Người kể chuyện là ai?
Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông?
Chú ý động cơ và thái độ của đầu bếp, thân quân.
Ai là người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ?
Chú ý lời nói, thái độ và hành động của Quận Huy.
Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?
Chú ý hành động và thái độ của Quận Châu trước đám kiêu binh.
Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của Quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?
Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng gì?
Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?
Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh?
Hãy nêu những sự kiện chính trong văn bản Kiêu binh nổi loạn và cho biết mâu thuẫn ở đây là gì.
Tìm những chi tiết miêu tả hành động của đám kiêu binh. Em có nhận xét gì về những hành động ấy?
Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?
Cảnh Trịnh Tông lên ngôi chúa có gì đặc biệt? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử trong văn bản. Theo em, quan điểm và thái độ của người kể chuyện có khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?
Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt”. Sau khi đọc đoạn trích Kiêu binh nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này?