Soạn bài Mắc mưu Thị Hến lớp 10 (Cánh Diều)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
- Tuồng hài thường sử dụng một số thủ pháp gây cười như: 'gậy ông đập lưng ông”; kết cục bất ngờ trái ngược hoàn toàn với điều chờ đợi, lối chơi chữ, sử dụng câu đố, nói lái, nói liều để gỡ thế bị; đem cái cao quý, thiêng liêng đặt bên cạnh cái dung tục, tầm thường.... Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một vở tuồng hài xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX.
- Tóm tắt vở tuồng
Ốc và Ngao rủ nhau ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò, bị đuổi bắt nhưng sau trốn thoát được. Chúng đem bán đồ ăn trộm cho Thị Hến. Lý Hà phát hiện của gian, bắt trói Thi Hến giải lên huyện. Gặp Thị Hến, cả viên Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê thị. Huyện Trìa xử cho Thị Hến thắng kiện. Nghêu – một thầy tu phá giới, sa đoạ, đến tán tinh Thị Hến. Thị Hến hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Ở nhà Thị Hến, khi Nghêu đang tán tỉnh thì Đề Hầu gõ cửa. Nghêu phải chui vào gầm phản. Huyện Trìa tới, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Thị Hến dùng mưu để cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
- Đọc trước văn bản Mắc mưu Thị Hến
- Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh hoạ trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì.
Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.
Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đế Hầu đang gõ cử nhà Thị Hến.
Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đế Hầu.
Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đế Hầu.
Hình dung gương mặt, cử chỉ, thái độ của Đế Hầu khi nghe tiếng quan huyện.
Chú ý hành động của Nghêu.
Chú ý hành động của Đế Hầu.
Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào?
Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...
Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến.
Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?
Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?