Soạn bài Mùa xuân chín lớp 10 (Kết nối tri thức)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Bạn có nhớ những bài thơ, những câu thơ nào về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

Câu 2:
Tự luận

Điều gì khiến bạn có ấn tượng hay thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

Câu 3:
Tự luận

Nhan đề bài thơ Mùa xuân chín được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi ra cho bạn những liên tưởng gì?

Câu 4:
Tự luận

Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được thể hiện bằng những từ ngữ nào?

Câu 5:
Tự luận

Hãy nhận xét về ngôn từ của bài thơ trên hai khía cạnh sau:

- Bài thơ có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ nào khiến bạn đặc biệt chú ý? Hãy nói cụ thể hơn cảm nhận của bạn về điều này.

- Ngôn từ của bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân như thế nào?

Câu 6:
Tự luận

Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những điểm mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hóa của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.

Câu 7:
Tự luận

Con người trong bài thơ hiện diện qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn với nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?

Câu 8:
Tự luận

Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Câu 9:
Tự luận

Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 10:
Tự luận

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mạc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.