Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 lớp 11 (Chân trời sáng tạo)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nổi tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

 

A. THỂ LOẠI/ KIỀU VĂN BẢN

 

 

 

B. ĐẶC ĐIỂM

 

 

 

 

Tuỳ bút/ tản văn

 

 

 

lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

 

 

 

không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc.

 

Văn bản nghị luận

 

 

 

thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận...

 

Truyện thơ dân gian

 

 

 

 

có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí.

 

Truyện thơ Nôm

 

 

 

sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...)

 

 

 

 

 

Văn bản thông tin tổng hợp

 

 

 

thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

 

 

 

có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.

 

Bi kịch

 

 

 

Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

Câu 2:
Tự luận

Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản truyện thơ

- Một văn bản bi kịch

Câu 3:
Tự luận

Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):

- Tùy bút, tản văn

- Truyện thơ

- Bi kịch

Câu 4:
Tự luận

Nêu một số điểm tương đồng, khác biệt về cách miêu tả, thể hiện nhân vật Thị Kính trong hai văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một) và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một).

Câu 5:
Tự luận

Nêu và phân tích một đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét trong các văn bản đã học (trích Vũ Như Tô và Hăm-lét, sách Ngữ văn 11, tập một).

Câu 6:
Tự luận

Nêu ít nhất hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tuỳ bút và tản văn (minh hoạ bằng dẫn chứng lấy từ tác phẩm đã học, đã đọc).

Câu 7:
Tự luận

Chỉ ra một số điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận.

Câu 8:
Tự luận

Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh hoạ bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.

Câu 9:
Tự luận

Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh hoạ (và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau:

- Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng)

- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)

Câu 10:
Tự luận

Lập bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Câu 11:
Tự luận

Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu đối với kiểu bài khi viết:

– Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

– Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

– Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)

Câu 12:
Tự luận

Lập bảng tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I.

Câu 13:
Tự luận

Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung:

– Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.

– Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hãm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.