Soạn bài Thạch Sanh lớp 6 (Kết nối tri thức)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hoá, có thể hại người hoặc giúp ích cho người.

Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó. 

Câu 2:
Tự luận

Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó. 

Câu 3:
Tự luận

Chú ý thời gian không gian bắt đầu câu chuyện.

Câu 4:
Tự luận

Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó

Câu 5:
Tự luận

Chú ý hành động của Thạch Sanh và Lý Thông sau khi Thạch Sanh bị Lý Thông lừa

Câu 6:
Tự luận

Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì?

Câu 7:
Tự luận

Cảnh mấy vạn tướng sĩ các nước chư hầu ngồi ăn cơm trong chiếc niêu bé xíu

Câu 8:
Tự luận

Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao? 

Câu 9:
Tự luận

Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt? 

Câu 10:
Tự luận

Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

Câu 11:
Tự luận

Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của Đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?

Câu 12:
Tự luận

Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng. 

Câu 13:
Tự luận

Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?

Câu 14:
Tự luận

Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? 

Câu 15:
Tự luận

Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”. Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?