Soạn bài Việt Bắc lớp 12 (Cánh diều)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Tự luận

- Xem lại các Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Để đọc hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại, các em cần chú ý:

+ Đọc toàn bộ bài thơ, nhận diện các yếu tố hình thức của văn bản, từ nhan đề, đặc điểm thể loại, bố cục,... đến giọng điệu chung của bài thơ.

+ Xác định nhân vật trữ tình – người đang giãi bày, thổ lộ tình cảm trong thơ.

+ Phân tích hình ảnh, ngôn từ, biểu tượng, giọng điệu thơ, các yếu tố tượng trưng, siêu thực,... kết hợp liên tưởng, tưởng tượng, kết nối với hiểu biết của cá nhân để hình dung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người trong văn bản thơ, qua đó, tìm hiểu những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Đọc phần giới thiệu sau để hiểu về hoàn cảnh sáng tác của bài Việt Bắc:

Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi (tháng 5-1954), Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (tháng 7-1954), hoà bình được lập lại ở miền Bắc. Tháng 10-1954, cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ và những người kháng chiến tạm biệt đồng bào vùng chiến khu Việt Bắc để trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc. Tác phẩm gồm 150 câu thơ lục bát.

Câu 2:
Tự luận

“Mình”, “ta” trong bốn dòng thơ đầu là những ai?

Câu 3:
Tự luận

Người ở lại đang gợi nhắc những kỉ niệm nào?

Câu 4:
Tự luận

Những kỉ niệm nào đã sống lại theo nỗi nhớ của nhân vật trữ tình?

Câu 5:
Tự luận

Hãy tưởng tượng bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ này.

Câu 6:
Tự luận

Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện thế nào qua những vần thơ lục bát này?

Câu 7:
Tự luận

Người ở lại muốn gửi tâm tư gì với người về?

Câu 8:
Tự luận

Người về đã đáp lại những suy nghĩ của người ở lại thế nào?

Câu 9:
Tự luận

Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên của các từ xưng hô “mình” và “ta”, hãy xác định kết cấu của tác phẩm. Kết cấu đó gợi cho em liên tưởng đến thể loại nào của văn học dân gian?

Câu 10:
Tự luận

'Mình', 'ta' trong bài thơ này là những ai? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để xác định điều đó?

Câu 11:
Tự luận

Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là gì? Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm nào đã ùa về? (Ví dụ: kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc,...).

Câu 12:
Tự luận

Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó.

Câu 13:
Tự luận

Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.

Câu 14:
Tự luận

Em đọc được thông điệp gì từ đoạn trích Việt Bắc?

Câu 15:
Tự luận

Đoạn trích đem đến cho em những hiểu biết gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp?