THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong. 

B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh.

C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.

D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

Câu 2:

Lí do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị?

A. Ta chưa đủ sức đánh 2 vạn quân Tưởng. 

B. Tưởng có bọn tay sai Việt Quốc, Việt cách hỗ trợ từ bên trong

C. Tránh trình trạng một lúc phải đổi phó với nhiều kẻ thù.

D. Tưởng có sức mạnh vượt bậc có thể đánh bại quân chủ lực của ta.

Câu 3:

Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoãn nhân nhượng Pháp?

A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn. 

B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

C. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.

D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.

Câu 4:

Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

A. Quốc hội khoá 1 (2 - 3 - 1946) chủ trương cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội. 

B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28 - 2 - 1946).

C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6- 3- 1946).

D. Tạm ước Việt - Pháp (14 - 9 - 1946).

Câu 5:

Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946?

A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng đô nhiều kẻ thù một lúc. 

B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước.

C. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng cách mạng.

D. Hòa với Pháp là đường lối chiến lược từ trước cách mạng tháng Tám.

Câu 6:

Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta đưa ra chủ trương trường kì kháng chiến?

A. Tương quan lực lượng không có lợi cho ta, ta cần kháng chiến lâu dài để có thêm thời gian xây dụng, phát triển lực lượng. 

B. Kháng chiến trường kì chính là để bẻ gãy chiến thuật đánh nhanh giải quyết nhanh của Pháp, khoét sâu vào những khó khăn của kẻ địch.

C. "Trường kì kháng chiến" là nghệ thuật quân sự truyền thống của Việt Nam.

D. Pháp đánh ta trên tất cả các mặt nên ta cần đánh Pháp lâu dài.

Câu 7:

Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là:

A. Cuộc vận động xây dựng nền giáo dục dân chủ Việt Nam. 

B. Cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm

C. Cuộc vận động nhân dân tham gia các lớp học để xóa mù chữ.

D. Cuộc vận động nhân dân tham gia để thực hiện nếp sống mới.

Câu 8:

Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" từ khi nào?

A. Từ sau chiến thắng Biên giới 1950. 

B. Từ sau khi chúng mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ.

C. Sau thất bại của cuộc tiến công lên Việt Bắc thu đông 1947.

D. Từ sau khi kiểm soát hoàn toàn các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.

Câu 9:

Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài", chứng tỏ

A. Pháp đã mất thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương 

B. Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

C. Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược.

D. Pháp đã chuyển sang thế phòng thủ chiến lược trên toàn Đông Dương.

Câu 10:

Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?

A. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng. 

B. Ở Bắc Bộ thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.

C. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những xung đột vũ trang.

D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ hạ vũ khí đầu hàng.

Câu 11:

Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?

A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta. 

B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.

C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến toàn dân toàn diện.

D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.

Câu 12:

Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện "cuộc hành quân kép". Đó là những cuộc hành quân nào

A. Cuộc hành quân lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê. 

B. Cuộc hành quân lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Cao Đằng.

C. Cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Đông Khê.

D. Cuộc hành quân từ Thất Khê lên đón quân ở Cao Bằng về chiếm lại Đông Khê và cuộc hành quân lên Thái Nguyên.

Câu 13:

Lí do nào sau đây không đúng khi nói về ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?

A. Ta cho rằng Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Dương.

B. Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phu.

C. Điện Biên Phủ có tầm quan trọng đối với miền Bắc Đông Dương.

D. Quân ta có đủ điều kiện đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ.

Câu 14:

Đến đầu 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi, thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới?

A. 1 - 10 - 1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. 

B. Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp lên cao.

D. Cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia phát triển mạnh.

Câu 15:

Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Việt Bắc 1947. 

B. Chiến dịch Biên giới 1950.

C. Chiến dịch Tây Bắc 1952.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 16:

Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Đó là ý nghĩa của:

A. Hội nghị thành lập Đảng (đầu 1930). 

B. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng (10 - 1930).

C. Đại hội lần thứ I của Đảng (1935).

D. Đại hội lần thứ II của Đảng (2 - 1951).

Câu 17:

Trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất?

A. Thành lập ngân hàng Quốc gia việt Nam (1951). 

B. Ban hành chinh sách về thuế nông nghiệp (1955).

C. Phát hành đồng giấy bạc Việt Nam mới (1951).

D. Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952).

Câu 18:

Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ?

A. Chiến thắng trong chiến dịch Biên giới. 

B. Chiến thắng trong chiến dịch Hoà Bình.

C. Chiến thắng Đông - Xuân 1953 - 1954.

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

Câu 19:

Đông - Xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?

A. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh. 

B. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.

C. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Lào.

D. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.

Câu 20:

Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là

A. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. 

B. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.

C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

D. cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.