TÍNH AXIT – BAZƠ. SO SÁNH TÍNH AXIT – BAZƠ
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Dung dịch của hợp chất nào sau đây không làm đổi màu giấy quì ẩm?
A. CH3NH2
B. C2H5NH2
C. H2NCH2COOH
D. H2N-CH2-CH(NH2)COOH
Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2, NH3. Chất nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. CH3NH2, NH3
B. C6H5OH, CH3NH2.
C. C6H5NH2, CH3NH2
D. C6H5OH, NH3
Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH).
B. Glyxin (H2N-CH2-COOH).
C. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH).
D. Axit ađipic (HOOC-[CH2]4 -COOH).
Cho các dung dịch của các hợp chất sau:
(1) NH2-CH2-COOH;
(2) NH2-[CH2]2CH(NH2)-COOH;
(3) HOOC-C3H5(NH2)-COOH;
(4) NH2-CH(CH3)-COOH;
(5) NH2-CH2-COONa
Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là
A. (3).
B. (3), (4).
C. (1), (5).
D. (2).
Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh ?
A. Alanin
B. Anilin
C. Metylamin
D. Glyxin.
Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Glyxin
B. Phenylamin
C. Metylamin.
D. Alanin.
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh ?
A. Glyxin.
B. Etylamin
C. Anilin
D. Phenylamoni clorua
Dung dịch chất nào sau không làm hồng phenolphtalein?
A. lysin
B. metylamin
C. glyxin
D. NH3
Dung dịch trong nước của chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím?
A. Lysin
B. Metyl amin
C. Axit glutamic
D. Alanin.
Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Natri hiđroxit.
B. Amoniac.
C. Natri axetat.
D. Anilin
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. axit α-aminoglutaric (axit glutamic).
B. Axit α,-điaminocaproic
C. Axit α-aminopropionic
D. Axit aminoaxetic
Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh ?
A. Dung dịch alanin
B. Dung dịch glyxin
C. Dung dịch lysin
D. Dung dịch valin
Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là :
A. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit
B. metyl amin, amoniac, natri hiđroxit
C. anilin, metyl amin, amoniac
D. anilin, amoniac, natri hiđroxit
Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím:
A. Axit glutamic, valin, alanin
B. Axit glutamic, lysin, glyxin.
C. Alanin, lysin, metyl amin
D. Anilin, glyxin, valin.
Cho các chất C6H5OH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và C6H5CH2OH (T). Chất không làm đổi màu quì tím là :
A. X, Y
B. X, Y, Z
C. X, Y, T
D. Z
Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Trong các chất sau: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH,H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH,CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH. Số chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng là
A. 2.
B. 4
C. 1.
D. 3
Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Cho các dung dịch : C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là :
A. 3
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Các giải thích về quan hệ cấu trúc, tính chất nào sau đây không hợp lí?
A. Với amin R-NH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại
B. Do nhóm NH2- đẩy electron nên anilin dễ tham gia vào phản ứng thế vào nhân thơm hơn và ưu tiên vị trí o- và p
C. Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn
D. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ.
Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?
(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac
A. (1), (2).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (4).
Chất nào sau đây có tính bazơ mạnh hơn C2H5NH2 ?
A. NH3.
B. CH3NH2.
C. C6H5NH2
D. CH3NHCH3.
Trong số các chất dưới đây , chất có tính bazơ mạnh nhất là :
A. C6H5NH2
B. (C6H5)2NH
C. p-CH3C6H5NH2
D. C6H5CH2NH2
Chất nào sau đây có tính bazơ yếu nhất
A. p-nitroanilin
B. p-metylanilin
C. amoniac
D. đimetyl amin.
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là ?
A. Phenylamin, amoniac, etylamin
B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac
D. Phenylamin, etylamin, amoniac.
Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol:
(1) H2NCH2COOH;
(2) CH3COOH;
(3) CH3CH2NH2.
Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
A. (2), (3), (1).
B. (2), (1), (3).
C. (3), (1), (2).
D. (1), (2), (3).
Cho ba dung dịch chưa ba chất: CH3NH2 (X), H2NC3H5(COOH)2 (Y) và H2NCH2COOH (Z) đều có nồng độ 0,1M. Thứ tự sắp xếp ba dung dịch trên theo chiều tăng dần độ pH là
A. (Y) < (Z) < (X).
B. (X) < (Y) < (Z).
C. (Y) < (X) < (Z).
D. (Z) < (X) < (Y).
Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol là: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2, (4) NH3. Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH giảm dần là
A. (3) > (4) > (1) > (2).
B. (3) > (4) > (2) > (1).
C. (2) > (1) > (3) > (4).
D. (4) > (3) > (1) > (2).
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là
A. Etylamin, amoniac, phenylamin
B. Phenylamin, amoniac, etylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac
D. Phenylamin, etylamin, amoniac.
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là :
A. (4), (1), (5), (2), (3).
B. (3), (1), (5), (2), (4).
C. (4), (2), (3), (1), (5).
D. (4), (2), (5), (1), (3).
Cho các chất : đimetylamin (1), metylamin (2), amoniac (3), anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
B. (3), (2), (1), (4), (5), (6).
C. (6), (4), (5), (3), (2), (1).
D. (6), (5), (4), (3), (2), (1).
Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là:
A. (Y), (Z), (T), (X).
B. (X), (Z), (T), (Y).
C. (Y), (T), (Z), (X).
D. (T), (Y), (Z), (X).
Cho các chất sau: (1) C2H5OH; (2) H2O; (3) C6H5OH; (4) CH3COOH; (5) HCOOH, thứ tự giảm dần tính axit là:
A. (1) < (2) < (3) < (5) < (4).
B. (1) < (2) < (3) < (4) < (5).
C. (5) > (4) > (3) > (2) > (1).
D. (4) > (5) > (3) > (1) > (2).
Sắp xếp theo chiều độ tăng dần độ linh động của nguyên tử hiđro trong nhóm chức trong phân tử các chất : C2H5OH (1) , CH3COOH (2), CH2=CHCOOH (3), C6H5OH (4), CH3C6H4OH (5), C6H5CH2OH (6) là :
A. (1) < (6) < (5) < (4) < (2) < (3).
B. (6) < (1) < (5) < (4) < (2) < (3).
C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) < (6).
D. (1) < (3) < (2) < (4) < (5) < (6).
Cho các chất sau: H2O (1), C6H5OH (2), C2H5OH (3), HCOOH (4), CH3COOH (5), HClO4 (6), H2CO3 (7). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH là
A. (1), (3), (2), (5), (4), (7), (6).
B. (3), (1), (2), (5), (4), (7), (6).
C. (3), (1), (2), (7), (4), (5), (6).
D. (3), (1), (2), (7), (5), (4), (6).