TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AMIN - AMINO AXIT - PEPTIT

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch glyxin (axit α-aminoaxetic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

 

A. NaOH.   

B. NaNO3.  

C. KCl.       

D. Cu(OH)2.

Câu 2:

Dung dịch alanin (axit α-aminopropionic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl.       

B. KNO3.    

C. NaCl.     

D. NaNO3

Câu 3:

Dung dịch alanin (axit α-aminopropionic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.                   

B. NaNO3.              

C. KCl.                   

D. Cu(OH)2.

Câu 4:

Dung dịch alanin (axit α-aminopropionic) không phản ứng được với chất nào sau đây?

A. HCl.       

B. NaOH.   

C. C2H5OH.          

D. KNO3.

Câu 5:

Anilin có công thức là

A. CH3COOH.     

B. C6H5NH2.         

C. CH3OH. 

D. C6H5OH.

Câu 6:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc 1?

A. (CH3)3N 

B. CH3NHCH3     

C. CH3CH2NHCH3        

D. CH3NH2

Câu 7:

Metylamin không phản ứng được với dụng dịch nào sau đây?

A. CH3COOH      

B. HNO3.    

C. HCl.       

D. NaOH.

Câu 8:

Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) nên rửa cá với?

A. nước muối.            

B. nước.                  

C. giấm ăn.             

D. cồn.

Câu 9:

Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch?

A. Benzylamoni clorua. 

B. Anilin.    .

C. Metyl fomat.    

D. Axit fomic

Câu 10:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai và là chất khí ở điều kiện thường?

A. CH3NH2.                

B. (CH3)3N.            

C. CH3NHCH3.       

D. CH3CH2NHCH3.

Câu 11:

Alanin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là

A. C, H, N. 

B. C, H, Cl. 

C. C, H.      

D. C, H, N, O.

Câu 12:

Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. Lysin.     

B. Metylamin.      

C. Glyxin.   

D. Axit glutamic.

Câu 13:

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là

A. axit cacboxylic.         

B. α-amino axit.   

C. este.        

D. β-amino axit.

Câu 14:

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. H2NCH2COOH.        

B. C2H5NH2.        

C. HCOONH4.     

D. CH3COOC2H5.

Câu 15:

Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do:

A. phản ứng thủy phân của protein.         

B. sự đông tụ của protein do nhiệt độ.

C. phản ứng màu của protein. 

D. sự đông tụ của lipit

Câu 16:

Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Xút.                       

B. Soda.                 

C. Nước vôi trong.  

D. Giấm ăn.

Câu 17:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. C6H5NH2.        

B. CH3NHCH3.    

C. (CH3)3N.

D. CH3NH2.

Câu 18:

CH3CH2CH(NH2)CH3amin

A. bậc I.                     

B. bậc II.                 

C. bậc III.                

D. bậc IV.

Câu 19:

Dung dịch nào làm xanh quì tím?

A. CH3CH(NH2)COOH.                            

B. H2NCH2CH(NH2)COOH.

C. ClH3NCH2COOH.     

D. HOOCCH2CH(NH2)COOH.

Câu 20:

Chất nào là amin bậc 3:

A. (CH3)3CNH2.         

B. (CH3)3N.            

C. (NH2)3C6H3.       

D. CH3NH3Cl.

Câu 21:

Để rửa mùi tanh của cá mè, người ta thường dùng

A. H2SO4.   

B. HCl.       

C. CH3COOH.      

D. HNO3.

Câu 22:

Amin có cấu tạo CH3CH2NHCH3 có tên là

A. etanmetanamin.                                    

B. propanamin.

C. etylmetylamin. 

D. propylamin.

Câu 23:

Hợp chất nào không phải amino axit?

A. H2N-CH2-COOH.                                 

B. NH2-CH2-CH2-COOH.

C. CH3-CH2-CO-NH2.    

D. HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH.

Câu 24:

Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với:

A. HCl, NaOH.    

B. Na2CO3, HCl.  

C. HNO3, CH3COOH.    

D. NaOH, NH3.

Câu 25:

Glyxin còn có tên là:

A. axit α-amino axetic.                              

B. axit β-amino propionic.

C. axit α-amino butyric.                            

D. axit α-amino propionic.

Câu 26:

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

A. H2NCH2COOH.        

B. C2H5NH2.         

C. HCOONH4.     

D. CH3COOC2H5.

Câu 27:

Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sau đây?

A. H2SO4.                   

B. NaOH.               

C. NaCl.                 

D. NH3.

Câu 28:

Các chất sau, chất nào không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Lys-Gly-Val-Ala.      

B. Glyxerol.         

C. Ala-Ala. 

D. Saccarozơ.

Câu 29:

Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là

A. amoniac.          

B. kali hiđroxit.   

C. anilin.     

D. lysin.

Câu 30:

Trong môi trường kiềm, protein có khả năng phản ứng màu biure với

A. Mg(OH)2.         

B. Cu(OH)2.         

C. KCl.       

D. NaCl.

Câu 31:

Số liên kết peptit trong phân tử: Gly–Ala–Ala–Gly–Glu là

A. 4.  

B. 3.  

C. 5.  

D. 2.

Câu 32:

Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là

A. metylamin.      

B. anilin.     

C. etylamin.          

D. đimetylamin.

Câu 33:

Alanin không phản ứng được với chất nào dưới đây?

A. axit clohidric.  

B. nước brom.      

C. axit sunfuric.   

D. natri hiđroxit.

Câu 34:

Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

A. CH3NH2.          

B. C6H5NH2 (anilin) .     

C. C2H5NH2.         

D. NH3.

Câu 35:

Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH

A. Metylamin.            

B. Trimetylamin.    

C. Axit glutamic.    

D. Anilin.

Câu 36:

Alanin có công thức là

A. H2N-CH2CH2COOH.                            

B. C6H5-NH2.

C. H2N-CH2-COOH.      

D. CH3CH(NH2)-COOH.

Câu 37:

Chất nào sau đây không phản ứng với NaOH trong dung dịch?

A. Gly-Ala. 

B. Glyxin.   

C. Metylamin.      

D. Metyl fomat

Câu 38:

Chất có phản ứng màu biure là

A. Tinh bột.         

B. Saccarozơ.       

C. Protein.  

D. Chất béo.

Câu 39:

Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly. 

B. Ala-Gly-Gly.    

C. Ala-Ala-Gly-Gly.      

D. Gly-Ala-Gly.

Câu 40:

Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là

A. 4.  

B. 1.  

C. 2.  

D. 3.

Câu 41:

Chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. CH2=C(CH3)COOCH3.                         

 

B. CH3NH2.

C. NaCl.                                                    

D. C2H5OH.