Tổng đề thi thử thpt quốc gia môn Lịch sử hay nhất có đáp án (đề 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Với Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng đất nào?

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hoà và đảo Côn Lôn

B. Biên Hoà, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn

C. Biên Hoà, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn

D. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn

Câu 2:

Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930) đã thống nhất lấy tên Đảng là:

A. Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Đảng Cộng sản Đông Dương

C. Đảng Lao động Việt Nam

D. Đông Dương Cộng sản đảng

Câu 3:

Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội (1936 - 1937) là

A. tuần hành

B. mít tinh

C. diễn thuyết

D. đưa dân nguyện

Câu 4:

Năm 1975 là mốc đánh dấu sự thất bại về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ với sự kiện giành độc lập của những nước nào?

A. Môdămbích và Ănggôla

B. Angiêri và Môdămbích

C. Êtiôpia và Ănggôla

D. Êtiôpia và Angiêri

Câu 5:

Tổ chức nào đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931?

A. Ban Chấp hành Nông hội

B. Ban Chấp hành Công hội

C. Hội Phụ nữ giải phóng

D. Đoàn Thanh niên phản đế

Câu 6:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội

A. Mỹ

B. Anh

C. Pháp

D. Liên Xô

Câu 7:

Hội nghị bất thường mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Vạn Phúc (Hà Đông, ngày 18 và 19-12-1946) đã có quyết định quan trọng nào?

A. Chấp nhận tối hậu thư của Pháp, giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu

B. Phát động cả nước kháng chiến

C. Kí với Pháp bản hiệp định mới

D. Ra Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”

Câu 8:

Phương châm chiến lược của ta trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 là:

A. đánh nhanh thắng nhanh

B. đánh chắc, tiến chắc để chắc thắng

C. tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc

D. thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng

Câu 9:

Năm 1961, Mĩ đề ra kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng có tên gọi là:

A. kế hoạch Giônxơn - Mác Namara

B. kế hoạch xtalây - Taylo

C. kế hoạch dồn dân lập “ấp chiến lược”

D. kế hoạch “tìm diệt và bình định”

Câu 10:

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Xây dựng CNXH ở hai miền Bắc - Nam

B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

C. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước

D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh

Câu 11:

Những năm 70 của thế kỉ XX, mối quan hệ giữa Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức được cải thiện thông qua sự kiện

A. kí kết Hiệp ước hạn chế vũ khí tiến công chiến lược năm 1972

B. kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972

C. kí kết Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa năm 1972

D. kí kết Định ước Henxinki năm 1975

Câu 12:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là

A. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

B. xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước

D. thống nhất đất nước, thu non sông về một mối

Câu 13:

Mục đích của phong trào “vô sản hoá” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

A. tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân

B. tạo điều kiện cho cán bộ của Hội tự rèn luyện mình qua cuộc sống lao động

C. xây dựng các cơ sở của Hội ở trong và ngoài nước

D. lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng

Câu 14:

Hội Quốc liên ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích gì?

A. Duy trì một trật tự thế giới mới

B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới

C. Giải quyết tranh chấp quốc tế

D. Giải quyết tranh chấp giữa các nước thắng trận

Câu 15:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ Latinh nhằm chống lại lực lượng nào?

A. Đế quốc Mĩ

B. Thực dân phương Tây

C. Chính quyền độc tài phản động thân Mĩ

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Câu 16:

Để thực hiện mục tiêu của “chiến lược toàn cầu”, chính quyền Mĩ đã dựa vào

A. nền khoa học - kĩ thuật tiên tiến và sự hợp tác trong khối NATO

B. nền tài chính vững mạnh và chính sách ngoại giao khôn khéo để lôi kéo đồng minh

C. tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự của mình

D. sức mạnh quân sự, đặc biệt là vũ khí nguyên tử

Câu 17:

Nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay là

A. năng lượng mặt trời

B. năng lượng điện

C. năng lượng than đá

D. năng lượng dầu mỏ

Câu 18:

Chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đã làm thay đổi quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường Đông Dương như thế nào?

A. Ta đã giành được thế chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ)

B. Ta giành quyền chủ động về chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương

C. Pháp giành lại thế chủ động về chiến lược ở Bắc Bộ

D. Pháp càng lún sâu vào thế bị động trên toàn chiến trường Đông Dương

Câu 19:

Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian về cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta:

1. Tiến công địch ở Trung Lào;

2. Tiến công địch ở Lai Châu, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ);

3. Tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên;

4. Tiến công địch ở Thượng Lào.

 

A. 2,1,4,3

B. 2,3,4,1

C. 1,2,3,4

D. 3,4,2,1

Câu 20:

Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961 - 1965, Đảng đã chủ trương thành lập cơ quan hay lực lượng nào ở miền Nam?

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

C. Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng miền Nam

D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam

Câu 21:

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng nào?

A. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy

B. Quân viễn chinh Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn

C. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn

D. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất

Câu 22:

Lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX và đông đảo nhất là

A. tư sản dân tộc

B. giai cấp công nhân

C. sĩ phu yêu nước

D. tiểu tư sản thành thị

Câu 23:

Nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941 là

A. phát triển công nghiệp nhẹ

B. phát triển công nghiệp quốc phòng

C. công nghiệp hoá XHCN

D. phát triển giao thông vận tải

Câu 24:

Nét nổi bật của tình hình nước ta dưới ách thống trị của Pháp - Nhật là

A. nhân dân ta chịu cảnh áp bức “một cổ hai tròng”

B. nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng

C. cuối năm 1944 đầu năm 1945 gần 2 triệu người chết đói

D. mâu thuẫn xã hội sâu sắc đến mức không thể điều hoà được

Câu 25:

Phong trào 1930 - 1931 bùng nổ và chính quyền Xô viết được thành lập đã khẳng định điều gì?

A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam

B. Sự lớn mạnh của giai cấp nông dân

C. Đường lối đúng đắn của Đảng và sự lớn mạnh của giai cấp nông dân

D. Đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân

Câu 26:

Ý nào không phản ánh đúng tình hình Liên Xô khi thực hiện công cuộc cải tổ (1985 - 1991)

A. Ban lãnh đạo Liên Xô mắc phải nhiều sai lầm, thiếu sót

B. Nn kinh tế tập trung quan liêu bao cấp ngày càng giảm sút, khủng hoảng

C. Tình hình chính trị-xã hội rối ren

D. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được hình thành, củng cố

Câu 27:

So với Việt Nam và Lào, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai của nhân dân Campuchia có điểm gì đáng chú ý?

A. Trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1970 là giai đoạn hoà bình, trung lập ở Campuchia

B. Không phải đương đầu với thế lực tay sai thân Mĩ

C. Kết thúc sớm hơn so với Việt Nam và Lào

D. Nhận được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam

Câu 28:

Thách thức lớn nhất đặt ra đối với thế giới hiện nay là

A. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, đe doạ cuộc sống loài người

B. chủ nghĩa khủng bố hoành hành, đe doạ nền hoà bình và an ninh các nước

C. nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

D. chiến tranh, xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới

Câu 29:

Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam

B. Chứng tỏ sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

D. Chứng tỏ sự xâm nhập của chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân

Câu 30:

Thời cơ “ngàn năm có một” đã đến với cách mạng nước ta vào thời điểm nào trong năm 1945?

A. Tháng 5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu

B. Ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima của Nhật Bản

C. Ngày 9-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt hơn 1 triệu quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc, khiến Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề

D. Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh; Chính phủ Trần Trọng Kim và hàng ngũ tay sai ở Việt Nam hoang mang cực độ

Câu 31:

Kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6-1-1946 được đánh giá là thắng lợi của

A. cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

B. cuộc đấu tranh giai cấp, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền

C. cuộc đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang khi Đảng ta nắm chính quyền

D. cuộc vận động chính trị nhưng cũng là thắng lợi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp

Câu 32:

Nhược điểm của kế hoạch Nava mà Pháp - Mĩ đề ra trong cuộc chiến tranh Đông Dương là gì?

A. Là kế hoạch quân sự ra đời trong thế bị động

B. Thể hiện sự lệ thuộc chặt chẽ của Pháp vào Mĩ

C. Mâu thuẫn giữa tập trung - phân tán binh lực, giữa thế và lực của quân Pháp với mục tiêu chiến lược đặt ra

D. Nhằm giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh trong danh dự

Câu 33:

Thành tựu lớn nhất mà miền Bắc đã đạt được trong thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là gì?

A. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao, đủ sức chi viện cho miền Nam

B. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới và ổn định đời sống nhân dân

C. Văn hoá, giáo dục, y tế đều phát triển

D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, con người, xã hội đều đổi mới

Câu 34:

Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam, nội dung nào thể hiện sự đúng đắn, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng của Đảng ta?

A. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976

B. Xác định cả năm 1975 là thời cơ

C. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975

D. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá,...

Câu 35:

Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì cách mạng XHCN trong cả nước từ sau khi

A. nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời năm 1945

B. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi năm 1954

C. miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975

D. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước năm 1976

Câu 36:

Sự kiện diễn ra vào đầu năm 1930, có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau này là

A. ba tổ chức cộng sản ra đời

B. cuộc khởi nghĩa Yên Bái

C. phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Câu 37:

Bài học nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

A. Dự đoán, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược cách mạng

B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta

C. Đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong Mặt trận dân tộc thống nhất

D. Linh hoạt trong việc kết họp các hình thức đấu tranh cách mạng

Câu 38:

Ý nào không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mà vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

A. Gắn lí luận với thực tiễn, nắm vững quan điểm thực tiễn, luôn bám sát sự phát triển của thực tiễn

B. Không chủ quan, duy ý chí, không bảo thủ, giáo điều

C. “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”

D. “Vừa đánh, vừa đàm”

Câu 39:

So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử?

A. Đã đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch

B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi cuối cùng

C. Là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phỏng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân,...

D. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước

Câu 40:

Với việc các máy bay dân dụng của Malaixia bị mất tích đầy bí ấn hoặc bị bắn rơi trong những năm vừa qua chứng tỏ vấn đề gì về cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?

A. Sự phát triển như vũ bão của ngành hàng không

B. Những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

C. Mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, khi những thành tựu bị lợi dụng để phục vụ mưu đồ riêng của con ngưi

D. Làm thay đổi suy nghĩ, lối sống, truyền thống văn hoá của các dân tộc