Tổng hợp 20 đề thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay nhất có đáp án (Đề số 11)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian về thành tựu khoa học – kĩ thuật Liên Xô từ sau năm 1945:

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

3. Liên Xô phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ loài người.

A. 2,3,1

B. 2,1,3

C. 3,2,1

D. 1,3,2

Câu 2:

Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản?

A. Xây dựng khối liên minh công nông

B. Kết hợp giành và giữ chính quyền

C. Truyền thống đoàn kết của dân tộc

D. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

Câu 3:

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là gì?

A. Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước

B. Giải quyết hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ hai phát xít

C. Quan điểm khác nhau về tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

D. Thành lập Liên hợp quốc tế duy trì hòa bình an ninh thế giới

Câu 4:

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước

B. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước

C. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh

D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc – Nam

Câu 5:

“Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc”. Đó là 3 mục đích mà Đảng ta đã đề ra trong

A. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ

C. Chiến dịch Hòa Bình – Thượng Lào

D. Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947

Câu 6:

Mục tiêu nào của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” được áp dụng sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ra sức truy quét, tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố

B. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít

C. Khống chế, chi phối các nước Tư bản chủ nghĩa kh

D. Khẳng định sức mạnh tuyệt đối của quân đội trên toàn cầu

Câu 7:

Phương pháp đấu tranh cơ bản nào được sử dụng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Đấu tranh ngoại giao

B. Đấu tranh nghị trưởng

C. Đấu tranh chính trị

D. Đấu tranh vũ trang

Câu 8:

Đặc điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng KHKT lần 1 và là đặc trưng của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2?

A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ 

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn

C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

Câu 9:

Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ CTTG II (1939-1945) vì

A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít

B. ngăn cản việc thành lập liên minh chống Phát xít

C. không tham gia khối Đồng Minh chống phát xít

D. thực hiện chính sách hòa bình trung lập

Câu 10:

Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là ai?

A. Võ Nguyên Giáp

B. Hồ Chí Minh

C. Phạm Văn Đồng

D. Trường Chinh

Câu 11:

Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là

A. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp

B. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định

C. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc

D. Gác-ni-ê bị chết tại trận

Câu 12:

Quá trình phát triển hợp tác khu vực của các nước Tây Âu có thể diễn đạt bằng sơ đồ nào dưới đây?

A. EEC EU EC

B. EEC EC EU

C. EU EEC EC

D. EC EEC EU

Câu 13:

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mĩ latinh đã được mệnh danh là

A. “Lục địa bùng cháy”

B. “Hòn đảo tự do”

C. “Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội”

D. “Lục địa mới trỗi dậy”

Câu 14:

Ý nào dưới dây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?

A. Cuộc chiến tranh Triều Tiên

B. Xung đột ở Trung Đông

C. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường

D. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Dương

Câu 15:

Một trong những xu thế trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông là

A. giải quyết các tranh chấp bàng biện pháp quân sự

B. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

C. giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp liên minh chính trị với các nước

D. giải quyết các tranh chấp bằng việc lơi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn

Câu 16:

Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930-1931 được thể hiện như thế hiện như thế nào?

A. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến

B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam

C. Phong trào đã thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết – Nghệ Tĩnh

D. Phong trào đã hình thành được khối liên minh công-nông vững chắc

Câu 17:

Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 là

A. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, găp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ của thế giới

B. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới

C. Là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHDC Đức, gấp 3 lần của Mĩ

D. Là chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần của Mĩ

Câu 18:

Cho các sự kiện sau:

1. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

2. Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng.

3. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian.

A. 3,2,1

B. 1,3,2

C. 1,2,3

D. 3,1,2

Câu 19:

Trận “Điện Biên Phủ trên không” là kết quả của chiến thắng lịch sử nào của quân dân ta?

A. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc

B. Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc

C. Đánh bại cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng B52 của Mĩ ở miền Bắc

D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đối đầu với Pháp

Câu 20:

Phong trào Cần Vương thất bại đặt ra yêu cầu gì cấp thiết đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta?

A. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập

B. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhấ

C. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp

D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đối đầu với Pháp

Câu 21:

Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?

A. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ

B. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp

C. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém

D. Triều đình bạc nhược, thiên kiên quyết chống Pháp

Câu 22:

Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975 gồm các chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh

B. Chiến dịch Lam Sơn 79, chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng

C. Chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch đường 9 Nam Lào

D. Chiến dịch đường 14, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 23:

Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1953

B. Năm 1952

C. Năm 1951

D. Năm 1950

Câu 24:

Nguyên tắc đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là

A. thực hiện công nghiệp hóa, hiện dại hóa đất nước

B. bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩ tiến thẳng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

C. đổi mới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

D. không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, mà làm cho mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả hơn

Câu 25:

Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 19

C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972

D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

Câu 26:

Sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian trong công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

1. Mặt trận Việt Minh được thành lập.

2. Khu giải phóng Việt Bắc ra đời.

3. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập.

A. 1,2,3

B. 2,3,1

C. 1,3,2

D. 3,1,2

Câu 27:

Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong tổ chức ASEAN?

A. 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10

B. 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7

C. 17/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8

D. 27/8/1996, thành viên gia nhập thứ 9

Câu 28:

Phương châm tác chiến trong các chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam được Bộ chính trị Trung ương xác định?

A. Lâu dài đánh chắc, tiến chắc

B. Đánh chắc, tiến chắc

C. Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng

D. Đánh nhanh, thắng nhanh

Câu 29:

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một quyết định được đánh giá là sáng suốt, kịp thời, quyết định này mang đến thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của Tướng Võ Nguyên Giáp, đó là

A. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”

B. chuyển từ “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh, thắng nhanh”

C. chuyển từ “đánh chắc, tiến chắc sang “đánh lâu dài”

D. chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”

Câu 30:

Xác định đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Tư sản – thực dân Pháp

B. Vô sản – Tư sản

C. Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp

D. Nông dân – Địa chủ phong kiến

Câu 31:

Sự kiện nào đánh dấu bước chuển biến mới của phong trào công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác?

A. Cuộc bãi công của công nhân thợ nhuộm ở Chợ Lớn (1922)

B. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8-1925)

C. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bắc Kì (1922)

D. Cuộc bãi công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (1926)

Câu 32:

Các chiến thuật mới được sử dụng phổ biến trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

A. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”

B. “Tìm diệt”, “bình định”

C. “Giành dân – lấn đất”

D. “Chỉnh phục từng gói nhỏ”

Câu 33:

Lực lượng cách mạng nêu ra trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là lực lượng nào?

A. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản

B. Công nhân, nông dân, tư sản và tiểu tư sản

C. Công nhân, nông dân và trí thức

D. Công nhân, nông dân

Câu 34:

Thủ đoạn mới được Mĩ thực hiện trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?

A. Tăng số ngụy quân

B. Rút dần quân Mĩ về nước

C. Cô lập cách mạng Việt Nam

D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia

Câu 35:

Hiệp định Pari thừa nhận miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền đó là

A. Việt Nam dân chủ cộng hòa, Việt Nam cộng hòa

B. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam; Việt Nam cộng hòa

C. Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam

Câu 36:

Chiến thắng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân giành được là

A. Chợ Rạng – Đô Lương

B. Bắc Sơn – Võ Nhai

C. Phay Khắt – Nà Ngần

D. Vũ Lăng – Đình Bảng

Câu 37:

Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một phong trào

A. mang tính dân tộc, dân chủ và nhân dân sâu sắc

B. có tính chất dân tộc sâu sắc

C. có tính chất dân tộc, dân chủ, trong đố tính dân chủ là nét nổi bật

D. có tính chất dân chủ là chủ yếu

Câu 38:

Cho các sự kiện sau:

1. Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội.

2. Phan Bội Châu lập Hội Duy Tân.

3. Phan Bội Châu bị Pháp bắt.

4. Đưa học sinh sang Nhật học.

A. 2,3,1,4

B. 1,2,3,4

C. 1,4,2,3

D. 2,4,3,1

Câu 39:

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví “... như cái chiêng, ... như cái tiếng, cái chiêng có to thì cái tiếng mới lớn”

A. Chính trị/ ngoại giao

B. Chính trị/ quân sự

C. Quân sự/ ngoại giao

D. Chính trị/ kinh tế

Câu 40:

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, công nhân Việt Nam tiếp thu được tư tưởng nào để chuyển sang đấu tranh tự giác?

A. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn

B. Tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng

C. Tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin

D. Tư tưởng yêu nước của dân tộc ta