Tổng hợp 20 đề thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay nhất có đáp án (Đề số 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bản Tạm ước ngày 14 - 9 – 1946 được ký với chính phủ Pháp nhằm mục đích gì?

A. Để đối phó với 20 vạn quân Tưởng

B. Tạo cho ta thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng

C. Nhằm loại 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta.

D. Để nhân nhượng cho Pháp quyền lợi trên đất nước ta

Câu 2:

Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?

A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân

B. Chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng

C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của chủ nghĩa thực dân

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân

Câu 3:

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), hình thức hoạt động chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội là

A. hô hào cải cách văn hóa, xã hội

B. đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao đòi độc lập

C. bạo động, ám sát những tên thực dân đầu sỏ

D. kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị

Câu 4:

Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là

A. đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng về đánh Pháp

B. đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp

C. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp

D. đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp

Câu 5:

Sự khác biệt về phương hướng cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn 1959 – 1965 so với giai đoạn 1954 – 1959 là

A. đấu tranh binh vận là chủ yếu

B. đấu tranh chính trị là chủ yếu

C. đấu tranh vũ trang là chủ yếu

D. kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

Câu 6:

Các văn kiện hình thành nên đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp là

A. Quân lệnh số 1, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Chỉ thị toàn dân kháng chiến, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

C. Bức thư gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh, tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

D. Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

Câu 7:

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được hình thành với đặc trưng lớn là

A. loài người đứng trước thảm họa “đung đưa trên miệng hố chiến tranh”

B. thế giới chìm trong “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động

C. Mĩ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang khắp nơi

D. thế giới chia làm 2 phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa

Câu 8:

Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực

C. Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng l

D. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

Câu 9:

Đến cuối thập kỉ 90 (thế kỉ XX), EU trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh vì

A. quan hệ với hầu hết quốc gia trên thế giới

B. sử dụng chung đồng tiền Châu Âu ( EURO)

C. chiếm hơn 1/4 GDP của toàn thế giới

D. kết nạp nhiều thành viên tham gia vào tổ chức

Câu 10:

Đại hội nào của Đảng đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mối nước Việt Nam, Lào, Campuchia một đảng Mác-Lênin riêng?

A. Hội nghị lần thứ 8 (1941)

B. Hội nghị lần thứ 6 (1939)

C. Đại hội lần thứ I (1935)

D. Đại hội lần thứ II (1951)

Câu 11:

Ngay từ năm 1936, Đảng ta đã đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi gì?

A. Mặt trận dân chủ Đông Dương

B. Mặt trận Việt Minh

C. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

D. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

Câu 12:

Ý nghĩa lớn nhất đối với nước Nga Xô Viết khi thực hiện thành công chính sách Kinh tế mới là gì?

A. Nhân dân Xô Viết vượt qua mọi khó khăn, phấn khởi sản xuất, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế

B. Nước Nga phục hồi các công ti tư bản và giải quyết được những quyền lợi cơ bản cho các tầng lớp nhân dân

C. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch trong nước, bảo vệ được thành quả cách mạng

D. Nước Nga đã chiến thắng các thế lực thù địch từ bên ngoài bao vây, tấn công phá hoại thành quả cách mạng

Câu 13:

“Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” của nhà thơ Chế Lan Viên nói đến sự kiện nào trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?

A. Sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri

B. Viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”

C. Dự Đại hội quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924)

D. Đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa

Câu 14:

Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc bằng sự kiện nào?

A. Cuộc gặp gỡ giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)

B. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972

C. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)

D. Định ước Henxinki năm 1975

Câu 15:

Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của cách mạng Đông Dương thời kì 1939 – 1945 là

A. đề cao nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến

B. đề cao nhiệm vụ dân chủ

C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc

D. đề cao nhiệm vụ chống phong kiến

Câu 16:

Nét nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 là

A. suy thoái, khủng hoảng

B. phát triển nhanh

C. có bước phát triển mới

D. ổn định

Câu 17:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Phong trào khẳng định

A. đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng

B. sự hèn nhát của quan lại phong kiến

C. bộ máy cai trị của Pháp đã suy yếu

D. quần chúng có tính tự giác sáng tạo khi có Đảng lãnh đạo

Câu 18:

Đội du kích Bắc Sơn – Vũ Nhai hợp nhất với đội du kích Thái Nguyên thành

A. Quân đội nhân dân

B. Cứu quốc quân

C. Việt Nam giải phóng quân

D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Câu 19:

Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là

A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang

B. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao

C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao

D. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy

Câu 20:

Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất?

A. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

B. Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao

C. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế

D. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới

Câu 21:

Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A. Các quốc gia cần hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành độc lập

B. Xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế có hiệu quả

C. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc

D. Nhu cầu hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài

Câu 22:

Vì sao nói: thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong việc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mĩ ( 14/12 – 29/12/1972) là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

A. Vì cuộc chiến đấu xảy ra trên bầu trời Điện Biên Phủ

B. Vì máy bay bị bắn rơi nhiều nhất ở bầu trời Điện Biên Phủ

C. Vì tầm vóc chiến thắng của quân dân miền Bắc nên thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”

D. Vì chiến dịch đánh trả máy bay mang tên “Điện Biên Phủ trên không”

Câu 23:

Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì?

A. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình

B. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất, tiêu biểu nhất cho tinh thần chiến đấu anh dũng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp 

C. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc

D. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX

Câu 24:

Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) ở Việt Nam là

A. lương thực, thực phẩm – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu

B. lương thực, thực phẩm – hàng may mặc

C. lương thực, thực phẩm – hàng tiêu dùng

D. lương thực, thực phẩm – hàng may mặc – hàng xuất khẩu

Câu 25:

Cuộc chiến tranh chống phát xít thắng lợi dựa vào nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Hồng quân Liên Xô và nhân loại tiến bộ thế giới

B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản

C. Phe phát xít chưa chế tạo được bom nguyên tử

D. Tương quan lực lượng giữa hai phe phát xít và đồng minh quá chênh lệch

Câu 26:

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách – mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ ở Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì?

A. Tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng

B. Đều tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài

C. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường xã hội chủ nghĩa

D. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế

Câu 27:

Chính phủ Hítle đã tổ chức lại nền kinh tế trong nước theo hướng

A. tạo điều kiện cho các nhà tài phiệt tổ chức, phát triển sản xuất

B. đầu tư vào các ngành dịch vụ

C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự

D. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng

Câu 28:

Lý do chủ yếu nhất Pháp đề ra kế hoạch Nava?

A. Vì phong trào phản đối chiến tranh của Pháp ở Đông Dương lên ca

B. Sau 8 năm chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, có nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính

C. Vì Nava được Mĩ chấp nhận

D. Vì sau chiến tranh Triều Tiên, Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương

Câu 29:

Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp là gì?

A. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

B. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta có bước phát triển hơn trước

C. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước dầu du nhập vào Việt Nam

D. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng

Câu 30:

Cho các sự kiện sau:

1. Ta mở màn chiến dịch Tây Nguyên, tấn công vào Buôn Mê Thuột.

2. Bộ chính trị đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976.

3. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta.

4. Giải phóng Đường 14 và toàn bộ thị xã Phước Long.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian

A. 1, 2, 4, 3

B. 4, 2, 1, 3

C. 3, 4, 2, 1

D. 4, 2, 3, 1

Câu 31:

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 -1960) đã xác định cách mạng miền Nam

A. có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước

B. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam

C. có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước

D. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam

Câu 32:

Cho các sự kiện sau:

1. Phong trào chống độc quyền Cảng Sài Gòn và độc quyền lúa gạo ở Nam Kì.

2. Phong trào “Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”.

3. Phong trào bãi công của công nhân Ba Son.

4. Lễ tang và lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 3, 2, 4

C. 2, 1, 3, 4

D. 2, 1, 4, 3

Câu 33:

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ: của Mỹ khác với “Chiến tranh đặc biệt” ở chỗ

A. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ trực tiếp tham chiến

B. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ

C. Mĩ giữ vai trò cố vấn

D. tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân giải phóng

Câu 34:

Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?

A. Xô – Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện

B. Trật tự hai cực I-an-ta bị sụp đổ

C. Mĩ và Liên Xô chấm dứt “Chiến tranh lạnh”

D. Trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn

Câu 35:

Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa gì?

A. Tạo điều kiện thuân lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội

B. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khá

C. Là nguyện vọng của Đảng, Bác Hồ, nhân dân

D. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân

Câu 36:

Cách đánh giặc nào của nhân dân ta khiến thực dân Pháp bị thất bại ở mặt trận Đà Nẵng?

A. Vườn không nhà trống

B. Đánh vào tâm lí giặc

C. Đánh thần tốc

D. Chủ động đánh giặc

Câu 37:

Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây cho phù hợp với diễn biến chính của phong trào Cần Vương?

1. Vua Hàm Nghi bị bắt và lưu đày ở An-giê-ri.

2. Chiếu Cần Vương được ban bố lần đầu tại sơn phòng Tân Sở.

3. Cuộc tấn công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.

4. Tiếng súng kháng chiến đã im lặng trên núi Vụ Quang.

A. 3, 2, 1, 4

B. 2, 1, 3, 4

C. 2, 3, 4, 1

D. 3, 4, 1, 2

Câu 38:

Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?

A. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954

B. Việt Bắc thu – đông 1947

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

D. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950

Câu 39:

“Cô Ba dũng sĩ quê ở ..., chị Hai năm tấn quê ở ..., hai chị em trên hai trận tuyến anh hùng bất khuất – trung hậu đảm đang. Trang sử vàng chống Mỹ cứu nước, sáng ngời tên những cô gái Việt Nam”. Đó là những câu hát trong ca khúc “Hai chị em” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Hãy chọ từ đúng điền vào dấu ...?

A. Cà Mau, Thái Bình

B. Trà Vinh, Thái Bình

C. Vĩnh Linh, Quảng Bình

D. Hậu Giang, Quảng Bình

Câu 40:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải những khó khăn gì cho quá trình phát triển kinh tế?

A. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm

B. Bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế

C. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế tàn phá nặng nề, nghèo tài nguyên thiên nhiên