Tổng hợp 20 đề thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay nhất có đáp án (Đề số 4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây cho phù hợp với diễn biến chính của phong trào khởi nghĩa Yên Thế?
1. Nghĩa quân chủ động giảng hòa với Pháp để củng cố lực lượng.
2. Dưới vai trò chỉ huy của Đề Nắm, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp.
3. Căn cứ Yên Thế thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.
4. Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, thực dân Pháp cho quân tấn công Yên Thế
A. 2, 1, 3, 4
B. 4, 1, 2, 3
C. 2, 4, 1, 3
D. 4, 3, 2, 1
Vào giữa thế kỷ XIX, tình hình chính trị nước ta có những đặc điểm nổi bật nào?
A. Chế độ phong kiến Việt Nam được cũng cố vững chắc
B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành
C. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng
D. Một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến
Điểm khác biệt giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “chiến tranh cục bộ” là
A. sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại, do cố vấn Mĩ chỉ huy
B.sử dụng quân viễn chinh Mĩ là lực lượng chủ yếu
C. sử dụng quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu
D. sử sụng quân viễn chinh Mĩ có sự phối hợp với quân các nước đồng minh Mĩ
Nội dung nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?
A. Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương
B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ
C. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ
D. Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia
Hình ảnh sau thể hiện sự kiện nào?
A. Xe tăng của quân ta tiến vào Sài Gòn ngày 30/04/1975
B. Xe tăng của quân ta tiến vào Gia Định ngày 30/04/197
C. Xe tăng của quân ta tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/04/1975
D. Xe tăng của quân ta tiến vào Đà Nẵng 29/03/1975
Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là
A. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản
B. Mĩ - Anh - Pháp
C. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản
D. Mĩ - Đức - Nhật Bản
Vì sao Mỹ buộc phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong ba năm 1969, 1970, và 1971
B. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
C. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong việc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ
D. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở
Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài từ 9/1945 - 19/12/1946 được đánh giá là
A. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược
B. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc
C. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược
D. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược
“Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...”. Đó là lời kêu gọi
A. của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (từ ngày 14 – 15/8/1945) họp ở Tân Trào
B. của Hồ Chí Minh trong Thư gởi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền
C. của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc trong Quân lệnh số 1 (13/8/1945)
D. của Đảng tại Đại hội quốc dân Tân Trào (từ ngày 16 – 17/8/1945)
Sai lầm lớn nhất của Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ, điều chỉnh sự phát triển kinh tế và trở thành bài học đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là gì?
A. Chỉ lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, không coi trọng cải tổ bộ máy nhà nước
B. Thực hiện đa nguyên đa đảng (cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động)
C. Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, gần gũi với phương Tây
D. Thiếu dân chủ, công khai và đàn áp nhân dân biểu tình
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, khu vực Đông Bắc Á có chuyển biến về
A. kinh tế, chính trị, quan hệ hợp tác
B. chính trị, quan hệ hợp tác
C. kinh tế, quan hệ hợp tác
D. chính trị, kinh tế
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
B. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước
C. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc
D. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam
Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập Liên hợp quốc tại Hội nghị nào?
A. Hội nghị Tê-hê-ran - Iran (2/1943)
B. Hội nghị Xanphoranxicô - Mĩ (4/6/1945)
C. Hội nghị Ianta - Liên Xô (2/1945)
D. Hội nghị Pôtxđam - Đức (7/8/1945)
Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên giới thu-đông năm 1950 là
A. cuộc tiến công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi
B. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc
C. ta giành được thắng lợi trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến
D. chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành
Tổ chức Liên minh Châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới?
A. Đối đầu của các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa
B. Đối thoại hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
C. Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều
D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng cộng sản Đông Dương trong những năm 1936-1939 là gì?
A. Đấu tranh đòi tự do dân sinh dân chủ
B. Đấu tranh công khai đòi quyền lợi kinh tế
C. Đấu tranh ngoại giao
D. Đấu tranh báo chí và đấu tranh nghị trường
Khái niệm chung về “chiến tranh lạnh” được hiểu là
A. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng đầu và phe XHCN do Liên Xô làm trụ cột
B. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Xô – Mĩ
C. Cuộc xung đột trực tiếp giữa hai phe TBCN và phe XHCN ở châu Â
D. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ
Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
A. Tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946)
B. Quốc hội khoá 1 (2/3/1946) chủ trương cho Tưởng một số ghế trong Quốc hội
C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp (6/3/1946)
D. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946)
Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari năm 1973
A. cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ
B. cuộc tiến công chiến lược và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972)
C. cuộc tiến công chiến lược 1972 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ
D. cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và cuộc tiến công chiến lược 1972
Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
A. chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam
B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng
C. Kết thúc thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản
D. chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo
Trong thời kì 1954-1975, sự kiện nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam chuyển từ thể giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. “Đồng khởi”
B. Chiến thắng Vạn Tường
C. Chiến thắng Ấp Bắc
D. Chiến thắng Bình Giã
Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi đối với cuộc đấu tranh giành độc lập các nước Đông Nam Á vào giữa tháng 8-1945?
A. Quân Đồng minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của quân đội Nhật
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết th
C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh
D. Quân Đồng minh đánh thắng phát xít Đức
Những cải cách ở Xiêm (Thái Lan) từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đều theo khuôn mẫu từ
A. các nước phương Đông
B. các nước phương Tây
C. Trung Quốc
D. tự xây dựng
Điểm khác biệt lớn nhất giữa cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam so với lần thứ nhất là
A. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô nhỏ vào tất cả các ngành kinh tế Việt Nam
B. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào giao thông vận tải của Việt Nam
C. đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam
D. đầu tư vào phát triển văn hóa và ổn định chính trị ở Việt Nam
Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là
A. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược
B. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa
C. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị
D. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế
Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt là
A. chiến tranh thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu
B. có quân đội Sài Gòn làm chủ lực
C. chiến tranh thực dân
D. chiến tranh tổng lực
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) giành thắng lợi do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là
A. toàn dân đoàn kết dũng cảm chiến đấu
B. sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và của nhân dân tiến bộ trên thế giới
C. có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo
D. tình đoàn kết chiến đấu giữa Việt Nam, Lào và Campuchia
Ý nghĩa của chiến thắng Xtalingrat ngày 2/2/1943 là
A. lực lượng của phe trục bị quyét sạch khỏi Châu Âu
B. buộc Mỹ và Anh phải mở “Mặt trận thứ hai”, đổ bộ lên đất Pháp
C. tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên khắp các mặt trận
D. đất nước Liên Xô hoàn toàn được giải phóng khỏi phát xít Đức
Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất?
A. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành th
B. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị
C. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu tranh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị
D. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học và dân nghèo thành th
Tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Quang phục hội thể hiện rõ sự ảnh hưởng của
A. cuộc Duy tân Minh Trị - Nhật Bản (1868)
B. cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc (1911)
C. cuộc Duy tân Mậu Tuất – Trung Quốc (1898)
D. cuộc cải cách của Xiêm (1868)
Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc có viết: “Hỡi quốc dân đồng bào !..Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã ngã gục.”. Đoạn trích trên cho biết
A. thời cơ cách mạng đã chín muồi
B. thời cơ cách mạng đang đến gần
C. thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu
D. Cách mạng tháng Tám đã thành công
Hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta đã được hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941) xác định như thế nào?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
B. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
C. Đi từ đấu tranh chính trị tiến lên khởi nghĩa vũ trang
D. Khởi nghĩa từng phần kết hợp với tổng khởi nghĩa
Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là
A. xây dựng khối đoàn kết toàn trong Đảng
B. phát huy vai trò của cá nhân
C. vượt qua thách thức, đẩy lùi nguy cơ
D. phát huy vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng
Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?
A. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
B. Đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo
C. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước
D. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn
Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản
A. Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy giờ đánh thắng đế quốc Nga
B. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa nhờ cuộc duy tân Minh Trị
C. Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á giữ được độc lập một cách tuyệt đối
D. Nhật Bản là nước châu Á duy nhất trở thành nước đế quốc và tiến hành chiến tranh xâm lược, tranh giành thuộc địa với các nước phương Tây
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng nào sau đây trong giai đoạn 1945-1973?
A. Cách mạng công nghiệp
B. Cách mạng khoa học-kĩ thuật
C. Cách mạng trắng
D. Cách mạng chất xám
Các nhân tố nào tác động đến phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX?
A. Xuất hiện các lực lượng xã hội mới, các thành phần kinh tế mới, tác động của các luồng tư tưởng từ bên ngoài vào
B. Tinh thần yêu nước, thương dân của các sĩ phu tiến bộ; sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản
C. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
D. Tinh thần yêu nước, thương dân của các sĩ phu tiến bộ, tác động của các luồng tư tưởng từ bên ngoài vào
Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
A. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương được trở nên hòa dịu
B. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
D. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?
A. Hiệp thương chính trị thống nhất đất
B. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh
C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc - Nam
D. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
Người ta lấy năm 1917 là mốc mở đầu cho lịch sử thế giới hiện đại vì
A. phát xít Đức, Áo, Hung, I-ta-li-a bị tiêu diệt
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước vào giai đoạn kết thúc
C. tháng 4/1917, Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất làm thay đổi cục diện của cuộc chiến tranh
D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) nổ ra thành công, mở ra một thời kì mới cho lịch sử nhân loại - thời kì xã hội chủ nghĩa