Tổng hợp bài tập Dao động cơ hay nhất có lời giải chi tiết (đề số 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m với hai đầu cố định, người ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,05 s. Vận tốc truyền sóng trên dây là 

A. 12 m/s

B. 16 m/s

C. 8 m/s

D. 4 m/s

Câu 2:

Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là: 

A. 60 m/s

B. 80 m/s

C. 40 m/s

D. 100 m/s

Câu 3:

Một sợi dây chiều dài l căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng , tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là: 

A. vnl

B. nvl

C. l2nv

D. lnv

Câu 4:

Khi có sóng dừng trên một dây AB hai đầu cố định với tần số là 42 Hz thì thấy trên dây có 7 nút. Muốn trên dây AB có 5 nút thì tần số phải là: 

A. 28 Hz

B. 63 Hz

C. 30 Hz

D. 58,8 Hz

Câu 5:

Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 80 cm. Hai sóng có tần số gần nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là f1 = 70 Hz và f2 = 84 Hz. Tìm tốc độ truyền sóng trên dây. Biết tốc độ truyền sóng trên dây không đổi

A. 11,2 m/s

B. 22,4 m/s

C. 26,9 m/s 

D. 18,7 m/s

Câu 6:

Để có sóng dừng xảy ra trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu dây có một đầu cố định và một đầu tự do thì chiều dài của dây phải bằng

A. Một số nguyên lần bước sóng

B. Một số nguyên lần phần tư bước sóng 

C. Một số nguyên lần nửa bước sóng 

D. Một số lẻ lần một phần tư bước sóng

Câu 7:

Dây AB = 40 cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM=14 cm. Tổng số bụng trên dây AB là:

A. 14

B. 10

C. 12

D.

Câu 8:

Dây AB = 40 cm căng ngang, hai đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM = 14 cm. Tổng số bụng và nút sóng trên dây AB là:

A. 10

B. 21

C. 20

D. 19

Câu 9:

Sóng dừng đang xẩy ra trên một sợi dây đàn hồi căng ngang có hai đầu cố định dài 2 m với tần số 100 Hz. Để lại có sóng dừng trên dây thì phải thay đổi chiều dài sợi dây một lượng tối thiểu là 20 cm. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng: 

A. 40 m/s

B. 20 m/s

C. 50 m/s

D. 100 m/s

Câu 10:

Khi có sóng dừng trên một dây AB thì thấy trên dây có 7 nút (A và B đều là nút). Tần số sóng là 42 Hz. Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên, muốn trên dây có 5 nút (A và B cũng đều là nút ) thì tần số phải là: 

A. 58,8 Hz

B. 28 Hz 

C. 30 Hz

D. 63 Hz

Câu 11:

Một sợi dây dài l = 2 m, hai đầu cố định. Người ta kích thích để có sóng dừng xuất hiện trên dây. Bước sóng dài nhất bằng

A. 1 m

B. 2 m

C. 4 m 

D. Không đủ điều kiện để định được

Câu 12:

Một sợi dây căng giữa 2 điểm cố định cách nhau 60 cm. Hai sóng có tần số gần nhau liên tiếp cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 84 Hz và 98 Hz. Biết tốc độ truyền của các sóng trên dây là bằng nhau. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 1,44 m/s

B. 1,68 m/s

C. 16,8 m/s

D. 14,4 m/s

Câu 13:

Một sợi dây thép dài 75 cm, hai đầu gắn cố định. Sợi dây được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện được nuôi bằng dòng điện xoay chiều tần số 50 Hz. Trên dây có sóng dừng với 5 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là: 

A. 60 m/s

B. 20 m/s

C. 15 m/s

D. 30 m/s

Câu 14:

Trong thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây dài 0,4 m, một đầu dây dao động với tần số 60 Hz thì dây rung với 1 múi. Để dây rung với 2 múi khi tốc độ truyền sóng trên dây không đổi thì tần số phải

A. Tăng 2 lần

B. Giảm 4 lần

C. Giảm 2 lần

D. Tăng 4 lần

Câu 15:

Trong một thí nghiệm về sóng dừng trên một sợi dây có chiều dài L với hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng với ba bụng sóng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là v. Thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng liên tiếp là 

A. L/3v

B. 2L/3v

C. v/3L

D. 2v/3L

Câu 16:

Quan sát sóng dừng trên một sợi dây dài L có một đầu cố định và một đầu tự do ta thấy trên dây chỉ có một nút sóng không kể đầu cố định. Bước sóng trên dây bằng:

A. 2L/3

B. 3L/4

C. L/4

D. Lớn hơn chiều dài sợi dây

Câu 17:

Một sợi dây đàn hồi, hai đầu cố định có sóng dừng. Khi tấn số sóng trên dây là 30 Hz thì trên dây có 3 bụng sóng. Muốn trên dây có 4 bụng sóng thì phải 

A. tăng tần số thêm 10 Hz

B. tăng tần số thêm 30 Hz

C. giảm tần số đi 10 Hz

D. giảm tần còn 20/3 Hz

Câu 18:

Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là: 

A. 60 m/s

B. 600 m/s.

C. 10 m/s

D. 20 m/s

Câu 19:

Trên một sợi dây 2 đầu cố định đang có sóng dừng với tần số 100 Hz. Người ta thấy có 4 điểm dao động với biên độ cực đại và tổng chiều dài của sợi dây chứa các phẩn tử dao động đồng pha nhau là 0,5 m. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 50 m/s

B. 100 m/s

C. 25 m/s

D. 200 m/s

Câu 20:

Một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m được treo lơ lửng lên một cần rung. Cần có thể rung theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100 Hz đến 125 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 6 m/s. Trong quá trình thay đổi tần số rung của cần, có thể tạo ra được bao nhiêu lần sóng dừng trên dây? (Biết rằng khi có sóng dừng, đầu nối với cần rung là nút sóng) 

A. 10 lần

B. 4 lần

C. 5 lần

D. 12 lần 

Câu 21:

Sóng dừng trên dây AB có chiều dài 1,8 m với A là nút và B là bụng, giữa A và B còn có 4 nút khác. Điểm M là trung điểm của AB. Biên độ dao động của M so với biên độ dao dộng của điểm thuộc vị trí bụng sóng nhận tỉ số là: 

A. 0,71

B. 0,87

C. 0,50

D. 2,00

Câu 22:

Một sợi dây đàn hồi dài 1 m được treo lơ lửng lên một cần rung. Cần có thể rung theo phương ngang với tần số thay đổi được từ 100 Hz đến 120 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây 8 m/s. Mỗi khi hình thành sóng dừng thì đầu dây gắn với cần rung được coi là một nút sóng. Hỏi trong quá trình thay đổi tần số rung của cần, số lần có sóng dừng trên dây là 

A. 10 lần

B. 4 lần

C. 5 lần

D. 12 lần

Câu 23:

Quan sát sóng dừng trên đoạn dây đàn hồi AB. Đầu A được giữ cố định. Với đầu B tự do và tần số sóng là 22 Hz thì trên dây có 6 nút (tính cả nút sóng ở hai đầu dây). Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng trên dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số sóng phải bằng: 

A. 20 Hz

B. 18 Hz 

C. 25 Hz

D. 23 Hz

Câu 24:

Người ta tạo sóng dừng trên một dây AB dài 0,8 m. Đầu B cố định, đầu A gắn với cần rung với tần số f (35 Hz ≤ f ). Biết tốc độ truyền sóng trên dây bằng 8 m/s. Tần số sóng bằng bao nhiêu? 

A. 38 Hz

B. 40 Hz

C. 42 Hz

D. 36 Hz

Câu 25:

Một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m hai đầu cố định được rung với tần số f. Tốc độ truyền sóng trên dây v = 60 m/s. Trên dây có sóng dừng. Tần số f và số nút (không kể hai dầu dây) là: 

A. 100 Hz; 4 nút

B. 6 Hz; 2 nút

C. 75 Hz; 3 nút

D. 100 Hz; 3 nút

Câu 26:

Một sợi dây đàn hồi dài 60 cm, tốc độ truyền sóng trên dây 8 m/s, treo lơ lửng trên một cần rung. Cần dao động theo phương ngang với tần số f thay đổi từ 80 Hz đến 120 Hz. Trong quá trình thay đổi tần số, có bao nhiêu giá trị tần số có thể tạo sóng dừng trên dây? 

A. 8

B. 6

C. 15

D. 7

Câu 27:

Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu kia để tự do.Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỷ số f2/f1 bằng 

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 28:

Tìm phát biểu đúng về hiện tượng sóng dừng

A. Khoảng cách giữa hai bụng sóng là λ/2

B. Khi có sóng dừng trên dây có một đầu giới hạn tự do, điểm nguồn có thể là bụng sóng

C. Để có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi với hai đầu là nút sóng thì chiều dài dây phải bằng nguyên lần nửa bước sóng

D. Khi có sóng dừng trên một sợi dâu, hai điểm cách nhau λ/4 dao động vuông pha với nhau

Câu 29:

Trên dây căng ngang AB với hai đầu A,B cố định đang có sóng dừng tạo ra nhờ nguồn S cách điểm B một đoạn SB=1,75λ. Tại điểm M gần B nhất, sóng dừng có biên độ gấp 2 lần biên độ dao động do nguồn S phát ra, và dao động cùng pha với dao động phát ra từ S cách B một đoạn:

A. 5λ/8 

B. λ/12

C. 7λ/8 

D. λ/6

Câu 30:

Trên một sợi dây đàn hồi AB dài 25 cm đang có sóng dừng, người ta thấy có 6 điểm nút kể cả hai đầu A và B. Hỏi còn bao nhiêu điểm trên dây dao động cùng biên độ, cùng pha với điểm M cách A 1 cm? 

A. 10

B. 9

C. 6

D.