Tổng hợp câu hỏi nâng cao chương 4 (Có đáp án)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ đối với các nước đồng minh trong lịch sử là gì?
A. Cái gậy lớn
B. Ngoại giao đồng đôla
C. Cây gậy và củ cà rốt
D. Mềm dẻo, khôn khéo
Điểm tương đồng giữa các học thuyết và chiến lược của các đời tổng thống Mĩ từ năm 1945-2000 là gì?
A. Tham vọng trở thành bá chủ thế giới
B. Xóa bỏ hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới
C. Ngăn cản sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
D. Sử dụng bạo lực để can thiệp vào công việc của đồng minh
Nguyên nhân nào khiến cho Mĩ không thể thực hiện được chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
B. Các nước đồng minh của Mĩ không thống nhất trong chính sách đối ngoại
C. Tiềm lực kinh tế - tài chính của Mĩ bị suy giảm
D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, sự lớn mạnh của đồng minh và suy yếu của Mĩ
Thất bại nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới?
A. Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Trung Quốc (1949)
B. Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Cuba (1959)
C. Thất bại trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
D. Thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh (1991)
Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?
A. Chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
B. Chiến tranh Afghanistan (1978-1982)
C. Chiến tranh vùng Vịnh 1991
D. Khủng bố 11-9-2001
Từ nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, anh (chị) hãy rút ra bài học quan trọng nhất có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay?
A. Tăng cường vai trò của các công ty độc quyền
B. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
C. Tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi để thu lợi nhuận
D. Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia
Nhân tố nào đã tác động đến việc các nước phương Tây dồn sức viện trợ cho Tây Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Âm mưu làm bá chủ châu Âu lục địa của Pháp
B. Tác động của xu thế liên kết khu vực
C. Tác động của sự đối đầu Đông- Tây, chiến tranh lạnh
D. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt ở Đức
Đâu không phải là điểm tương đồng về nguyên nhân phát triển kinh tế của Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
B. Do vai trò điều tiết quản lý của nhà nước
C. Do tận dụng được các yếu tố khách quan thuận lợi
D. Do sự hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ cộng đồng EC
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế
B. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại
C. Các công ty, tập đoàn lớn có sức sản xuất mạnh mẽ, tầm nhìn xa, quản lí tốt
D. Coi trọng yếu tố con người trong phát triển, là lực lượng nòng cốt hàng đầu
Vì sao nền kinh tế Mĩ và các nước Tây Âu lại đạt được sự tăng trưởng khá liên tục từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do bóc lột hệ thống thuộc địa
B. Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời.
C. Do giảm chi phí cho quốc phòng.
D. Nhờ giá nguyên, nhiên liệu giảm.
Đâu không phải là lý do để các nước Tây Âu cần phải đẩy mạnh sự liên kết khu vực sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Do nhu cầu giải quyết triệt để những mâu thuẫn trong lịch sử
B. Do địa vị kinh tế Tây Âu bị suy giảm mạnh sau chiến tranh
C. Do Mĩ đang can thiệp quá sâu vào tình hình chính trị châu Âu
D. Do các nước Tây Âu có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa
Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?
A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị
B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
D. Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử
Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.
B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C. Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội
D. Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.
Đâu không phải là điểm khác nhau giữa Liên minh châu Âu (EU) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
A. Xuất phát điểm
B. Mức độ liên kết
C. Nguyên tắc hội nhập
D. Tính chất tổ chức
Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đấy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa
B. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật
C. Sự hỗ trợ của Mĩ
D. Đầu tư phát triển con người
Nhân tố chủ yếu chi phối sự biến đối mối quan hệ Mĩ - Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự tương đồng về hệ tư tưởng
B. Sự tương đồng về kinh tế
C. Lợi ích quốc gia dân tộc
D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc
Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?
A. Do tác động của hội nghị Ianta
B. Do các nước này đều là đồng minh trong lịch sử
C. Do sự tương đồng về văn hóa
D. Do sự trỗi dậy của các thuộc địa của Tây Âu và Nhật Bản
Mục đích chính của Mĩ trong việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật năm 1951 là gì?
A. Tiêu diệt triệt để các lực lượng quân phiệt ở Nhật Bản
B. Duy trì hòa bình an ninh khu vực châu Á
C. Hình thành liên minh Mĩ - Nhật chống lại phong trào cách mạng thế giới ở Viễn Đông
D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật
Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX có tác động như thế nào đến trật tự hai cực Ianta?
A. Củng cố vị trí của Mĩ trong trật tự
B. Thay Mĩ trở thành người lãnh đạo trật tự
C. Góp phần làm xói mòn, sụp đổ trật tự
D. Làm sụp đổ trật tự
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Nhật Bản hướng dần về châu Á không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
B. Để khôi phục lại các thị trường truyền thống
C. Để tranh thủ khoảng trống quyền lực ở khu vực
D. Để hạn chế sự lệ thuộc vào Mĩ
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?
A. Mở rộng phạm vi hành hưởng ở khu vực Đông Bắc Á
B. Liên minh chặt chẽ với Tây Âu
C. Tăng cường hợp tác với các nước châu Á
D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ
Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?
A. Khoa học kĩ thuật
B. An ninh quốc phòng
C. Giáo dục
D. Tài chính
Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?
A. Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính.
B. Do sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
C. Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
D. Do sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.