Tổng hợp đề luyện thi THPTQG Hóa Học có lời giả (Đề số 14)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Metyl propionat có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3COOC3H7
B. C3H7COOCH3
C. CH3COOC2H5
D. C2H5COOCH3
Kim loại nào sau đây không tan trong nước?
A. Na
B. K
C. Be
D. Ba
Cho các loại tơ: tơ axetat, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nilon-6,6. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C2H4O2 tác dụng với dung dịch NaOH, Na, dung dịch AgNO3/NH3 thì số phương trình phản ứng hóa học xảy ra là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Khi cho sắt tác dụng với các chất sau, chất nào oxi hoá sắt thành Fe3+?
A. HCl
B. H2SO4 loãng, nguội
C. HCl đặc, nóng
D. Cl2
Để phân biệt glucozơ và fructozơ ta có thể dùng
A. Cu(OH)2
B. AgNO3/NH3
C. Quỳ tím
D. nước brom
Phương pháp không dùng để điều chế kim loại là
A. Phương pháp nhiệt luyện
B. Phương pháp thuỷ luyện
C. Phương pháp điện luyện
D. Phương pháp phong luyện
Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Nhỏ vài giọt dung dịch natri cacbonat vào dung dịch nhôm clorua. Hiện tượng thu được là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng
B. Sủi bọt khí
C. Không hiện tượng
D. Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí
Thuỷ phân este đơn chức X trong môi trường kiềm, sau phản ứng thu được dung dịch Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. X không thể là:
A. CH3COOCH=CH2
B. HCOOCH=CH2
C. CH3COOC(CH3)=CH2
D. HCOOC(CH3)=CH2
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Để một miếng gang (Fe – C) ngoài không khí ẩm.
(2) Nhúng một thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
(3) Nhúng một thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
(4) Nhúng một thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Crom không tác dụng được với dung dịch:
A. HCl loãng nóng
B. NaOH
C. CuSO4
D. H2SO4 đặc nóng
Tên gọi của CH3CHO là:
A. Anđehit fomic
B. Anđehit acrylic
C. Metanal
D. Etanal
Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm: CH4, C2H4, C2H6, C3H8 và C4H10 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol của C2H4 trong hỗn hợp X là
A. 0,09
B. 0,01
C. 0,08
D. 0,02
Một loại tơ nilon-6,6 có phân tử khối là 362956 đvC. Số mắt xích có trong loại tơ trên là:
A. 166
B. 1606
C. 83
D. 803
Khử hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 bằng CO dư, thu được chất rắn X. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư, thu được V ml H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 0,448
B. 0,672
C. 448
D. 672
Người ta thực hiện phản ứng clo hoá PVC: cứ k mắt xích PVC thì thế được một nguyên tử clo, sau phản ứng thu được sản phẩm hữu cơ Y có hàm lượng clo đạt 66,77% về khối lượng. Giá trị của k là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp U gồm xenlulozơ; tinh bột; glucozơ; saccarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 5,25 gam
B. 6,20 gam
C. 3,60 gam
D. 3,15 gam
Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là:
A. 0,328
B. 0,205
C. 0,585
D. 0,620
Đun nóng một rượu đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, có tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là:
A. C3H8O
B. C2H6O
C. CH4O
D. C4H8O
Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y no, đơn chức, mạch hở. Cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là:
A. CH3COOH
B. C2H5COOH
C. C3H7COOH
D. HCOOH
Cho các hợp chất hữu cơ C2H2, C2H4, CH2O, CH2O2 (mạch hở), C3H4O2 (đơn chức, mạch hở, không làm chuyển màu quỳ tím ẩm). Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
C3H8Ox có số đồng phân ancol là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Nung 5,6 gam Fe trong bình đựng oxi, sau phản ứng thu được 15,2 gam hỗn hợp T chỉ gồm toàn oxit. Hoà tan hoàn toàn T cần vừa đủ V lít dung dịch HCl 2M, giá trị của V là:
A. 0,3 lít
B. 0,6 lít
C. 0,9 lít
D. 1,2 lít
Hai kim loại R và R’ kế tiếp nhau trong nhóm IA (R có số hiệu nguyên tử nhỏ hơn R’). Điện phân nóng chảy một muối clorua của kim loại kiềm R, sau một thời gian thu được 2,016 lít khí (đktc) và 7,02 gam kim loại. Kim loại R’ là:
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
Chất T có công thức phân tử là C3H12N2O3. T tác dụng với dung dịch HCl thu được khí U. T tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí N. Gọi G là tổng của phân tử khối chất U với phân tử khối chất N. Giá trị của G là:
A. 75
B. 89
C. 147
D. 166
Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là):
A. C2H6 và C3H6
B. CH4 và C3H6
C. CH4 và C3H4
D. CH4 và C2H4
Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam một kim loại R chưa rõ hoá trị bằng dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc). Kim loại R là:
A. Fe
B. Cu
C. Zn
D. Al
Đốt cháy m gam Fe trong bình đựng khí Cl2, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn N. Hòa tan N vào H2O lắc đều. Thêm tiếp dung dịch NaOH tới dư, thấy số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 0,3 mol. Biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng là:
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 5,60 lít
Hoà tan 4,5 gam tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí. Biết thể tích khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là:
A. Ni và 1400s
B. Ni và 2800s
C. Cu và 1400s
D. Cu và 2800s
Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch sau khi thuỷ phân metyl fomat có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(2) Triolein có thể làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường.
(3) Glucozơ bị khử bởi hidro thu được sobitol.
(4) Tinh bột có 2 dạng cấu trúc là mạch phân nhánh và mạch không phân nhánh.
(5) Protein có khả năng hoà tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch có màu tím.
(6) Khi tan trong nước, aminoaxit tạo thành ion lưỡng cực.
Số phát biểu đúng là:
A. 0
B. 2
C. 4
D. 6
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H10O4, không làm đổi màu quỳ tím, không tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Đun nóng a mol X với dung dịch KOH dư, sau phản ứng thu được một ancol Y và m gam một muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Số công thức cấu tạo có thể của X là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hoà tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 27,96
B. 29,52
C. 36,51
D. 1,50
Hoà tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch chứa 0,42 mol HNO3 (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 0,56 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2 (đktc). Khối lượng muối trong X là:
A. 22,20 gam
B. 25,16 gam
C. 29,36 gam
D. 25,00 gam
Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ Y và Z lần lượt có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch A chứa toàn chất vô cơ và 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm 2 chất hữu cơ đồng đẳng kế tiếp, có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm, có tỉ khối hơi so với hiđro là 18,5. Cô cạn dung dịch A thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:
A. 23,35
B. 25,35
C. 35,95
D. 37,95
Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được sản phẩm gồm CO2 , H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với:
A. 67,5
B. 85,0
C. 80,0
D. 97,5
Hỗn hợp X gồm: Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hoà tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 9,5
B. 9,0
C. 8,5
D. 8,0
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm andehit fomic, axit axetic, glucozơ và glixerol thu được 4,368 lít CO2 (đktc) và 4,05 gam H2O. Phần trăm khối lượng của glixerol trong hỗn hợp trên là:
A. 23,4%.
B. 46,7%.
C. 35,1%.
D. 43,8%.