Tổng hợp đề luyện thi THPTQG Hóa Học có lời giải (Đề số 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Este X không no , mạch hở có tỷ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức đồng phân cấu tạo phù hợp với X?

A. 3

B.

C.

D. 2

Câu 2:

Cho các chất: Glucozo, saccarozo, xenlulozo, tinh bột. số các chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 3:

Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi từ các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 78,2 gam. Số liên lên kết peptit trong X là

A. 20

B. 9

C. 10

D. 18

Câu 4:

Cho các phản ứng hóa học

Số phản ứng có cùng một phương trình ion rút gọn:CO32-+Ca2+CaCO3

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 5:

Hóa hơi hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai rượu no A và B thu được 1,568 lít hơi ở 81,90C và 1,3 atm. Nếu cho hỗn hợp rượu này tác dụng với Na dư thì giải phóng được 1,232 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thu được 7,48 gam CO2. Biết rằng B chứa nhiều hơn A một nhóm chức, công thức hai rượu là

A. C2H5OH và C3H6(OH)2

B. C2H5OH và C2H4(OH)2

C. C3H7OH và C2H4(OH)2

D. C3H7OH và C3H6(OH)2

Câu 6:

Trong pin điện hóa ZN-Cu, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa Zn và catot xảy ra quá trình khử Cu

B. Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa Zn và catot xảy ra quá trình khử Cu2+

C. Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa Cu và catot xảy ra quá trình khử Zn2+

D. Tại anot xảy ra quá trình oxi hóa Cu và catot xảy ra quá trình khử Zn

Câu 7:

Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O có cùng số nguyên tử cacbon (MX<MY). khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 78,16%

B. 60,34%

C. 39,66%

D. 21,84%

Câu 8:

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một este X thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là:

A. C5H10O2

B. C4H8O2

C. C3H6O2

D. C2H4O2

Câu 9:

Hóa hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức X và một axit no, đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 ( đo trong cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là

A. CH3-CH2-COOH và HOOC-COOH

B.CH3-COOH và HOOC- CH2-CH2COOH

C. HCOOH và HOOC-COOH

D. CH3-COOH và HOOC- CH2- COOH

Câu 10:

Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p63s23p3. Công thức hợp chất với hidro và công thức oxit cao nhất của R là

A. RH2 và RO3

B. RH3 và R2O5

C. RH và R2O7

D. RH4 và RO2

Câu 11:

Sắp xếp các loại phân đạm sau theo trình tự độ dinh dưỡng tăng dần

A. (NH2)2CO , NaNO3, NH4NO3 và (NH4)2SO4

B. NaNO3, (NH4)2SO4, NH4NO3 và (NH2)2CO

C. (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3 và (NH2)2CO

D. NH4NO3, NaNO3, (NH4)2SO4 và (NH2)2CO

Câu 12:

Cho các phát biểu sau về cacbohidrat:

(a). Glucozo và saccarozo đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước

(b). Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit

(c). Trong dung dịch, glucozo và saccarozo đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam

(d). Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozo trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất

(e). khi đun nóng glucozo (hoặc fructozo) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag

(g). Glucozo và saccarozo đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 3

C. 6

D. 5

Câu 13:

Cho dãy các kim loại: Na, K, Mg, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 14:

Câu nào không đúng trong các câu sau?

A. Ăn mòn điện hóa là sự phá hủy kim loại, hợp kim do kim loại, hợp kim tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện

B. Ở cực âm xảy ra sự oxi hóa và cực dương xảy ra sự khử

C. Bản chất của ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa khử xảy ra trên bề mặt các điện cực

D. Ở cực âm xảy ra sự khử và cực dương xảy ra sự oxi hóa

Câu 15:

Dẫn từ từ khí C2H4 vào dung dịch KMnO4, hiện tượng quan sát được là:

A. Dung dịch màu tím bị nhạt màu dần thành không màu

B. Dung dịch không màu chuyển sang màu tím

C. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang màu xanh của C2H4(OH)2

D. Màu tím của dung dịch KMnO4 chuyển sang không và có vẩn đục màu nâu đen

Câu 16:

Khi cho x mol hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra x mol khí. Mặt khác, x mol chất X phản ứng vừa đủ với 2x mol NaOH. Tên gọi của X là

A. axit 3-hidroxipropanoic

B. axit adipic

C. ankol o-hidroxibenzylic

D. axit salixylic

Câu 17:

Hợp chất hữu cơ X phân tử vòng benzen, công thức phân tử là C7H8O2. Để phản ứng với 3,1 gam chất X cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

A. 6

B. 12

C. 3

D. 9

Câu 18:

Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ lapsan

B. Tơ nilon-7

C. Tơ nilon-6,6

D. Tơ nitron

Câu 19:

Để tách hỗn hợp Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch

A. HCl

B. NaOH

C. HNO3

D. Fe2(SO4)3

Câu 20:

Tinh bột, xenlulozo, saccarozo đều có khả năng tham gia phản ứng

A. thủy phân

B. trùng ngưng

C. tráng gương

D. hoàn tan Cu(OH)2

Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. giá trị của m là

A. 24,15

B. 16,10

C. 32,20

D. 17,71

Câu 22:

Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thủy tinh hữu cơ plexiglat là 36720 và 47300 (đvC). Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên là

A. 680 và 550

B. 680 và 473

C. 540 và 473

D. 540 và 550

Câu 23:

Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH  0,1M với 400 ml dung dịch gồm: H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. Giá trị pH của X là

A. 1

B. 2

C. 6

D. 7

Câu 24:

Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 22,4

B. 28,4

C. 22,0

D. 36,2

Câu 25:

Xenlulozo trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozo). Nếu dùng 1 tấn xenlulozo thì khối lượng xenlulozo trinitrat điều chế được là:

A. 1,485 tấn

B. 1,10 tấn

C. 1,835 tấn

D. 0,55 tấn

Câu 26:

Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là

A. Natri clorua

B. phenolphtalein

C. natri hidroxit

D. quỳ tím

Câu 27:

Chất hữu cơ X là một muối axit, công thức phân tử C4H11O3N có khả năng phản ứng với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi cô cạn thì phần rắn thu được chỉ chứa chất vô cơ. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất trên là

A. 4

B. 8

C. 2

D. 3

Câu 28:

Hỗn hợp X gồm Metan, axetilen và propen có tỉ khối so với H2 là 13,1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X sau đó dẫn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 38 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là

A. 21,72 gam

B. 22,84 gam

C. 16,72 gam

D. 16,88 gam

Câu 29:

Một chất béo là trieste của một axit và axit tự do cũng có cùng công thức với axit chứa trong chất béo. Chỉ số xà phòng hóa của mỗi chất béo này là 208,77 và chỉ số axit tự do bằng 7. Axit chưa trong chất béo trên là

A. Axit stearic

B. axit linoleic

C. axit oleic

D. axit pamitic

Câu 30:

Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch

B. thủy luyện

C. nhiệt luyện

D. điện phân nóng chảy

Câu 31:

Cho bột Cu vào 200ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và HNO3 1M cho tới dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch X, khối lượng muối khan thu được là

A. 25,4 gam

B. 28,2 gam

C. 24gam

D. 52,2 gam

Câu 32:

Hidrocacbon Y có công thức: (CH3)3C-CH(C2H5)-CH=C(CH3)2. Tên gọi của Y theo danh pháp Quốc tế (IUPAC) là

A. 2,2,5-trimetyl-3-etylhex-4-en

B. 2,2,5-trimetyl-4-etylhex-4-en

C. 4-etyl-2,2,5- trimetylhex-2-en

D. 3-etyl-2,2,5- trimetylhex-4-en

Câu 33:

Cho cân bằng: C(r)+CO2(k) 2CO(k). Ở 5500C hằng số cân bằng KC của phản ứng trên bằng 2.10-3. Người ta cho 0,2 mol (C) và 1 mol CO2 vào một bình kín dung tích 22,4 lít (không chứa không khí). Nâng dần nhiệt độ trong bình lên đến 5500C và giữ nhiệt độ đó để cho cân bằng được thiết lập. Số mol CO trong bình là

A. 0,01

B. 0,02

C. 0,1 

D. 0,2

Câu 34:

Cho phương trình phản ứng aFe3O4+ bHNO3→cFe(NO3)3+dNO+eH2O. Tỷ lệ a:b là

A. 3:10

B. 1:3

C. 3:28

D. 1:14

Câu 35:

Cho các dãy chất sau: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là:

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 36:

Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dich HCl 1,25M thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol/l bằng nhau. Hai kim loại trong hỗn hợp X là

A. Mg và Ca

B. Be và Mg

C. Be và Ca

D. Mg và Sr

Câu 37:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a). Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3

(b). Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng

(c). Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2

(d). Cho Na vào dung dịch MgSO4

(e). Nhiệt phân Hg(NO3)2

(g). Đốt Ag2S trong không khí

(h). Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cực dương làm bằng đồng, cực âm làm bằng thép

Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 38:

Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là

A. O2, H2O, NH3

B. H2O, HF, NH3

C. HCl, CH4, H2S

D. HF, Cl2, H2O

Câu 39:

Cho các thí nghiệm sau:

(a). Cho SiO2 tác dụng với axit HF

(b). Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S

(c). Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng

(d). Cho CaOCl2 tác dụng với HCl đặc

(e). Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH

(f). Cho khí O3 tác dụng với Ag

(g). Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là:

A. 6

B. 7

C. 5

D. 4

Câu 40:

Khi cho kalidicromat vào dung dịch HCl dư, đun nóng xảy ra phản ứng:

K2Cr2O7 +HCl KCl+CrCl3+Cl2+H2O

Nếu dùng 5,88 gam K2Cr2O7 thì số mol HCl bị Oxi hóa là:

A.0,14 mol

B. 0,28 mol

C. 0,12 mol

D. 0,06 mol

Câu 41:

Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi rượu X thu được ba thể tích CO2 thể tích oxi cần dùng để đốt cháy bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức của rượu X là

A. C3H5(OH)3

B. C3H7OH

C. C3H5OH

D. C3H6(OH)2

Câu 42:

Cho m1 gam Al vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X, Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2

A. 8,10 và 5,43

B. 1,08 và 5,43

C. 0,54 và 5,16

D. 1,08 và 5,16

Câu 43:

Thực hiện phản ứng tráng gương 36 gam dung dịch Fructozo 10% với lượng dung dịch AgNO3 trong NH3, nếu hiệu suất phản ứng 40% thì khối lượng bạc kim loại thu được là

A. 2,16 gam

B. 2,592 gam

C. 1,728 gam

D. 4,32gam

Câu 44:

Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X, dung dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là:

A. 90

B. 30

C. 60

D. 120

Câu 45:

Dãy các ion sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag)

A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+

B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+

C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+

D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+

Câu 46:

Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 15,2 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc), giá trị của V là

A. 300

B. 100

C. 200

D. 150

Câu 47:

Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng, thu được dung dịch Y và khí H2, Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là

A. 2,016 lít

B. 1,008 lít

C. 0,672 lít

D. 1,344 lít

Câu 48:

Với công thức phân tử C5H12O có bao nhiêu đồng phân rượu no, đơn chức, bậc 2?

A. 1

B. 4

C. 8

D. 3

Câu 49:

Một este đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi là 2,6875. Khi thủy phân este trên thì sản phẩm sinh ra có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn các tính chất trên là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 50:

Tổng số hạt proton, notron và electron trong hai nguyên tử M và X tương ứng là 58 và 52. Hợp chất MXn chứa liên kết

A. ion

B. cộng hóa trị không phân cực

C. cho nhận

D. cộng hóa trị phân cực