Tổng hợp đề luyện thi THPTQG Hóa Học có lời giải (Đề số 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho hỗn hợp một Mg và Fe vào dung dịch chứa đồng thời  Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và hỗn hợp rắn Y gồm hai lim loại. Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng là

A. Dung dịch X chứa 2 hoặc 3 muối

B. Dung dịch X có thể chứa Fe(NO3)3

C. Hai kim loại trong hỗn hợp Y gồm Ag và Cu

D. Hai kim loại Mg, Fe và AgNO3 đều đã phản ứng hết

Câu 2:

Số nhóm amino (NH2) có trong một phân tử axit aminoaxetic là

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 3:

Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất:

A. hematit đỏ

B. hematit nâu

C. manhetit

D. xiderit     

Câu 4:

Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X thu được 2,16 gam H2O. Thành phần % về khối lượng của vinyl axetat trong X là

A. 75%

B.72,08%

C.27,92%

D.25%

Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, thi được 1,344 lít khí NO3 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y, Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là

A.21,95% và 2,25

B. 21,95% và 0,78

C. 78,05% và 2,25

D. 78,05% và 0,78

Câu 6:

Hóa hơi hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai rượi no, mạch hở thu được 1,568 lít hơi ở 81,90C và 1,3 atm. Nếu cho hỗn hợp rượu này tác dụng với Na dư thì giải phóng được 1,232 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn  hỗn hợp X thu được 7,48 gam CO2. Biết rằng hai rượu kém nhau một nhóm chức, công thức hai rượu là

A.C2H5OH và C3H6(OH)2

B. C3H7OH và C2H4(OH)2

C. C2H5OH và C2H4(OH)2

D. C3H6(OH)2 và C3H5(OH)3

Câu 7:

Cho 1,37 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy giải phóng 1,232 lít khí H2 (đktc). Mặt khác hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với lượng khí Cl2 điều chế được bằng cách cho 3,792 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Tỉ lệ số mol của Fe và M trong hỗn hợp là 1:3. Kim loại M là

A.Kẽm

B.Nhôm

C. Đồng

D.Magie

Câu 8:

Hỗn hợp X gồm 3 chất: CH2O2, C2H4O2, C4H8O2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Giá trị của m là

A.17,92

B.17,60

C. 70,40

D.35,20

Câu 9:

Dung dịch chất X không làm thay đổi màu quỳ tím, dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh, trộn lẫn dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là

A.Na2CO3 và BaCl2

B.Ba(NO3)2 và Na2CO3

C. Na2SO4 và BaCl2

D. BaCl2 và K2SO4

Câu 10:

Tiến hành các thí nghiệm sau

1) Đốt dây sắt trong khí oxi khô

2) Thép cacbon để trong không khí ẩm

3) Nhúng thanh kẽm nguyên chất trong dung dịch HCl

4) Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loang

5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 11:

Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất bằng 30%, Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8g/ml và của nước bằng 1g/ml. Nồng độ % của axit axetic trong dung dịch thu được là

A.2,51%

B.3,76%

C. 7,99%

D.2,47%

Câu 12:

Cho các nguyên tử: N (Z=7), Cl (Z=17), O (Z=8) và F (Z=9). Bán kính ion được sắp xếp tăng dần theo thứ tự

A.N3-, O2-, F-, Cl-

B. Cl- N3-, O2-, F-

C. F-, O2-, N3-,Cl-

D. Cl-; F-, O2-, N3-

Câu 13:

Một mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí H2S, CO, CO2. Để nhận biết sự có mặt của H2S trong mẩu khí thải đó ta dùng dung dịch

A.Pb(CH3COO)2

B.FeSO4

C. NaNO3

D.Ca(OH)2

Câu 14:

Có các dung dịch riêng biệt sau: H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, C6H5-NH3Cl (Phenoylamoni clorua), ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa. Số lượng các dung dịch có pH<7 là

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 15:

Cho dãy các ion kim loại; K+, Ag+, Fe2+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là

A. Fe2+

B. Ag+

C. K+

D. Cu2+

Câu 16:

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl, số trường hợp có tạo ra kết tủa là

A. 7

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 17:

Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng,dòng điện có (I = 1,34) trong 15 phút. Sau điện phân khối lượng hai điện cực thay đổi như thế nào?

A.catot tăng 0,4 gam và anot giảm 0,4 gam

B. catot tăng 0,4 gam và anot giảm 3,2 gam

C. catot tăng 3,2 gam và anot giảm 3,2 gam

D. catot tăng 3,2 gam và anot giảm 0,4 gam

Câu 18:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

1) Cho bột magie vào dung dịch AgNO3

2) Cho bột kẽm vào dung dịch CrCl3 (dư)

3) Cho natri vào dung dịch CuSO4

4) Cho bột sắt vào dung dịch CuSO4

5) Cho bột kẽm vào dung dịch Fe2(SO4)3 (dư)

6) Cho bột niken vào dung dịch CrCl2

Số thí nghiệm sinh ra kim loại sau phản ứng là

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 19:

Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành HCOONa và C2H5OH?

A.CH3COOC2H5

B. HCOOC2H5

C. HCOOCH3

D. CH3COOCH3

Câu 20:

Nguyên tử nguyên tố X có 5 elctron nằm trong các phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có 11 electron  nằm trong các phân lớp p. Hợp chất M tạo bởi X và Y. M  chưa liên kết

A.Cộng hóa trị phân cực

B. Cộng hóa trị không phân cực

C. Cho nhận

D.ion

Câu 21:

Khi cho isopropybenzen (cumen) tác dụng với clo (as) sản phẩm chính thu được là

A.2-clo-1-phenylpropan

B. 1-clo-2-phenylpropan

C. 2-clo-2-phenylpropan

D. 1-clo-1-phenylpropan

Câu 22:

Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp amoniac: N2(k)+3H2(k)2NH3(k)H<0Sau khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với hidro là d1 . Đun nóng bình sau 1 thời gian phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng mới, tỷ khối của hỗn hợp khí trong bình so với hidro là d2. So sánh giá trị hai tỷ khối thu được kết quả

A. d1 =d2

B. d1 >d2

C. d1 <d2

D. d1 d2

Câu 23:

Hỗn hợp X gồm một axit và một rượu đều no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 12,88 gam X thu được 0,54 mol CO2 và 0,64 mol H2O. khi đun nóng 12,88 gam X với H2SO4 đặc thì thu được m gam este với hiệu suất 80%. Giá trị của m là

A.8,16 gam

B. 11,22 gam

C. 12,75 gam

D. 10,2 gam

Câu 24:

Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo vơi lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng sảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

A.8,1

B. 18,0

C. 9,0

D. 4,5

Câu 25:

Cho các nhận xét sau:

1) Trong nhóm halogen, tính phi kim và độ âm điện giảm dần từ flo đến iot

2) Các halogen  đều có các trạng thái oxi hóa -1; 0; +1; +5; +7

3) Các halogen  đều có tính oxi hóa mạnh, chúng phản ứng được hầu  hết kim loại, với hidro và nhiều hợp chất

4) trong dãy axit không chứa oxi của halogen từ  HF đến HI tính axit và tính khử đều tăng dần

5) Cho các dung dịch muối NaX (X là halogen) tác dụng với dung dịch AgNO3 đều thu được kết tủa AgX

Số nhận xét đúng là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 26:

Cho dãy oxit: MgO, FeO, CrO3, Cr2O3. Số oxit lưỡng tính trong dãy là

A.4

B.3

C. 2

D.1

Câu 27:

Hòa tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào H2O được dung dịch X. Cho từ từ đến hết 150ml dug dịch HNO3 1M vào dung dịch X thì thu được dung dịch Y và 1,008 lít (đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với Ba(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị m là

A.21,13

B.22,26

C. 23,13

D.20,13

Câu 28:

Người ta điều chế nito trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng

B.Nhiệt phân hỗn hợp NH4Cl và NaNO2

C. Đốt cháy photpho trong bình không khí

D.Điện phân NH4NO3

Câu 29:

Hòa tan m gam NaOH rắn vào dung dịch NaHCO3 nồng độ (Cmol/l), thu được 2 lít dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: cho tác dung với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa

- Phần 2: Cho dung dịch CaCl2 vào tới dư rồi đun nóng, sau khi kết thức các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa.

Giá trị của X, m tương ứng là:

A. 0,14 và 2,4

B.0,07 và 3,2

C. 0,04 và 4,8

D.0,08 và 4,8

Câu 30:

Nước có chưa nhiều ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

A. K+, Na+

B.Cu2+; Fe2+

C. Ca2+, Mg2+

D.Zn2+, Al+3

Câu 31:

Cho các phát biểu sau đây về phenol (C6H5OH)

a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh

b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm thay đổi màu quỳ tím

c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc

d) Nguyên tử H của vòng benzen tron Phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen

e) Cho nước brom vào dung dịch Phenol thấy xuất hiện kết tủa

Số phát biểu đúng là

A.2

B.4

C. 3

D.5

Câu 32:

Trộn 200 ml dung dịch CaCl2 0,1M với 200 ml dung dịch Na2SO4 0,1M. Tính số gam kết tủa thu được biết rằng trong dung dịch sau phản ứng tích số nồng độ mol các ion: Ca2+.SO42-=2,5.10-5

A. 2,448 gam

B.2,176 gam

C. 2,72 gam

D.2,04 gam

Câu 33:

Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là

A. 6

B.5

C. 4

D.7

Câu 34:

Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken, hỗn hợp Y gồm O2 và O3, Tỷ khối của X và Y so với H2 tương ứng bằng 11,25 và 18. Đốt cháy hoàn toàn 4.48 lít hỗn hợp X cần dùng vừa đủ V lít hỗn hợp Y, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích đo ở đktc). Giá trị của V là

 A. 10,45

B.11,76 lít

C. 12,32

D.đáp án khác

Câu 35:

Cho các hợp kim: Fe-Cu; Fe-C, Zn-Fe, Mg-Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó bị ăn mòn điện hóa là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 36:

Trong các polime sau đây: tơ tằm, sợi bông, sợi len, tơ visco, tơ ennag, tơ axetat và nilon – 6,6, số tơ có nguồn gốc xenlulozo là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít khí X(đktc) vòa bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là:

A. 0,070 mol

B.0,015 mol

C. 0,075 mol

D.0,050 mol

Câu 38:

Cho sơ đồ phản ứng sau: AB(ancol bậc 1)CD(ancol bậc 2)EF(ancol bậc 3)

Biết A có công thức phân tử C5H11Cl. Tên gọi của A là:

A. 3-clo-3-metylbutan

B. 2-clo-3-metylbutan

C. 1-clo-2-metylbutan

D. 1-clo-3-metylbutan

Câu 39:

Tiến hành trùng hợp 26 gam stiren. Hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với 500 ml dng dịch Br2 0,15M; cho tiếp dung dịch KI tới dư vào thì được 3,175 gam iot. Khối lượng Polime tạo thành là

A. 12,5 gam

B.24 gam

C. 16 gam

D.19,5 gam

Câu 40:

Cho 50 gam dung dịch amin đơn chức X, nồng độ 11,8% tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Câu 41:

Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là

A. Polietilen

B. Poli(vinyl metacrylat)

C. Poli(vinyl clorua)

D.Poliacrilonitrin

Câu 42:

Peptit Y tạo thành từ Glyxin. Thành phần % về khối lượng của nito trong peptit Y là

A. 24,48%

B.24,52%

C. 24,41%

D.24,54%

Câu 43:

Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH lớn nhất

A. H2SO4

B.NaOH

C. HCl

D.Ba(OH)2

Câu 44:

Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí Clo (theo tỷ lệ 1:1) thu được 1 sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là

A. etan

B. 2,2-đimetylpropan

C. 2-metylbutan

D. 2-metylpropan

Câu 45:

Khi cho x mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O)phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 thì sinh ra x mol khí.Mặt khác x mol chất này phản ứng vừa đủ với 2x mol NaOH. Chất X là

A. axit lactic

B. axit ađipic

C. axit salixylic

D. etylen glicol

Câu 46:

Axit cacboxilic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY<MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lit khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là

A. 19,5%

B.12,6%

C. 29,9%

D.29,6%

Câu 47:

Hợp chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối của một aminoaxit và một ancol đơn chức. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 48:

Hòa tan quặng xiderit chứa 13% tạp chất trơ vào dung dịch HNO3 dư giải phóng 4,48 lít hỗn hợp khí ở (đktc) gồm NO và CO2. Tính khối lượng quặng đem hòa tan

A. 20 gam

B. 35,6 gam

C. 26,95 gam

D. 15,138 gam

Câu 49:

Khi nhiệt phân 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2) KMnO4, KNO3 và AgNO3. Chất tạo ra lượng khí oxi lớn nhất là

A. KNO3

B. KClO3

C. AgNO3

D. KMnO4

Câu 50:

Hợp chất hữu cơ X phân tử chứa 3 nguyên tố C, H, O trong đó cacbon chiếm 65,45% và hodro chiếm 5,45% (về khối lượng). Trong phân tử của X chứa vòng benzen và có tỉ khối hơi so với không khí nhỏ hơn 4. Số đồng phân cấu tạo phù hợp với X là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1