Tổng hợp đề ôn luyện môn Vật lí cực hay có lời giải(Đề số 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F=F0cosπft (với F0 và f  không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là

A. f.

B. πf.

C. 2πf.

D. 0,5f.

Câu 2:

Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia tử ngoại.

B. Tia X có tần số lớn hơn tần số của tia hồng ngoại.

C. Tia X có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.

D. Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy diệt tế bào.

Câu 3:

Câu nào dưới đây nói về quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là sai? Quá trình dẫn điện tự lực của chất khí là quá trình dẫn điện trong chất khí

A. khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện.

B. do tác nhân ion hóa từ ngoài

C. không cần tác nhân ion hóa từ ngoài.

D. thường gặp: tia lửa điện, hồ quang điện.

Câu 4:

Hình vẽ bên là đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp hai đầu đoạn mạch AB và cường độ dòng điện chạy trong mạch.  Công suất mà mạch tiêu thụ là

A. 50 W.

B. 0 W.

C. 25 W.

D. 12,5 W.

Câu 5:

Gọi nc, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc cam, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. nc<nv<nt

B. nv<nc<nt

C. nc<nt<nv

D. nt<nc<nv

Câu 6:

Một sợi dây chiều dài ℓ căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng, tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là

A. v/(nℓ).

B. vn/ℓ.

C. ℓ/(2nv).

D. ℓ/(nv).

Câu 7:

Cho phản ứng hạt nhân: C1737l+Xn+A1837r. Hạt nhân X là

A. H24e

B. T13

C. D12

D. H11

Câu 8:

Với T là chu kì bán rã, λ  là hằng số phóng xạ của một chất phóng xạ. Coi  ln2 = 0,693, mối liên hệ giữa và λ là

A. T = ln2/λ.

B. T = 0,5lnλ.

C. T = λ/0,693.

D. λ = Tln2.

Câu 9:

Chỉ ra ý sai. Hạt nhân hiđrô H11

A. có điện tích +e.

B. không có độ hụt khối.

C. có năng lượng liên kết bằng 0.

D. kém bền vững nhất.

Câu 10:

Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt α có khối lượng mα. Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt α ngay sau phân rã bằng

A. mα/mB

B. mB/mα2

C. mα/mB2

D. mB/mα

Câu 11:

Kết luận nào không đúng với âm nghe được?

A. Âm nghe càng cao nếu chu kì âm càng nhỏ.

B. Âm nghe được là các sòng cơ có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz.

C. Âm sắc, độ to, độ cao, cường độ và mức cường độ âm là các đặc trưng sinh lí của âm.

D. Âm nghe được có cùng bản chất với siêu âm và hạ âm.

Câu 12:

Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc αmax nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động nhanh dần theo chiều dương đến vị trí có động năng bằng ba lần thế năng thì li độ góc α của con lắc bằng

A. -αmax/2

B. αmax/2

C. -αmax/2

D. αmax/2

Câu 13:

Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d. Biết tần số f, bước sóng λ và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng uMt=acos2πft thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là

A. u0t=acosπft-d/λ.

B. .u0t=acosπft+d/λ

C. u0t=acos2πft+d/λ

D. u0t=acos2πft-d/λ

Câu 14:

Ba điện tích điểm q1=+2.10-8 C nằm tại điểm A, q2=+4.10-8 nằm tại điểm B và q3=-0,684.10-8 nằm tại điểm C. Hệ thống nằm cân bằng trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang. Độ lớn cường độ điện trường tại các điểm A, B và C lần lượt là EA, EB và EC. Chọn phương án đúng.

A. EA>EB=EC

B. EA>EB>EC

C. EA<EB=EC

D. EA=EB=EC

Câu 15:

Một nhỏ dao động điều hòa với li độ x=10cosπt+π/6 (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy π2=10. Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là

A. 100πcm/s2.

B. 100 cm/s2.

C. 10π cm/s2.

D. 10 cm/s2.

Câu 16:

Điện trở trong của một acquy là 0,06 Ω và trên vỏ của nó có ghi 12 V. Mắc vào hai cực của acquy này một bóng đèn có ghi 12 V – 5 W. Coi điện trở của bóng đèn không thay đổi. Hiệu suất của nguồn điện là

A. 99,2%.

B. 99,5%.

C. 99,8%.

D. 99,7%.

Câu 17:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400 g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π2=10. Dao động của con lắc có chu kì là

A. 0,2 s.

B. 0,6 s.

C. 0,8 s.

D. 0,4 s.

Câu 18:

Lần lượt đặt điện áp u=U2cosωt (U không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu của đoạn mạch X và vào hai đầu của đoạn mạch Y; với X và Y là các đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Trên hình vẽ, PX và PY lần lượt biểu diễn quan hệ công suất tiêu thụ của X với ω và của Y với ω. Sau đó, đặt điện áp u lên hai đầu đoạn mạch AB gồm X và Y mắc nối tiếp. Khi ω=ω1, công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 540 W.

B. 319 W.

C. 420 W.

D. 480 W.

Câu 19:

Một mạch LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 2 (mH) và tụ điện có điện dung 0,2 μF. Khi thu được sóng điện từ thích hợp thì dung kháng của tụ điện là

A. 628 Ω

B. 500 Ω

C. 1000 Ω

D. 100 Ω

Câu 20:

Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h=6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c=3.108 m/s1 eV=1,6.10-19J. Giới hạn quang điện của kim loại đó là

A. 550 nm.

B. 220 nm. 

C. 1057 nm. 

D. 661 nm.

Câu 21:

Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian. Trong thời gian 0,01 s cường độ dòng điện tăng từ i1=1A đến i2=2A, suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn bằng 20 V. Hệ số tự cảm của ống dây là

A. 0,1 H.

B. 0,4 H.

C. 0,2 H.

D. 8,6 H.

Câu 22:

Một người có thể nhìn rõ các vật từ 20 cm đến vô cực. Người này dùng kính lúp trên vành có kí hiệu ×10 để quan sát vật nhỏ AB cao 1 cm. Kính đặt cách mắt một khoảng 2,5 cm thì quan sát rõ ảnh của vật với góc trông gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 0,5 rad.

B. 0,3 rad.

C. 0,4 rad.

D. 0,8 rad.

Câu 23:

Giới hạn quang điện của bạc là 0,260±0,001 μm. Công thoát electron của bạc là

A. 7,64±0,03.10-19 J

B. 7,64.10-19 J

C. 7,64±0,02.10-19 J

D. 7,64±0,03.10-18 J

Câu 24:

Một êlectron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18 J. Sau đó nó di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên thì tốc độ của electron tại P là bao nhiêu? Biết rằng, tại M, êlectron không có vận tốc đầu. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Khối lượng của êlectron là 9,1.10-31 kg.

A. 5,63.107 m/s.

B. 5,63.106 m/s.

C. 5,93.106 m/s.

 D. 5,93.108 m/s.

Câu 25:

Côban (C2760o) phóng xạ β- với chu kỳ bán rã T = 5,27 năm. Thời gian cần thiết để 75% khối lượng của một khối chất phóng xạ C2760o bị phân rã là

A. 42,16 năm.

B. 5,27 năm.

C. 21,08 năm.

D. 10,54 năm.

Câu 26:

Một người lớn tuổi có thể nhìn được vật ở xa mà mắt không phải điều tiết. nhưng muốn đọc được dòng chữ gần nhất cách mắt 25 cm thì phải đeo kính có độ tụ 1 (dp). Biết kính đeo cách mắt 5 cm. Khoảng cực cận của mắt người đó là

A. 100/3 cm.

B. 100/7 cm.

C. 30 cm.

D. 40 cm.

Câu 27:

Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản va chạm với một electron có năng lượng 13,2 (eV). Trong quá trình tương tác giả sử nguyên tử đứng yên và chuyển lên trạng thái kích thích thứ ba. Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm. Biết các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức: En=-13,6/n2 eV với n là số nguyên.

A. 0,45 eV.

B. 0,51 eV.

C. 1,11 eV.

D. 0,16 eV.

Câu 28:

Hai dao động điều hòa cùng phương cùng chu kì có phương trình lần lượt là x1=6sin2,5πt cm x2=6cos2,5πt cmPhương trình dao động tổng hợp là

A. x=8,5cos2,5πt-π/4 cm

B.  x=8,5cos2,5πt+π/4 cm

C. x=42cos2,5πt+π/4 cm

D. x=22cos2,5πt+π/2 cm.

Câu 29:

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì dung kháng của C bằng R và bằng năm lần cảm kháng của L. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2,5n vòng/phút thì cường độ hiệu dụng qua mạch AB sẽ

A. tăng 3,2 lần.

B. giảm 3,2 lần.

C. tăng 2,5 lần.

D. giảm 2,5 lần.

Câu 30:

Thí nghiệm I–âng với hai khe cách nhau một khoảng a = 3 mm, màn quan sát cách hai khe D, thí nghiệm với bức xạ tử ngoại. Phủ lên màn quan sát một lớp bột huỳnh quang thì thấy các vạch sáng cách nhau 0,3 mm. Nếu tăng D thêm 0,3 m thì các vạch sáng cách nhau 0,36 mm. Tính D.

A. 2 m.

B. 1,2 m.

C. 1,5 m.

D. 2,5 m.

Câu 31:

Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 10 cm trong không khí, có hai dòng điện cùng chiều, có cường độ I1=9A; I2=16A chạy qua. Xác định độ lớn cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1 là 6 cm và cách dây dẫn mang dòng I2 là 8 cm.

A. 5.10-5 T

B. 4.10-5 T

C. 8.10-5 T

D. 7.10-5 T

Câu 32:

Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Ánh sáng chiếu đến hai khe gồm hai ánh sáng đơn sắc trong vùng ánh sáng khả kiến có bước sóng λ1=0,48 μmλ2. Trong khoảng rộng L = 5,04 mm trên màn quan sát được 33 vạch sáng và 4 vạch tối (biết hai trong 4 vạch tối nằm ngoài cùng khoảng L). Tính λ2.

A. 0,64 μm

B. 0,45 μm

C. 0,672 μm

D. 0,48 μm

Câu 33:

Nếu nối hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1μH mắc nối tiếp với điện trở thuần R=2Ω vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r=1Ω thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ I. Dùng nguồn điện này để nạp điện cho một tụ điện C. Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dạo động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với tần số góc 106 rad/s và cường độ dòng điện cực đại bằng I0. Tỉ số I0/I bằng

A. 1,5.

B. 2.

C. 3.

D. 2,5.

Câu 34:

Một máy biến áp có lõi đối xứng gồm 5 nhánh nhưng chỉ có hai nhánh được quấn hai cuộn dây. Khi mắc một cuộn dây vào điện áp xoay chiều thì các đường sức từ do nó sinh ra không bị thoát ra ngoài và được chia đều cho các nhánh còn lại. Khi mắc cuộn 1 vào điện áp hiệu dụng 120 V thì ở cuộn 2 khi để hở có điện áp hiệu dụng U2. Khi mức cuộn 2 với điện áp hiệu dụng 3U2 thì điện áp hiệu dụng ở cuộn 1 khi để hở là

A. 22,5 V.

B. 60 V.

C. 30 V.

D. 45 V.

Câu 35:

Đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R=50 Ω cuộn dây có điện trở r, có độ tự cảm L và tụ điện C=0,02/π mF, M là điểm nối giữa C và cuộn dây. Một điện áp xoay chiều ổn định được mắc vào AM, khi đó dòng điện trong mạch i1=2cos100πt-π/3 A. Điện áp này mắc vào AB thì dòng điện qua mạch i2=cos100πt+π/6 A. Độ tự cảm của cuộn dây bằng:

A. 0,5/π H

B. 1/π H

C. 1,5/π H

D. 2/π H

Câu 36:

Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 (đường nét đứt) và t2=t1+0,1s (đường liền nét). Tại thời điểm t2, hãy tính vận tốc của điểm M có tọa độ xM=30 cm và của điểm P có tọa độ xp=60 cm

A. vP=7,5π2 cm/s

B. vP=-15π2 cm/s

C. vP=-7,5π2 cm/s

D. vP=15π2 cm/s

Câu 37:

Hai vật m1 và m2 nối với nhau bằng một sợi dây m2=3m1=3 kg, treo m1 vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Kích thích cho hệ dao động điều hòa với tốc độ cực đại 20 cm/s. Khi hệ đến vị trí thấp nhất thì dây nối bị đứt, chỉ còn m1 dao động điều hòa. Bỏ qua khối lượng của sợi dây và kích thước của hai vật. Biên độ của m1 sau khi dây đứt là

A. 36 cm.

B. 26 cm.

C. 30 cm.

D. 34 cm.

Câu 38:

Ở Việt Nam, phổ biến loại sáo trúc có 6 lỗ bấm, 1 lỗ thổi và một lỗ định âm (là lỗ để sáo phát ra âm cơ bản). Các lỗ bấm đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 tính từ lỗ định âm; các lỗ này phát ra các âm có tần số cách âm cơ bản được tính bằng cung theo thứ tự; 1 cung, 2 cung, 2,5 cung, 3,5 cung, 4,5 cung, 5,5 cung. Coi rằng mỗi lỗ bấm là một ống sáo rút ngắn. Hai lỗ cách nhau một cung và nửa cung (tính từ lỗ định âm) thì có tỉ số chiều dài đến lỗ thổi tương ứng là 8/9 và 15/16. Giữa chiều dài L, từ lỗ thổi đến lỗ thứ i và tần số fii=1÷6 của âm phát ra từ lỗ đó tuân theo công thức L=0,25v/fi (v là tốc độ truyền âm trong không khí bằng 340 m/s). Một ống sáo phát ra âm cơ bản có tần số f = 440 Hz. Lỗ thứ 5 phát ra âm cơ bản có tần số

A. 392 Hz.

B. 494 Hz.

C. 751,8 Hz.

D. 257,5 Hz.

Câu 39:

Đặt điện áp u=2202cos100πt V vào hai đầu đoạn mạch gồm: biến trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Biết rằng biến trở R thay đổi theo giá trị phần chiều dài x (10 cm x 30 cm) của nó có dòng điện chạy qua theo đồ thị như hình vẽ. Trong quá trình thay đổi giá trị biến trở, người ta thấy rằng tại x = 13 cm hoặc x = 27 cm thì mạch tiêu thụ cùng một giá trị công suất. Giá trị công suất tiêu thụ cực tiểu của mạch điện nói trên gần nhất là: 

A. 420 W.

B. 450 W.

C. 470 W.

D. 490 W.

Câu 40:

Đặt một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng 20 V vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng có tổng số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là 2200 vòng. Nối hai đầu cuộn thứ cấp với đoạn mạch AB (hình vẽ); trong đó, điện trở R có giá trị không đổi, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,2 H và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị C=10-3/3π2 F thì vôn kế (lí tưởng) chỉ giá trị cực đại bằng 103,9 V (lấy là 603 V). Số vòng dây của cuộn sơ cấp là

A. 400 vòng.

B. 1650 vòng.

C. 550 vòng.

D. 1800 vòng.