Tổng hợp đề ôn luyện môn Vật lí cực hay có lời giải(Đề số 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào?

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật.

B. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.

Câu 2:

Một khung dây dẫn được đặt trong từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây (mặt phẳng hình vẽ) hướng từ ngoài vào trong, có độ lớn cảm ứng từ B phụ thuộc thời gian. Trong khoảng thời gian 0 – T, dòng điện cảm ứng có cường độ không đổi theo thời gian và có chiều như đã chỉ ra trên hình vẽ. Đồ thị diễn tả sự biến đổi của cảm ứng từ B theo thời gian có thể là hình

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

A. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy. 

C. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ. 

D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

Câu 4:

Siêu âm là âm

A. có tần số lớn.

B. có cường độ rất lớn.

C. có tần số trên 20000Hz.

D. truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm.

Câu 5:

Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu tơn nhằm chứng minh

A. sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc. 

B. lăng kính không làm đổi màu sắc của ánh sáng qua nó. 

C. ánh sáng Mặt Trời không phải ánh sáng đơn sắc. 

D. ánh sáng có bất kì màu gì, khi qua lăng kính cũng bị lệch về phía đáy.

Câu 6:

Một vật dao động điều hòa với tần số f = 2 Hz. Chu kì dao động của vật này là

A. 1,5 s.

B. 1 s.

C. 0,5 s.

D. 2 s.

Câu 7:

Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của chất bán dẫn tinh khiết

A. tăng.

B. giảm.

C. không đổi.

D. có khi tăng có khi giảm.

Câu 8:

Trong phản ứng hạt nhân: F919+pO816+X, hạt X là

A. êlectron.

B. pôzitron.

C. prôtôn.

D. hạt α.

Câu 9:

Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó. 

B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ. 

C. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ. 

D. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.

Câu 10:

Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song song với các đường sức từ, thì

A. Chuyển động của electron tiếp tục không bị thay đổi.

B. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi. 

C. Vận tốc của electron bị thay đổi. 

D. Năng lượng của electron bị thay đổi.

Câu 11:

Có hai phản ứng hạt nhân: 

R88226aH24e+R86226a  1n01+U92235X54139e+S3895r+2n01  2

Phản ứng nào ứng với sự phóng xạ? Phản ứng nào ứng với sự phân hạch?

A. Cả hai phản ứng đều ứng vói sự phóng xạ. 

B. Cả hai phản ứng đều ứng với sự phân hạch. 

C. Phản ứng (1) ứng với sự phóng xạ; phản ứng (2) ứng với sự phân hạch. 

D. Phản ứng (1) ứng với sự phân hạch; phản ứng (2) ứng vói sự phóng xạ.

Câu 12:

Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyển tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMNANM).

A. AMN = ANM

B. AMN = -ANM

C. AMNANM

D. AMN < ANM

Câu 13:

Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là A, hạt α phát ra tốc độ v. Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị u. Tốc độ của hạt nhân Y bằng

A. 4v/(A + 4).

B. 2v/(A – 4).

C. 4v/(A – 4).

D. 2v/(A + 4).

Câu 14:

Từ thông qua một vòng dây dẫn là ϕ=2.10-2/πcos100πt+π/4 Wb.  Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là

A. e = –2sin(100πt + π/4) (V).

B. e = +2sin(100πt + π/4) (V).

C. e = –2sin100πt (V)

D. e = 2πsin100πt (V).

Câu 15:

Công thoát electron của kẽm là 3,55±0,01 eV. Giới hạn quang điện của kẽm là

A. 0,350 ± 0,001 μm.

B. 0,350 μm.

C. 0,350 ± 0,002 μm.

D. 0,340 ± 0,001 μm.

Câu 16:

Khi có một dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây có điện trở thuần 50 Ω thì hệ số công suất của cuộn dây bằng 0,8. Cảm kháng của cuộn dây đó bằng

A. 45,5 Ω.

B. 91,0 Ω.

C. 37,5 Ω.

D. 75,0 Ω.

Câu 17:

Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 30 cm. Biên độ dao động của vật là bao nhiêu?

A. 30 cm.

B. 15 cm.

C. –15 cm.

D. 7,5 cm.

Câu 18:

Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000 m/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1 m trên cùng một phương truyền sóng là π/2 thì tần số của sóng bằng

A. 1000 Hz.

B. 2500 Hz.

C. 5000 Hz.

D. 1250 Hz.

Câu 19:

Một người dùng kính lúp có tiêu cự f = 4 cm để quan sát một vật nhỏ AB, mắt cách kính một khoảng 10 cm. Người đó chỉ nhìn rõ các vật khi đặt vật cách kính trong khoảng từ 2,4 cm đến 3,6 cm. Nếu mắt đặt cách kính 4 cm thì phải đặt vật cách kính trong phạm vi từ

A. 3 cm ÷ 83/23 cm.  

B. 3,2 cm ÷ 83/23 cm.

C. 3,2 cm ÷ 84/23 cm.

D. 3 cm ÷ 84/23 cm.

Câu 20:

Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA=asinωt và uB=asinωt+π. Biết tốc độ và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng

A. a/2

B. 2a

C. 0

D. a

Câu 21:

Trong thí nghiệm I–âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng đồng thời bởi hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là λ1λ2. Trên màn quan sát có vân sáng bậc 12 của λ1trùng với vân sáng bậc 10 của λ2. Tỉ số λ1/λ2 bằng

A. 6/5.

B. 2/3.

C. 5/6.

D. 3/2.

Câu 22:

Trong mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện i=0,12cos2000πt (i tính bằng A, t tính bằng s). Tần số dao động của mạch là

A. 1000π Hz.

B. 2000π Hz.

C. 2000 Hz.

D. 1000 Hz.

Câu 23:

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động 6 V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1=R2=30 Ω; R3=7,5 Ω. Chọn phương án đúng.

A. Điện trở tương đương của mạch ngoài là 6 Ω.

B. Hiệu điện thế hai cực nguồn điện là 5 V.

C. Cường độ dòng điện chạy qua R1 là 0,3 A. 

D. Cường độ dòng điện chạy qua R3 là 0,8 A.

Câu 24:

Trong ống Cu–lít–giơ (ống tia X), hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 3 kV. Biết động năng cực đại của êlectron đến anôt lớn gấp 2018 lần động năng cực đại của êlectron khi bứt ra từ catôt. Lấy e=1,6.10-19 C; me=9,1.10-31 kg. Tốc độ cực đại của êlectron khi bứt ra từ catôt là

A. 456 km/s.

B. 273 km/s.

C. 654 km/s.

D. 723 km/s.

Câu 25:

Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng

A. 18 Hz.

B. 25 Hz.

C. 23 Hz.

D. 20 Hz.

Câu 26:

Cho ba thấu kính mỏng ghép đồng trục, thấu kính L2 ghép sát thấu kính L3 như hình vẽ. Độ tụ của các thấu kính là D1=D3=10 dp, D2=-10 dp. Gọi A3B3 là ảnh của AB cho bởi quang hệ.  Nếu cất hai thấu kính L2và L3 thì ảnh của AB qua L1A1B1sẽ

A. xa AB hơn so với ảnh A3B3

B. gần AB hơn so với ảnh A3B3

C. đối xứng với A3B3 qua trục chính.

D. trùng khít với ảnh A3B3.

Câu 27:

Một con lắc lò xo (độ cứng của lò xo là 50 N/m) dao động điều hòa theo phương ngang. Cứ sau 0,05 s thì vật nặng của con lắc lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ (dương và nhỏ hơn biên độ). Lấy  π2=10. Khối lượng vật nặng của con lắc bằng

A. 250 g

B. 100 g

C. 25 g

D. 50 g

Câu 28:

Một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian Dt con lắc thực hiện được 60 dao động toàn phần. Tăng chiều dài thêm 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian Δt ấy, nó thực hiện được 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là

A. 80 cm.

B. 60 cm.

C. 100 cm.

D. 144 cm.

Câu 29:

Đặt điện áp xoay chiều u=2002cosωt V vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi, điện trở thuần R và tụ điện có C. Biết hệ số công suất của đoạn mạch RC là 0,8. Thay đổi L để điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch chứa RL đạt cực đại. Giá trị cực đại đó là

A. 224,8 V.

B. 360 V.

C. 960 V.

D. 288,6 V.

Câu 30:

Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng Young, ánh sáng chiếu đến hai khe gồm hai ánh sáng đơn sắc trong vùng ánh sáng khả kiến có bước sóng λ1=0,63 μm và λ2. Trong khoảng rộng L trên màn quan sát được 45 vạch sáng, trong đó có 5 vạch cùng màu với vạch sáng trung tâm. Biết hai trong 5 vạch  nằm ngoài cùng khoảng L và tổng số vạch màu của λ2nhiều hơn tổng số vạch màu của λ1 là 8. Tính λ2.

A. 0,42 μm.

B. 0,45 μm.

C. 0,672 μm.

D. 0,48 μm.

Câu 31:

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ góc của êlectron trên quỹ đạo K và tốc độ góc của êlectron trên quỹ đạo P bằng

A. 64.

B. 216.

C. 36.

D. 25.

Câu 32:

Lần lượt đặt hiệu điện thế xoay chiều u=52sinωt V với ω không đổi vào hai đầu mỗi phần tử: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì dòng điện qua mỗi phần tử trên đều có giá trị hiệu dụng bằng 50 mA. Đặt hiệu điện thế này vào hai đầu đoạn mạch gồm các phần tử trên mắc nối tiếp thì tổng trở của đoạn mạch là

A. 300 Ω

B. 100 Ω

C. 1002 Ω

D. 1003 Ω

Câu 33:

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Điện trở thuần của mạch là 1 (μΩ). Khi điều chỉnh điện dung của tụ 1 (μF) và bắt được sóng điện từ có tần số góc 10000 (rad/s) thì xoay nhanh tụ để suất điện động không đổi nhưng cường độ hiệu dụng dòng điện thì giảm xuống 1000 (lần). Hỏi điện dung tụ thay đổi bao nhiêu?

A. 0,005 (μF).

B. 1 (pF).

C. 10 (pF).

D. 0,01 (μF).

Câu 34:

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1 A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 3 A. Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 1,5n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là

A. 0,5R3

B. 2R3

C. R3

D. R3

Câu 35:

Hai vật m1 và m2 nối với nhau bằng một sợi dây m2=3m1=3 kg, treo m1 vào một lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Kích thích cho hệ dao động điều hòa với tốc độ cực đại 20 cm/s. Khi hệ đến vị trí thấp nhất thì dây nối bị đứt, chỉ còn m1 dao động điều hòa. Bỏ qua khối lượng của sợi dây và kích thước của hai vật. Vận tốc cực đại của m1 sau khi dây đứt là

A. 3,6 m/s.

B. 2,6 m/s.

C. 30 m/s.

D. 3,4 m/s.

Câu 36:

Trong thí nghiệm Y–âng về giao thoa ánh sáng với các thông số a = 2 mm, D = 2 m với nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1=0,64 μm (màu đỏ) , λ2=0,54 μm (màu lục) và λ3=0,48 μm (màu lam). Trong vùng giao thoa, vùng có bề rộng L = 40 mm (có vân trung tâm ở chính giữa), sẽ có mấy vạch sáng màu đỏ?

A. 34.

B. 42.

C. 58.

D. 40.

Câu 37:

Một đàn ghi ta có phần dây dao động dài l0=40 cm, căng giữa hai giá A và B như hình vẽ. Đầu cán có các khắc lồi C, D, E…. Chia cán thành các ô 1, 2, 3…. Khi gảy đàn mà không ấn ngón tay vào ô nào thì dây đàn dao động và phát ra âm la quãng ba (La3) có tần số 440 Hz. Ấn vào ô 1 thì phần dây dao động là CB = l1, ấn vào ô 2 thì phần dây dao động là

DB=l2,...Biết các âm phát ra cách nhau nửa cung, quãng nửa cung ứng với tỉ số các tần số bằng: a=212=1,05946 hay 1/a = 0,944. Khoảng cách AC có giá trị là:

A. 2,12 cm.

B. 2,34 cm.

C. 2,24 cm.

D. 2,05 cm.

Câu 38:

Một nhà máy điện hạt nhân có công suất phát điện P, dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân U235 với hiệu suất H. Trung bình mỗi hạt U235 phân hạch toả ra năng lượng ΔE. Hỏi sau thời gian t hoạt động nhà máy tiêu thụ số nguyên tử U235 nguyên chất là bao nhiêu.

A. (P.t)/(H.ΔE).

B. (H.ΔE)/(P.t).

C. (P.H)/(ΔE.t).

D. (P.t.H)/(ΔE).

Câu 39:

Một máy biến áp có lõi đối xứng gồm năm nhánh nhưng chỉ có hai nhánh được quấn hai cuộn dây. Khi mắc một cuộn dây vào điện áp xoay chiều thì các đường sức từ do nó sinh ra không bị thoát ra ngoài và được chia đều cho các nhánh còn lại. Khi mắc một cuộn (có 1000 vòng) vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60 V có tần số thay đổi được. Mắc cuộn còn lại với mạch điện AB như hình vẽ; trong đó, điện trở R = 40 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1,8 H và tụ điện có điện dung C=10-3 F thì vôn kế (lí tưởng) chỉ giá trị cực đại bằng 9607 V. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là 

A. 2000 vòng.

B. 12000 vòng.

C. 16000 vòng.

D. 4400 vòng.

Câu 40:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL, điện trở R và tụ điện có dung kháng ZC thay đổi được. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên C và điện áp hiệu dụng trên đoạn RC theo ZC. Giá trị U gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 195 V.

B. 218 V

C. 168 V.

D. 250 V.